• Có nên chọn thành lập công ty TNHH một thành viên?

    • Tin tức
    • 5 /5 của 1 đánh giá

    Bạn đang có nhu cầu thành lập công ty TNHH để điều hành quản lý kinh doanh. Bạn đang băn khoăn có nên thành lập công ty TNHH một thành viên không? Thông tin trên mạng quá mơ hồ làm bạn chưa hiểu rõ khái niệm công ty TNHH là gì? Vì sao nên thành lập công ty TNHH chứ không phải thành lập những loại hình doanh nghiệp khác. Để biết rõ được điều này, mời tham khảo bài viết dưới đây để giải đáp hết thắc mắc mà bạn đang băn khoăn nhé.

    Có nên thành lập Công ty TNHH Một thành viên? Ưu nhược điểm của công ty TNHH là gì?

    Ưu điểm của công ty TNHH 1 TV và công ty TNHH 2 TV:

    – Các công ty TNHH có thể tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp với mục đích kinh doanh của công ty mà không bị giới hạn, chỉ cần những ngành nghề đó không thuộc ngành nghề bị hạn chế hoặc bị cấm

    – Thành viên của công ty chỉ cần phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản và các khoản nợ của doanh nghiệp đúng với số vốn mà thành viên góp vào công ty. Hạn chế được nhiều rủi ro về sự tách bạch về số vốn và tài sản.

    – Thủ tục góp vốn đơn giản và không yêu cầu cao về tỉ lệ góp vốn. Nếu thành viên muốn chuyển nhượng số vốn góp thì chỉ được chuyển nhượng số vốn góp của mình và phải được sự đồng ý của những thành viên khác hơn nữa là phải ưu tiên những thành viên khác trong công ty mua lại phần góp vốn này.

    – Dễ dàng kiểm soát các thành viên cũng như nội bộ của công ty vì lượng thành viên có thể từ 2 người và tối đa là 50 thành viên

    – Vận hành các hoạt động kinh doanh công ty khá đơn giản vì không vướng mắc quá nhiều về Pháp Luật. Ngoài ra các thành viên và các bộ phận dễ phối hợp hoàn thành tiến độ công việc tốt hơn vì không cần phải thông qua ý kiến của nhiều người.

    Nhược điểm của công ty TNHH 1 TV và công ty TNHH 2 TV:

    – Số lượng thành viên hạn chế vì không được vượt quá 50 người đối với mô hình công ty TNHH hai thành viên

    – Các hoạt động kinh doanh của công ty đều chịu sự ràng buộc với các thành viên khác trong công ty

    – Do chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên số vốn đăng ký nên độ tin cậy, uy tín trước đối tác sẽ không cao như các loại hình doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn

    – Không được phát hành cổ phiếu nên việc huy động vốn sẽ khó hơn loại mô hình công ty cổ phần.

    >> Tham khảo thêm: Thủ tục thành lập công ty cổ phần

    Luật quy định về công ty TNHH ra sao?

    • Công ty trách nhiệm hữu hạn thường được viết tắt là Công ty TNHH, Loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và được pháp luật Việt Nam công nhận, là một trong những loại hình kinh doanh phổ biến ở nước ta.
    • Theo quy định của Luật doanh nghiệp hiện hành thì công ty TNHH được chia thành 2 loại là: công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty TNHH một thành viên và đều có tư cách pháp nhân tính từ thời điểm được cấp giấy phép kinh doanh.

    Quy định về công ty TNHH một thành viên (Công ty TNHH MTV):

    Được điều hành bởi một cá nhân hoặc một tổ chức (gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty này phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về nghĩa vụ tài sản cũng như khoản nợ của công ty trong phạm vi vốn điều lệ mà công ty TNHH MTV đã đăng ký khi thành lập.

    >> Tham khảo thêm: Thành lập công ty TNHH 1 thành viên

    Quy định về công ty TNHH hai thành viên trở lên:

    Công ty TNHH hai thành viên có số thành viên từ 2 người trở lên và không quá 50 người. Các thành viên chỉ chịu trách nhiệm về nghĩa vụ nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã đóng góp vào công ty

    Cũng giống như mô hình công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên cũng có những đặc điểm tương tự như: Không được phát hành cổ phiếu, chịu trách nhiệm hữu hạn.

    >> Tham khảo thêm: Thành lập công ty TNHH 2 thành viên

    Trên đây là bài viết có nên thành lập công ty TNHH MTV? Hy vọng mang đến cho bạn những thông tin Quý khách hàng đang tìm kiếm, nếu Quý khách hàng còn đang vướng mắc về các thủ tục thành lập công ty TNHH, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với Nam Việt Luật để được các chuyên viên giàu kinh nghiệm hỗ trợ tư vấn giải đáp hết các thắc mắc nhé!

Thông báo
Gọi điện thoại