Bạn mong muốn mình có thể tự khởi nghiệp để kiếm được nhiều tiền hơn? Bạn muốn quản lý và tạo công ăn việc làm cho nhiều người hơn. Bạn muốn khởi nghiệp bằng con đường kinh doanh? Lúc này việc thành lập doanh nghiệp cho riêng mình chính là giải pháp tốt nhất. Vậy muốn thành lập công ty phải làm gì? Hãy theo dõi bài viết mà Nam Việt Luật mang đến dưới đây để bạn biết cần làm những gì khi thành lập doanh nghiệp và phải chuẩn bị điều kiện thế nao? khi tiến hành kinh doanh nhé!.
Lưu ý điều kiện cần chuẩn bị trước khi thành lập công ty
Sau đây, Nam Việt Luật sẽ gửi đến bạn đọc một số yếu tố cần phải xác định trước khi đưa ra quyết định thành lập công ty:
– Điều kiện về người được phép thành lập công ty ở Việt Nam: Được quy định theo Điều 18 Luật doanh nghiệp mới nhất 2014
Điều 18. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp
1. Mọi tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này dưới đây:
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
>>Tham khảo ngay cán bộ, công chức là gì quy định tại Điều 4 và những việc cán bộ công chức không được làm quy định tại Điều 20 Luật Cán bộ Công chức
>>Tham khảo ngay những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm quy định tại Điều 37 Luật phòng chống tham nhũng
>>Tham khảo ngay viên chức là gì quy định tại Điều 2 và những việc viên chức không được làm quy định tại Điều 19 Luật Viên chức
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.
– Xác định công ty là tự đầu tư hay kêu gọi cổ đông hoặc thành viên góp vốn?
– Lựa chọn loại hình công ty là gì?
– Tên gọi của công ty đặt ra sao?
– Trụ sở đặt công ty ở đâu?
– Các ngành nghề kinh doanh lựa chọn như thế nào cho phù hợp?
– Vốn điều lệ của công ty tối thiểu bao nhiêu?
– Người đại diện theo pháp luật của công ty là ai?
Tất cả các câu hỏi trên đều có câu trả lời tại bài viết: “Thủ tục thành lập công ty trọn gói”
Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty
Hồ sơ là một trong những yêu cầu cần phải chuẩn bị khi thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty. Người thành lập cần phải chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ như sau:
– Giấy tờ tùy thân
Chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu hay thẻ căn cước công dân được chứng thực trong vòng 6 tháng trở lại đây của người đại diện theo pháp luật và các thành viên, cổ đông góp vốn.
– Hồ sơ đăng ký
+ Đơn đề nghị đăng ký kinh doanh
+ Dự thảo điều lệ khi thành lập công ty
+ Danh sách các cổ đông hoặc thành viên góp vốn của công ty
+ Tùy vào từng trường hợp đặc biệt khác mà cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ khác.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp
Thành lập công ty phải làm gì? là thắc mắc của những người đang có nhu cầu thành lập doanh nghiệp nhưng chưa biết phải chuẩn bị như thế nào. Dưới đây sẻ là trình tự thủ tục cần làm:
Quy trình thành lập công ty
– Chuẩn bị đầy đủ những thông tin về công ty định thành lập và những giấy tờ, hồ sơ nêu trên.
– Nộp hồ sơ và nhận kết quả giấy phép thành lập doanh nghiệp.
– Đăng bố cáo và khắc dấu công ty
– Đăng ký mua chữ ký số cho công ty
– Mở tài khoản ngân hàng của công ty
– Thực hiện các thủ tục khai thuế ban đầu của công ty tại Cơ quan quản lý thuế
– Phát hành hóa đơn
Thời gian thành lập công ty
Thông thường thì thời gian công ty nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là từ 1-3 ngày làm việc kể từ ngày phòng đăng ký kinh doanh nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Thời gian đăng bố cáo, đăng ký mẫu và khắc con dấu là từ 1-3 ngày làm việc
Tùy vào hồ sơ hợp lệ mà công ty cung cấp thì thời gian có thể kéo dài hơn (thường là từ 10-15 ngày làm việc).
Như vậy với những thông tin nêu trên, hy vọng độc gải thắc mắc vấn đền “muốn thành lập công ty phải làm gì?” sẻ nắm được nhữn điều kiện cần chuẩn bị và thủ tục cần thực hiện để thành lập doanh nghiệp thành công theo mong muốn của mình. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn liên quan đến quy định thành lập công ty vui lòng liên hệ công ty Nam Việt Luật để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí nhé.
NVL Legal – Chuyên gia pháp lý biên tập bài viết website nhằm giúp độc giả có thể tiếp cận, tham khảo thông tin ở mức độ cơ bản. Tuy nhiên, quy định pháp luật thường xuyên thay đổi, tại thời điểm đăng tải bài viết không tránh khỏi việc cập nhật chưa kịp thời, do đó thông tin chỉ có giá trị tham khảo, chưa là căn cứ đầy đủ để áp dụng trong thực tế. Nếu cần thêm thông tin chính xác, bạn vui lòng liên hệ NVL để được hỗ trợ.