Mã ngành 1020-Mã ngành nghề chế biến, bảo quản thủy sản

Mã ngành 1020-Mã ngành nghề chế biến, bảo quản thủy sản là bao nhiêu? Trong những năm gần đây, ngành Thủy sản Việt Nam đã đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu để đạt được kết quả ấn tượng, đóng góp đáng kể vào GDP quốc gia. Cụ thể như trong khu vực ngành sản xuất, chế biến nông, lâm nghiệp thì ngành Thủy sản có mức tăng cao nhất với 5,54%, do sản xuất thủy sản năm 2018 có nhiều khởi sắc so với năm 2017, đóng góp 0,15 điểm phần trăm vào mức tăng chung và có dấu hiệu tăng cao hơn trong năm 2019. Sản lượng thuỷ sản năm 2018 đạt 7.225,0 nghìn tấn, tăng 5,2% so với năm 2017, trong đó cá đạt 5.192,4 nghìn tấn, tăng 4,8% so với năm 2017; tôm đạt 887,5 nghìn tấn, tăng 8,8% so với năm 2017. Đối với những doanh nghiệp nào muốn kinh doanh ngành nghềnày, Doanh nghiệp của bạn cần phải bổ sung thêm mã ngành nghề chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản. Khi đó, bạn cần phải thực hiện các thủ tục để điều chỉnh các nội dung trên.

Dưới đây là một số thông tin về thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh được áp dụng theo quy định mới nhất.

mã ngành nghề chế biến, bảo quản thủy sản

Nhóm mã ngành nghề: 102 – 1020: Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản

Nhóm này gồm:

– Chế biến và bảo quản cá, tôm, của và loài thân mềm; làm lạnh, sấy khô, hun khói, ướp muối, ngâm trong nước muối, đóng gói…

– Sản xuất các sản phẩm cá, tôm cua và các loài động vật thân mềm; cá nấu chín, cá khúc, cá rán, trứng cá muối, phụ phẩm trứng cá muối…

– Sản xuất các thức ăn cho người hoặc súc vật từ cá;

– Sản xuất các thức ăn từ cá và các động vật sống dưới nước khác không dùng cho người.

Nhóm này cũng gồm:

– Hoạt động của các tàu tham gia việc chế biến, bảo quản cá;

– Chế biến rong biển.

Loại trừ:

– Chế biến cá voi trên đất liền hoặc trên tàu chuyên dùng được phân vào nhóm 1010 (Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt);

– Sản xuất dầu mỡ từ nguyên liệu thủy sản được phân vào nhóm 10401 (Sản xuất dầu, mỡ động vật);

– Sản xuất các món ăn chế biến sẵn từ thủy sản được phân vào nhóm 10752 (Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn từ thủy sản);

– Sản xuất súp cá được phân vào nhóm 10790 (Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu).

10201: Chế biến và bảo quản thủy sản đông lạnh:

Nhóm này gồm:

– Chế biến thực phẩm chủ yếu là thủy sản đông lạnh;

– Bảo quản thủy sản chủ yếu bằng phương pháp đông lạnh.

10202: Chế biến và bảo quản thủy sản khô:

Nhóm này gồm:

– Chế biến thực phẩm chủ yếu là thủy sản khô;

– Bảo quản thủy sản chủ yếu bằng phương pháp sấy, hun khói, ướp muối và đóng hộp.

10203: Chế biến và bảo quản nước mắm:

Nhóm này gồm: Chế biến và bảo quản mắm từ cá và các động vật sống dưới nước khác.

10209: Chế biến và bảo quản các sản phẩm khác từ thủy sản

Nhóm này gồm: Các hoạt động chế biến và bảo quản các sản phẩm khác từ thủy sản chưa được phân vào đâu.

Quy trình thực hiện thủ tục bổ sung thêm mã ngành nghề chế biến, bảo quản thủy sản qua các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bổ sung thêm mã ngành nghề chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản:

+ Thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh gồm có:

1.Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế);

2. Ngành, nghề đăng ký bổ sung hoặc thay đổi;

3. Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

+ Giấy ủy quyền và CMND của người nộp hồ sơ (đối với trường hợp người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không tự mình thực hiện hồ sơ), kèm theo bản sao hợp lệ CMND/CCCD/Hộ chiếu còn hiệu lực của người đó. Hoặc công ty có thể uỷ quyền cho đơn vị tư vấn thực hiện toàn bộ thủ

+ Quyết định của Đại hội đồng cổ đông công ty Cổ phần/ Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên/ Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên về việc thay đổi, bổ sung thêm mã ngành nghề chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản.

+ Biên bản họp và Bản sao hợp lệ của Đại hội đồng cổ đông công ty Cổ phần/ Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên/ Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên về việc thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh

Bước 2. Nộp hồ sơ bổ sung thêm mã ngành nghề chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

+ Thời gian từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần:

Buổi sáng từ 7 giờ 30 phút  đến 11 giờ 30 phút;

Buổi chiều từ 13 giờ đến 17 giờ

Thứ Bảy: Sáng từ 7 giờ 30 phút  đến 11 giờ 30 phút.

+ Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ  hoặc đăng ký nhận kết quả tại địa chỉ thông qua doanh nghiệp trả kết quả qua Bưu điện.

+ Trường hợp hồ sơ thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc.

Bước 3. Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp bổ sung thêm mã ngành nghề chế biến, bảo quản thủy sản

+ Doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh với Phòng Đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có thay đổi. Trường hợp có thay đổi mà doanh nghiệp không thông báo thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

Dịch vụ thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh của công ty Nam Việt Luật:

  • Tư vấn các điều kiện ngành nghề kinh doanh, các danh mục ngành nghề kinh doanh phù hợp với nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp cũng như điều kiện quy định của pháp luật.
  • Soạn hồ sơ thay đổi, bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh cho khách hàng.
  • Thay mặt khách hàng cử nhận viên công ty Nam Việt Luật thực hiện toàn bộ thủ tục với cơ quan nhà nước liên quan tới thủ tục thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh
  • Thực hiện thủ tục công bố thông tin thay đổi đăng ký kinh doanh sau thay đổi, bổ sung ngành nghề cho khách hàng, thủ tục cần lưu ý sau thay đổi đăng ký kinh doanh cho khách hàng.
Bài viết liên quan khác
0778000555
0782222229
button