• Yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông

    • Tin tức
    • Main Nguyen Tác giả: Main Nguyen
      5 /5 của 1 đánh giá

    Các trường hợp nào công ty được yêu cầu hủy  bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông?  Vấn  đềnào phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết trong cuộc họp hội đồng? Điều kiện thông qua nghị quyết ra sao? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên một cách ch i tiết. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

    I/ Yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông – Quy định cụ thể

    Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông được thông qua theo hai hình thức là biểu quyết trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản. Điều kiện để nghị quyết được thông qua là nếu biểu quyết trong cuộc họp thì số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành hoặc được số cổ đông đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết tán thành khi lấy ý kiến bằng văn bản; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

    Sau khi thông qua nghị quyết doanh nghiệp gửi thông báo đến cổ đông có quyền dự họp, gửi biên bản họp Đại hội đồng cổ đông hoặc biên bản kết quả kiểm phiếu lấy ý kiến Đại hội đồng cổ đông đến tất cả các cổ đông trong thời hạn 15 ngày.

    Nhưng khi các cổ đông nhận thấy biên bản họp hoặc biên bản kết quả kiểm phiếu lấy ý kiến Đại hội đồng cổ đông không hợp lệ, sai quy định thì có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài hủy bỏ nghị quyết. Việc yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông được quy định cụ thể tại Điều 147 trong Luật doanh nghiệp 2014 . Cụ thể như sau:

    Điều 147. Yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông

    Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được biên bản họp Đại hội đồng cổ đông hoặc biên bản kết quả kiểm phiếu lấy ý kiến Đại hội đồng cổ đông, cổ đông, nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 114 của Luật này có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài xem xét, hủy bỏ nghị quyết hoặc một phần nội dung nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây:

    1. Trình tự và thủ tục triệu tập họp và ra quyết định của Đại hội đồng cổ đông không thực hiện đúng theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 148 của Luật này;

    2. Nội dung nghị quyết vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ công ty.

    nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông

    Việc hủy bỏ nghị quyết phải được thông qua bởi Đại hội đồng cổ đông .

    II/ Các vấn đề phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết trong Đại hội cổ đông

    Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông về các vấn đề sau đây phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông:

    – Sửa đổi, bổ sung các nội dung của Điều lệ công ty;

    – Định hướng phát triển công ty;

    – Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại;

    – Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát;

    – Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, hoặc một tỷ lệ, giá trị khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định;

    – Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;

    – Tổ chức lại, giải thể công ty

    III/ Điều kiện cụ thể để nghị quyết được thông qua

    Trong trường hợp họp Đại hội đồn cổ đông thì điều kiện để nghị quyết được thông qua nghị quyết sẽ bao gồm:

    – Nghị quyết về nội dung sau đây được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định:

    + Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại;

    + Thay đổi ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh;

    + Thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty;

    + Dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, hoặc tỷ lệ, giá trị khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định;

    + Tổ chức lại, giải thể công ty;

    + Các vấn đề khác do Điều lệ công ty quy định.

    – Các nghị quyết khác được thông qua khi được số cổ đông đại diện cho ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành;  tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

    – Đối với trường hợp bầu biểu quyết thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát thì được thực hiện theo nguyên tắc dồn phiếu được quy định cụ thể trong Khoản 3 Điều 144 Luật doanh nghiệp 2014. 

    Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ hữu ích với doanh nghiệp. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào liên quan. Vui lòng liên hệ đến Nam Việt Luật để được tư vấn chi tiết hơn.

Thông báo
Gọi điện thoại