• Mã ngành 011-Mã ngành nghề trồng cây hàng năm là bao nhiêu?

    • Bổ sung ngành nghề kinh doanh
    • Main Nguyen Tác giả: Main Nguyen
      5 /5 của 1 đánh giá

    Mã ngành 011-Mã ngành nghề trồng cây hàng năm là bao nhiêu? Việt Nam chúng ta với truyền thống là nước nông nghiệp lâu đời cho nên đến nay các hoạt động trồng trọt vẫn phát triển đặc biệt là trồng lúa, trồng ngô, các loại cây lương thực khác, các loại khoai, trồng rau, đậu, các loại hoa, trồng cấy mía… Hiện nay ngoài trừ người nông dân hoạt động trồng trọt thì cũng có các tổ chức như doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động với quy mô lớn, sản lượng nhiều để đáp ứng nhu cầu to lớn về lương thực, thực phẩm của con người. Theo Luật doanh nghiệp các tổ chức này nếu muốn hoạt động trồng trọt cây lương thực như trên trước tiên phải đăng ký các ngành nghề tương ứng trong nhóm ngành nghề trồng cây hàng năm khi mới thành lâp hoặc đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh sau khi đã thành lập.

    Qua bài viết này công ty Nam Việt Luật xin giới thiệu với các bạn mã các ngành nghề trồng cây hàng năm và hồ sơ, trình tự thủ tục bổ sung ngành nghề trồng cây hàng năm như thế nào ?

    ngành nghề trồng cây hàng năm

    Mã các ngành nghề trong nhóm ngành nghề trồng cây hàng năm

    Mã các ngành nghề trồng cây hàng năm được quy định trong Danh mục ngành nghề kinh doanh ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ.

    Sau đây là mã ngành và chi tiết các ngành nghề trồng cây hàng năm

    0111 : Trồng lúa

    Nhóm này gồm: Các hoạt động gieo trồng (cấy, sạ) các loại cây lúa: lúa nước, lúa cạn.

    0112 : Trồng ngô và cây lương thực có hạt khác

    Nhóm này gồm: Các hoạt động gieo trồng ngô và các loại cây lương thực có hạt khác như: lúa mỳ, lúa mạch, cao lương, kê.

    Loại trừ: Trồng ngô cây làm thức ăn cho gia súc được phân vào nhóm 0119 (Trồng cây hàng năm khác).

    0113 : Trồng cây lấy củ có chất bột

    Nhóm này gồm: Các hoạt động gieo trồng các loại cây lấy củ có hàm lượng tinh bột cao như: khoai lang, khoai tây, sắn, khoai nước, khoai sọ, củ từ, dong riềng,…

    0114 : Trồng cây mía

    Nhóm này gồm: Các hoạt động trồng cây mía để chế biến đường, mật và để ăn không qua chế biến.

    0115 : Trồng cây thuốc lá, thuốc lào

    Nhóm này gồm: Các hoạt động trồng cây thuốc lá, thuốc lào để cuốn thuốc lá điếu (xì gà) và để chế biến thuốc lá, thuốc lào.

    Loại trừ: Hoạt động chế biến thuốc lá được phân vào nhóm 1200 (Sản xuất sản phẩm thuốc lá).

    0116 : Trồng cây lấy sợi

    Nhóm này gồm: Các hoạt động trồng cây bông, đay, cói, gai, lanh, và cây lấy sợi khác.

    0117 : Trồng cây có hạt chứa dầu

    Nhóm này gồm: Các hoạt động gieo trồng các loại cây có hạt chứa dầu như cây đậu tương, cây lạc, cây vừng, cây thầu dầu, cây cải dầu, cây hoa hướng dương, cây rum, cây mù tạc và các cây có hạt chứa dầu khác.

    0118: Trồng rau, đậu các loại và trồng hoa

    01181: Trồng rau các loại

    Nhóm này gồm: Các hoạt động gieo trồng rau các loại:

    – Trồng các loại rau lấy lá như: Rau cải, bắp cải, rau muống, súp lơ, cây bông cải xanh, rau diếp, măng tây, rau cúc, rau cần ta, rau cần tây và các loại rau lấy lá khác;

    – Trồng các loại rau lấy quả như: Dưa hấu, dưa chuột, bí xanh, bí ngô, cà chua, cây cà, cây ớt, các loại dưa và rau có quả khác;

    – Trồng các loại rau lấy củ, cả rễ, hoặc lấy thân như: Su hào, cà rốt, cây củ cải, cây hành, cây tỏi ta, cây tỏi tây, cây mùi, cây hẹ và cây lấy rễ, củ hoặc thân khác;

    – Trồng cây củ cải đường;

    – Trồng các loại nấm.

    Loại trừ:

    – Trồng cây làm gia vị được phân vào nhóm 01281 (Trồng cây gia vị lâu năm) và nhóm 01282 (Trồng cây dược liệu, hương liệu lâu năm);

    – Thu nhặt hoa quả hoang dại như: Trám, nấm rừng, rau rừng, quả rừng tự nhiên… được phân vào nhóm 02320 (Thu nhặt lâm sản trừ gỗ).

