Dịch vụ phần mềm đã trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh cũng như các ngành nghề, lĩnh vực khác. Chúng giúp con người tối ưu chi phí, tiết kiệm thời gian cũng như công sức của mình. Nam Việt Luật hôm nay sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin chi tiết hơn về loại hình dịch vụ này. Mời bạn cùng theo dõi!
Dịch vụ phần mềm là gì?
Khái niệm dịch vụ phần mềm dựa theo khoản 10 Điều 3 của Nghị định 71/2007/NĐ-CP quy định như sau: Dịch vụ phần mềm là các hoạt động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ cho quá trình sản xuất, cài đặt, khai thác, sử dụng, nâng cấp, bảo hành và bảo trì phần mềm. Ngoài ra còn các hoạt động tương tự khác có liên quan đến lĩnh vực phần mềm.
Căn cứ vào khoản 12 Điều 4 của Luật Công nghệ thông tin 2006, phần mềm là chương trình máy tính được mô tả bằng các hệ thống ký hiệu, mã, ngôn ngữ để điều khiển thiết bị thực hiện chức năng cụ thể.
Sản phẩm phần mềm bao gồm phần mềm và các tài liệu đi kèm, nó được sản xuất và thể hiện hoặc lưu trữ ở bất kỳ định dạng nào. Sản phẩm này có thể được chuyển giao, mua bán cho đối tượng khác để khai thác và sử dụng.
Tóm lại, dịch vụ phần mềm đóng vai trò rất quan trọng trong việc trực tiếp hỗ trợ quá trình sản xuất, cài đặt, khai thác, sử dụng, nâng cấp, bảo hành và bảo trì phần mềm cùng các hoạt động liên quan. Chúng được xem là người bạn đồng hành hỗ trợ các hoạt động hiện có mà con người có nhu cầu sử dụng, thực hiện thao tác.
Phân loại dịch vụ phần mềm
Theo theo quy định của Nghị định 71/2007/NĐ-CP hiện nay, dịch vụ phần mềm bao gồm hai loại chính là sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm. Trong mỗi loại đều có những hạng mục riêng biệt phục vụ nhu cầu sử dụng mỗi người.
Các loại sản phẩm phần mềm
Sản phẩm phần mềm bao gồm các loại cụ thể như sau:
- Phần mềm hệ thống
- Phần mềm ứng dụng
- Phần mềm tiện ích
- Phần mềm công cụ
- Các phần mềm khác
Các loại dịch vụ phần mềm
Theo văn bản đã quy định, dịch vụ phần mềm bao gồm:
- Dịch vụ tư vấn, xây dựng dự án phần mềm
- Dịch vụ quản trị, bảo hành, bảo trì hoạt động của phần mềm, hệ thống thông tin
- Dịch vụ tư vấn, xây dựng dự án phần mềm
- Dịch vụ tích hợp hệ thống
Và còn rất nhiều loại dịch vụ phần mềm khác hữu dụng dành cho bạn tham khảo.
Sản phẩm và cung cấp dịch vụ phần mềm có chịu thuế GTGT không?
Phần mềm có chịu thuế gtgt không? Dựa theo văn bản pháp luật sẽ có những đối tượng không chịu thuế GTGT. Tuy nhiên, ngược lại vẫn có trường hợp phải chịu thuế GTGT theo mức phần trăm cụ thể.
Tại Khoản 21 Điều 4 của Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn về đối tượng không chịu thuế GTGT, phần mềm máy tính đã nêu rõ những sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định, thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT bạn có thể tham khảo.
Ngoài ra cũng sẽ có những Thông tư, Quy định phải chịu thuế suất cụ thể. Ví dụ như trong Điều 11 của Thông tư 219/2013/TT-BTC, thuế suất 10% áp dụng với hàng hoá, dịch vụ không được theo quy định Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này.
Mức thuế suất thuế GTGT nêu ở Điều 10 và Điều 11 được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hoá, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh.
Theo Điều 9 của Nghị định 71/2007/NĐ-CP, trường hợp công ty cung cấp dịch vụ phần mềm theo quy định, đối tượng sẽ không chịu thuế GTGT theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 219/2013/TT-BTC. Ngược lại, nếu công ty cung cấp các dịch vụ, sản xuất phần mềm không đáp ứng điều kiện tại Điều 9 của Nghị định 71/2007/NĐ-CP thì bắt buộc đơn vị đó phải chịu 10% thuế theo quy định.
Bài viết đã giúp bạn giải đáp sản phẩm và cung cấp dịch vụ phần mềm có chịu thuế GTGT hay không. Hy vọng những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ sẽ hữu ích đến bạn đọc.
NVL Legal – Chuyên gia pháp lý biên tập bài viết website nhằm giúp độc giả có thể tiếp cận, tham khảo thông tin ở mức độ cơ bản. Tuy nhiên, quy định pháp luật thường xuyên thay đổi, tại thời điểm đăng tải bài viết không tránh khỏi việc cập nhật chưa kịp thời, do đó thông tin chỉ có giá trị tham khảo, chưa là căn cứ đầy đủ để áp dụng trong thực tế. Nếu cần thêm thông tin chính xác, bạn vui lòng liên hệ NVL để được hỗ trợ.