-
Thủ tục thành lập văn phòng thừa phát lại
- Tin tức
-
-
-
-
-
-
-
-
Tác giả: Main Nguyen
Thừa phát lại được coi là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và thuộc lĩnh vực tư pháp. Ngày nay, các văn phòng thừa phát lại mọc ra khắp các vùng miền trên cả nước. Trong bài viết này, Nam Việt Luật sẽ mang đến cho bạn đọc thủ tục thành lập văn phòng thừa phát lại để bạn đọc cùng biết nhé.
Điều kiện thành lập văn phòng thừa phát lại
Để có thể thành lập văn phòng thừa phát lại thì cần phải có đầy đủ các điều kiện như sau:
- Trụ sở chính của văn phòng thừa phát lại phải có diện tích để bảo đảm cho hoạt động của văn phòng, lưu trữ tài liệu và thuận tiện cho các khách hàng của mình. Đồng thời phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện cơ sở vật chất khác để văn phòng đi vào hoạt động.
- Tổ chức bộ máy hoạt động của văn phòng theo đúng quy định của pháp luật.
- Đáp ứng đầy đủ các điều kiện, thủ tục đăng ký hoạt động của văn phòng thừa phát lại.
- Phải đăng ký mã số thuế và mở tài khoản văn phòng.
- Phải ký quỹ cho mỗi thừa phát lại là 100.000.000 đồng hoặc phải có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.
- Một số các tài liệu khác chứng minh văn phòng thừa phát lại có đủ điều kiện thành lập hoạt động.
Thủ tục thành lập văn phòng thừa phát lại
Bước 1: Khi thành lập văn phòng thừa phát lại thì thừa phát lại sẽ phải nộp bộ hồ sơ thành lập gửi cho Sở Tư pháp tỉnh/ thành phố – nơi đặt trụ sở văn phòng để trình Ủy ban nhân dân tỉnh/ thành phố – nơi đặt trụ sở văn phòng và thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại.
Bộ hồ sơ thành lập bao gồm các loại giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị việc lập văn phòng
- Bộ hồ sơ đề án thành lập văn phòng thừa phát lại. Trong đề án cần nêu rõ sự cần thiết phải thành lập văn phòng thừa phát lại; tên gọi và tổ chức văn phòng dự kiến, bộ máy tổ chức của văn phòng, trong đó cần nêu chức danh, số lượng, trình độ chuyên môn và phẩm chất chính trị, đạo đức của họ; trụ sở, điều kiện cơ sở vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện công việc.
- Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm thừa phát lại.
Bước 2: Tiến hành xử lý hồ sơ
Trong vòng 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ đầy đủ về việc thành lập văn phòng thừa phát lại, Sở Tư pháp tỉnh/ thành phố phải thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố xem xét và quyết định cho phép Văn phòng Thừa phát lại được thành lập. Nếu như từ chối thì sẽ phải nêu rõ lý do và thông báo bằng văn bản. Thừa phát lại bị từ chối vẫn có quyền khiếu nại nhưng phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.
Nếu như bạn muốn thành lập văn phòng thừa phát lại nhanh chóng và tiết kiệm chi phí nhất, hãy liên hệ với Nam Việt Luật nhé.
Xem thêm:
Bài viết nên đọc
Bài viết cùng danh mục
-
Tăng cường chống thất thu thuế trong kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản 15/12/2021
17/12/2021
-
Quy định về trụ sở chính doanh nghiệp theo Luật mới nhất
02/07/2023
-
Thành lập công ty cần vốn tối thiểu là bao nhiêu?
02/07/2023
-
Thuế VAT là gì? Chi tiết khái niệm thuế GTGT và các quy định liên quan
21/06/2021
-
Cách tra cứu mã số thuế doanh nghiệp chính xác 100%
21/06/2021
-
Cách nộp thuế môn bài đơn giản nhanh chóng
21/06/2021
Bài viết liên quan
-
Danh sách người đại diện theo ủy quyền
21/06/2021
-
Vốn thành lập công ty xuất nhập khẩu
20/06/2021
-
Kê khai vốn điều lệ khi thành lập công ty
20/06/2021
-
Một người có thể thành lập được bao nhiêu công ty?
20/06/2021
-
Thành lập công ty có cần kế toán không?
20/06/2021
-
Thành lập công ty con ở nước ngoài
20/06/2021
-
Thành lập công ty khó hay dễ?
15/08/2021
-
Thành lập công ty không cần vốn điều lệ có được không?
20/06/2021
-
Thành lập công ty ở đâu uy tín?
20/06/2021
-
Thủ tục thay đổi tên viết tắt của công ty
14/07/2023
-
Thành lập công ty qua mạng – Hướng dẫn chi tiết
20/06/2021
-
Nam Việt Luật – Địa chỉ thành lập công ty siêu tốc
21/06/2021
-
Vốn điều lệ có vai trò gì? Đặc điểm như thế nào?
20/06/2021