I/ Quyền và nghĩa vụ của Giám đốc và Tổng giám đốc trong công ty
Trước khi tìm hiểu về tiêu chuẩn và điều kiện làm giám đốc, tổng giám đốc trong công ty thì chúng ta cần biết được quyền và nghĩa vụ cụ thể mà một giám đốc, tổng giám đốc sẽ đảm nhận. Cụ thể, đối với quyền hạn, nghĩa vụ này, Điều 64, Luật doanh nghiệp quy định rõ như sau:
Điều 64. Giám đốc, Tổng giám đốc
1. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng thành viên;
b) Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
d) Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;
e) Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên;
g) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;
h) Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên;
i) Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
k) Tuyển dụng lao động;
l) Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với công ty theo nghị quyết của Hội đồng thành viên.
II/ Tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc, Tổng giám đốc trong công ty
Tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc, Tổng giám đốc công ty được quy định cụ thể tại điều 65, Luật doanh nghiệp 2014 như sau:
Điều 65. Tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc, Tổng giám đốc
1. Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng không được quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật này.
2. Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.
3. Đối với công ty con của công ty có phần vốn góp, cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì ngoài các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty mẹ và người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty đó.
>>>Kết luận:
– Giám đốc, Tổng giám đốc trước tiên phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng quy định theo Luật doanh nghiệp ví dụ như : cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, hạ sĩ quan trong đơn vị, cơ quan quân đội nhân dân, công an nhân dân; người chưa thành niên hay bị truy tố hình sự, đang chấp hành án…;
– Giám đốc, Tổng giám đốc phải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh. Nếu công ty cần Giám đốc, Tổng giám đốc mà không theo tiêu chuẩn này hoặc theo tiêu chuẩn khác theo yêu cầu, tình hình riêng của công ty thì phải quy định trong Điều lệ công ty.
– Đối với trường hợp một công ty có phần vốn góp, cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Khi thành lập công ty con thì ngoài trừ các tiêu chuẩn và điều kiện ở trên thì Giám đốc, Tồng giám đốc công ty con không được có mối quan hệ thân cận với quản lý công ty mẹ, với người đại diện phần vốn nhà nước trong công ty mẹ. Mối quan hệ cụ thể như sau: là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu.
III/ Các trường hợp không được thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam
Ở mục 2 của bài viết, chúng tôi đã có chia sẻ về tiêu chuẩn điều kiện làm giám đốc, tổng giám đốc công ty là không thuộc đối tượng không được quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật này. Điều này có nghĩa là những đối tượng thuộc khoản 2 điều 18 sẽ không thể thành lập, quản lý hay đảm nhiệm chức danh giám đốc, tổng giám đốc trong công ty. Cụ thể, các đối tượng đó sẽ bao gồm:
Theo khoản 2 – Điều 18 – Luật doanh nghiệp. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.
>>>Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.
IV/ Nhận tư vấn chi tiết hơn tại Nam Việt Luật
Để nhận tư vấn chi tiết, chuyên sâu hơn về các quy định liên quan đến điều kiện, tiêu chuẩn của Giám đốc, Tổng giám đốc công ty bạn có thể liên hệ đến Nam Việt Luật.
– Nam Việt Luật quy tụ đội ngũ chuyên viên, luật sư được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, am hiểu về luật có khả năng tư vấn chi tiết những vấn đề liên quan một cách chi tiết cho bạn.
– Nam Việt Luật có nhiều năm kinh nghiệm trong việc thành lập công ty và thực hiện các thủ tục liên quan đến chức danh, có thể giúp và hỗ trợ bạn để chọn ra một người giám đốc, tổng giám đốc phù hơp nhất cho công ty.
Hy vọng những chia sẻ về quy định cụ thể về tiêu chuẩn, điều kiện làm Giám đốc, Tổng giám đốc công ty trên đây sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ đến Nam Việt Luật để nhận tư vấn chi tiết hơn. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng tận tình.

NVL Legal – Chuyên gia pháp lý biên tập bài viết website nhằm giúp độc giả có thể tiếp cận, tham khảo thông tin ở mức độ cơ bản. Tuy nhiên, quy định pháp luật thường xuyên thay đổi, tại thời điểm đăng tải bài viết không tránh khỏi việc cập nhật chưa kịp thời, do đó thông tin chỉ có giá trị tham khảo, chưa là căn cứ đầy đủ để áp dụng trong thực tế. Nếu cần thêm thông tin chính xác, bạn vui lòng liên hệ NVL để được hỗ trợ.