• Mã ngành 012 - Mã ngành nghề trồng cây lâu năm là bao nhiêu?

    • Bổ sung ngành nghề kinh doanh
    • Main Nguyen Tác giả: Main Nguyen
      5 /5 của 1 đánh giá

    Các doanh nghiệp, hợp tác xã nếu muốn hoạt động trồng các cây lâu năm thì phải đăng ký kinh doanh ngành nghề trồng cây lâu năm khi mới đăng ký thành lập hoặc đăng ký bổ sung ngành nghề sau khi đã thành lập cũng được. Nếu doanh nghiệp muốn thực hiện bổ sung ngành nghề trồng cây lâu năm, công ty Nam Việt Luật sẽ giới thiệu với các bạn mã ngành nghề, hồ sơ, trình tự thủ tục bổ sung ngành nghề như thế nào một cách chi tiết. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

    I/ Mã ngành nghề trồng cây lâu năm

    Với khí hậu nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, Việt Nam không những thuận tiện phát triển các ngành nghề nông nghiệp về cây lương thực thực phẩm hàng năm mà đó còn là điều kiện thuận lợi phát triển các cây trồng lâu năm như các loại cây ăn quả, cây điều, hồ tiêu, cao su, cà phê, chè, cây gia vị, cây dược liệu, cây hương liệu lâu năm. Do đó, việc các doanh nghiệp tiến hành đăng ký bổ sung ngành nghề trồng cây lâu năm cũng không còn mới. Cụ thể, mã các ngành nghề trồng cây lâu năm được quy định trong danh mục ngành nghề kinh doanh ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ. Chi tiết như sau:

    Ngành nghề Mã ngành
    1. Trồng cây ăn quả

    01211: Trồng nho: Nhóm này gồm: Trồng nho làm nguyên liệu sản xuất rượu nho và trồng nho ăn quả.

    Loại trừ: Sản xuất rượu nho được phân vào nhóm 11020 (Sản xuất rượu vang).

    01212: Trồng cây ăn quả vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới: Nhóm này gồm: Trồng cây xoài, cây chuối, cây đu đủ, cây vả, cây chà là, cây thanh long, các loại cây ăn quả vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

    01213: Trồng cam, quýt và các loại quả có múi khác: Nhóm này gồm: Trồng cây cam, cây chanh, cây quít, cây bưởi, các loại cam, quít khác.

    01214: Trồng táo, mận và các loại quả có hạt như táo: Nhóm này gồm: Trồng cây táo, cây mận, cây mơ, cây anh đào, cây lê và các loại quả có hạt như táo khác.

    01215: Trồng nhãn, vải, chôm chôm: Nhóm này gồm: Trồng cây nhãn, cây vải, cây chôm chôm.

    01219: Trồng cây ăn quả khác: Nhóm này gồm: Trồng các loại cây ăn quả chưa được phân vào các nhóm từ 01211 đến 01215. Gồm: Trồng cây ăn quả dạng bụi và cây có quả hạnh nhân như cây có quả mọng, cây mâm xôi, cây dâu tây, cây hạt dẻ, cây óc chó,…

    Loại trừ: Trồng cây điều được phân vào nhóm 01230 (Trồng cây điều).

    0121

    2. Trồng cây lấy quả chứa dầu: Nhóm này gồm: Trồng cây dừa, cây ôliu, cây dầu cọ và cây lấy quả chứa dầu khác.

    0122 – 01220

    3. Trồng cây điều: Nhóm này gồm: Các hoạt động trồng cây điều.

    0123 – 01230

    4. Trồng cây hồ tiêu: Nhóm này gồm: Các hoạt động trồng cây hồ tiêu.

    0124 – 01240

    5. Trồng cây cao su: Nhóm này gồm: Các hoạt động trồng cây cao su, lấy mủ và sơ chế mủ cao su khô.

    0125 – 01250

    6. Trồng cây cà phê: Nhóm này gồm: Các hoạt động trồng cây cà phê.

    0126 – 01260

    7. Trồng cây chè: Nhóm này gồm: Các hoạt động trồng cây chè.

    0127- 01270

    8. Trồng cây gia vị, cây dược liệu, cây hương liệu lâu năm

    01281: Trồng cây gia vị lâu năm: Nhóm này gồm: Trồng các loại cây chủ yếu làm gia vị như cây đinh hương, cây vani,…

    Loại trừ: Trồng cây hồ tiêu được phân vào nhóm 01240 (Trồng cây hồ tiêu).

