-
Đăng ký kinh doanh mật ong – Hướng dẫn chi tiết
- Đăng ký kinh doanh
-
-
-
-
-
-
-
-
Bạn có ý định kinh doanh mật ong? Bạn đang không biết thủ tục đăng ký kinh doanh mật ong như thế nào? Hồ sơ, thủ tục cụ thể ra sao? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp một cách chi tiết về vấn đề này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
I/ Có phải đăng ký kinh doanh mật ong không?
Dựa theo luật, cụ thể điều 3 Nghị định 39/2007 về hoạt động thương mại thường xuyên, độc lập, không phải đăng ký kinh doanh có nêu rõ: Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện các hoạt động được pháp luật cho phép về cung ứng dịch vụ, mua bán hàng hóa và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động sau đây:
– Buôn bán rong, mua, bán không có địa điểm cố định, gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định để bán rong;
– Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ;
– Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước);
– Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn/bán lẻ;
– Thực hiện các dịch vụ: cắt tóc, vẽ tranh, đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, chụp ảnh và các dịch vụ khác;
– Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác theo quy định.
>>> Dựa vào quy định trên thì bạn có thể thấy hoạt động kinh doanh mật ong không thuộc đối tượng không phải đăng ký kinh doanh. Chính vì thế, bạn muốn thực hiện các hoạt động kinh doanh mật ong hợp pháp thì bạn cần phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền.
Cần thực hiện đăng ký kinh doanh mật ong theo quy định của pháp luật.
II/ Thủ tục đăng ký kinh doanh mật ong bạn cần biết
Với kinh doanh mật ong, tùy vào quy mô, số lao động sử dụng cùng chiến lược, kế hoạch kinh doanh trong tương lai mà bạn có thể lựa chọn đăng ký thành lập công ty hoặc đăng ký kinh doanh với hình thức kinh doanh cá thể. Tuy nhiên, nếu chỉ kinh doanh với quy mô vừa và nhỏ, hơn nữa chỉ muốn mở 1 cửa hàng thì bạn nên tiến hành đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Bởi đây được xem là cách thức đăng ký kinh doanh đơn giản nhất. Cụ thể, để đăng ký kinh doanh bằng hộ kinh doanh, bạn chuẩn bị hồ sơ gồm những thành phần sau:
– Giấy đề nghị được cấp phép đăng ký hộ kinh doanh cá thể.
– Giấy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu bản sao còn hiệu lực có công chứng của đại diện hộ kinh doanh,người đăng ký kinh doanh.
– Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc mở cửa hàng kinh doanh trong trường hợp cửa hàng kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
>>> Sau 05 ngày làm việc, Cơ quan đăng kí kinh doanh cấp huyện sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cho cửa hàng kinh doanh nếu hồ sơ hợp lệ. Nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng kí kinh doanh sẽ thông báo nội dung cần sửa đổi và bổ sung trong thời hạn 05 ngày làm việc
III/ Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận ATTP
Bên cạnh việc đăng ký kinh doanh thì để kinh doanh, buôn bán mật ong bạn còn cần xin giấy chứng nhận vệ sinh an thành thực phẩm trước khi đi vào hoạt động. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận an thành thực phẩm khi kinh doanh mật ong bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận an thành thực phẩm mật ong và các sản phẩm từ mật ong
– Giấy chứng nhận kinh doanh mật ong hoặc giấy chứng nhận kinh tế trang trại
– Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở kinh doanh;
– Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh mật ong đã được cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh);
– Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh mật ong, s được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp xác nhận đủ sức khỏe (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh).
>>> Giấy chứng nhận an thành thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 3 năm.
Bạn cần xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm khi kinh doanh mật ong.
IV/ Dán nhãn cho sản phẩm mật ong
Để nâng cao uy tín, chất lượng sản phẩm và tạo nên thương hiệu riêng của mật ong khi kinh doanh, sau khi đăng ký kinh doanh, bạn nên tiến hành dán nhãn cho sản phẩm mật ong của mình. Về việc dán nhãn cho sản phẩm mật ong thì theo Nghị định về nhãn hàng hóa, nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa bao gồm:
– Tên hàng hoá;
– Xuất xứ hàng hóa;
– Định lượng;
– Ngày sản xuất;
– Hạn sử dụng;
– Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá;
– Thành phần hoặc thành phần định lượng;
– Thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn;
– Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
– Ngoài ra, trong quá trình kinh doanh mật ong, bạn phải tuân thủ các quy định kiểm tra, giám sát được quy định tại Thông tư số 23/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ngày 29/4/2009.
V/ Dịch vụ tư vấn đăng ký kinh doanh mật ong
Bạn đang gặp khó khăn về đăng ký kinh doanh sản phẩm mật ong của mình thì hay đăng ký ngay dịch vụ đăng ký kinh doanh của Nam Việt Luật để tư vấn, hướng dẫn chi tiêt và hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh này một cách nhanh chóng.
Dịch vụ tư vấn đăng ký kinh doanh của Nam Việt Luật bao gồm:
– Tư vấn khách hàng về thủ tục, hồ sơ đăng ký kinh doanh, hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận an thành thực phẩm cho sản phẩm mật ong;
– Kiểm tra, đánh giá tính hợp pháp các loại giấy tờ của khách hàng cung cấp;
– Đại diện khách hàng trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan;
– Hỗ trợ khách hàng trong quá trình kiểm tra chất lượng mật ong
– Hỗ trợ khách hàng sau dịch vụ đăng ký kinh doanh
Hy vọng câu trả lời đã giải đáp hết thắc mắc của bạn về việc đăng ký kinh doanh mật ong. Chúc bạn kinh doanh thành công! Hay liên hệ đến Nam Việt Luật nếu có bất cứ điều gì thắc mắc nhé!
Bài viết nên đọc
Bài viết cùng danh mục
-
Mở cửa hàng nhỏ có cần đăng ký kinh doanh không?
20/06/2021
-
Đăng ký thay đổi giấy phép kinh doanh qua mạng mới nhất.
05/06/2023
-
Kinh nghiệm mở cửa hàng chăn ga gối đệm thành công
19/08/2021
-
Lệ phí đăng ký kinh doanh hộ cá thể? Các loại thuế cần nộp?
16/08/2021
-
Mẫu đề nghị đăng ký kinh doanh hộ cá thể và những điều cần lưu ý
25/06/2023
-
Thủ tục đăng ký kinh doanh thức ăn chăn nuôi
20/06/2021
Bài viết liên quan
-
Tại sao phải đăng ký kinh doanh?
20/06/2021
-
Không đăng ký kinh doanh bị phạt bao nhiêu tiền?
01/06/2022
-
Đăng ký kinh doanh xưởng sản xuất
20/06/2021
-
Đăng ký kinh doanh xử lý nước thải
20/06/2021
-
Đăng ký kinh doanh vận tải hộ cá thể
20/06/2021
-
Đăng ký kinh doanh văn phòng phẩm
20/06/2021
-
Hướng dẫn đăng ký kinh doanh và đăng ký mã số thuế
23/06/2021
-
Đăng ký kinh doanh quán ăn nhỏ
20/06/2021
-
Đăng ký kinh doanh phun xăm thẩm mỹ
20/06/2021
-
Đăng ký kinh doanh phụ gia thực phẩm
20/06/2021
-
Đăng ký kinh doanh phòng khám đa khoa
20/06/2021
-
Đăng ký kinh doanh nhưng không kinh doanh
20/06/2021
-
Thủ tục đăng ký kinh doanh nhiều ngành nghề
20/06/2021