    – Sản xuất giống nấm được phân vào nhóm 01310 (Nhân và chăm sóc giống cây hàng năm).

    01182: Trồng đậu các loại

    Nhóm này gồm: Các hoạt động gieo trồng các loại đậu để lấy hạt như: đậu đen, đậu xanh, đậu vàng, đậu trứng quốc, đậu hà lan…

    Loại trừ: Trồng cây đậu tương được phân vào nhóm 01170 (Trồng cây có hạt chứa dầu).

    01183: Trồng hoa hàng năm

    Nhóm này gồm: Trồng các loại cây hàng năm lấy hoa hoặc cả cành, thân, lá, rễ để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, làm đẹp cảnh quan, môi trường, sinh hoạt văn hóa…

    0119: Trồng cây hàng năm khác

    01191: Trồng cây gia vị hàng năm

    Nhóm này gồm: Trồng các loại cây chủ yếu làm gia vị như cây ớt cay, cây gừng, cây nghệ,…

    Loại trừ: Trồng cây gia vị lâu năm được phân vào nhóm 01281 (Trồng cây gia vị lâu năm)

    01192: Trồng cây dược liệu, hương liệu hàng năm

    Nhóm này gồm: Trồng cây để làm thuốc và sản xuất hương liệu cung cấp cho công nghiệp dược phẩm hoặc làm thuốc chữa bệnh không qua chế biến (thuốc nam, thuốc bắc) như: Cây atiso, ngải, cây bạc hà, cà gai leo, cây xạ đen, ý dĩ,… và sản xuất hương liệu.

    01199: Trồng cây hàng năm khác còn lại

    Nhóm này gồm: Các hoạt động trồng cây nông nghiệp hàng năm chưa được phân vào các nhóm từ 0111 đến 0119. Gồm: Các hoạt động trồng cây thức ăn gia súc như: trồng ngô cây, trồng cỏ, chăm sóc đồng cỏ tự nhiên; thả bèo nuôi lợn; trồng cây làm phân xanh (muồng muồng); trồng cây sen, v.v…

    Trình tự thủ tục bổ sung ngành nghề trồng cây hàng năm

    Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bổ sung ngành nghề trồng cây hàng năm

    Hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh cần chuẩn bị sẽ gồm các thành phần như sau :

    + Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp về bổ sung ngành nghề trồng cây hàng năm .

    + Biên bản họp về việc bổ sung ngành nghề trồng cây hàng năm . ( Của công ty TNNH 2 thành viên, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh).

    + Quyết định về việc bổ sung ngành nghề trồng cây hàng năm .

    + Văn bản ủy quyền cho cá nhận thực hiện nộp và nhận kết quả hồ sơ.

    Bước 2: Nộp hồ sơ và chờ nhận kết quả ngành nghề trồng cây hàng năm

    Doanh nghiệp nộp hồ sơ thay đổi, bổ sung ngành nghề trồng cây hàng năm  như trên đến Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Và nhận kết quả sau 3 ngày làm việc

    Doanh nghiệp sẽ được Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Trong đó sẽ thể hiện các nội dung đăng ký kinh doanh mới nhất của doanh nghiệp bao gồm cả các ngành nghề kinh doanh mới bổ sung.

    Bước 3 : Đăng bố cáo thông tin thay đổi của doanh nghiệp

    Doanh nghiệp sau khi hoàn tất thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề trồng cây hàng năm thì phải công bố thông tin thay đổi của doanh nghiệp trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

    Hiện nay khi doanh nghiệp nộp hồ sơ, để thuận tiện Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thu lệ phí đăng bố cáo và sẽ công bố thông tin thay đổi của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sau khi thông tin được thay đổi. Doanh nghiệp không cần thiết đăng thông tin trên báo giấy như trước nữa.

    ngành nghề trồng cây hàng năm

    Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh của Nam Việt Luật

    Nếu các bạn cảm thấy việc chuẩn bị hồ sơ rườm rà, thủ tục nộp và nhận kết quả có chút rắc rối, phức tạp thì vì sao bạn không tìm đến chúng tôi công ty Nam Việt Luật.

    Công ty Nam Việt Luật ngoại trừ có thể thực hiện bổ sung ngành nghề trồng cây hàng năm mà kể cả các ngành nghề kinh doanh khác. Hoặc thay đổi bất kỳ nội dung đăng ký kinh nào nào của doanh nghiệp như chuyển loại hinh doanh nghiệp, đổi tên công ty, đổi địa chỉ, đổi đại diện pháp luật, tăng vốn hoặc thay đổi cơ cấu góp vốn…

    Chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh trọn gói giá rẻ cho quý khách hàng. Đến với công ty chúng tôi quý khách hàng sẽ được tư vấn, soạn hồ sơ miễn phí, nhận viên chúng tôi sẽ đến gặp khách hàng ký hồ sơ và thay mặt khách hàng nộp hồ sơ, nhận kết quả và cuối cùng sẽ giao trả kết quả tới tận tay khách hàng.

Thông báo
Gọi điện thoại