    01282: Trồng cây dược liệu, hương liệu lâu năm: Nhóm này gồm: Trồng cây lâu năm để làm thuốc và sản xuất hương liệu: cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp dược phẩm hoặc làm thuốc chữa bệnh không qua chế biến (thuốc nam, thuốc bắc) như: hoa nhài, hồi, ý dĩ, tam thất, sâm, sa nhân,…

    Loại trừ: Các hoạt động trồng quế, thảo quả, … được phân vào nhóm 02103 (Trồng rừng và khai thác rừng khác).

    0128

    9. Trồng cây lâu năm khác

    01291: Trồng cây cảnh lâu năm: Nhóm này gồm: Trồng các cây cảnh phục vụ nhu cầu sinh hoạt, làm đẹp cảnh quan, môi trường, sinh hoạt văn hóa.

    01299: Trồng cây lâu năm khác còn lại: Nhóm này gồm: Trồng các cây lâu năm khác chưa được phân vào các nhóm từ 0121 đến 0128. Gồm các cây lâu năm như: Cây dâu tằm, cây trôm, cây cau, cây trầu không,…

    0129

    II/ Thành phần hồ sơ bổ sung thêm mã ngành nghề trồng cây lâu năm

    Thông tin về mã ngành nghề, tên ngành nghề cần phải được ghi chính xác trong hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh bổ sung ngành nghề. Thành phần hồ sơ bổ sung ngành nghề du dịch gồm những thành phần sau:

    – Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp bổ sung thêm mã ngành nghề trồng cây lâu năm.

    – Biên bản họp về việc thay đổi, bổ sung thêm mã ngành nghề trồng cây lâu năm của doanh nghiệp của Hội đồng thành viên/ Hội đồng quản trị.

    – Quyết định về việc thay đổi bổ sung thêm mã ngành nghề trồng cây lâu năm.

    – Văn bản ủy quyền cho người thực hiện nộp và nhận kết quả nếu không phải là đại diện pháp luật của doanh nghiệp.

    Thủ tục bổ sung thêm mã ngành nghề trồng cây lâu năm

    Thủ tục bổ sung thêm mã ngành nghề trồng cây lâu năm

    III/ Trình tự nộp và nhận kết quả hồ sơ bổ sung thêm mã ngành nghề trồng cây lâu năm

    Sau khi soạn thảo hồ sơ bổ sung ngành nghề, doanh nghiệp cần tiến hành theo trình tự 3 bước sau:

    Bước 1: Nộp hồ sơ lên Sở kế hoạch và đầu tư

    – Doanh nghiệp nộp hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh lên Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

    – Thời gian làm việc là 03 ngày kể từ khi doanh nghiệp nộp hồ sơ bổ sung ngành nghề trồng cây lâu năm, Sở sở kế hoạch đầu tư sẽ trả lời về tính hợp lệ của hồ sơ và thông báo doanh nghiệp tới nhận kết quả hoặc sửa đổi bổ sung hồ sơ.

    Bước 2: Nhận kết quả hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh

    – Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ hoặc đăng ký nhận kết quả tại địa chỉ thông qua doanh nghiệp trả kết quả qua Bưu điện

    – Giấy xác nhận thay đổi đăng ký kinh doanh bổ sung ngành nghề trồng cây lâu năm

    – Theo quy định mới kể từ ngày 01/07/2015, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp sẽ không thể hiện nội dung ngành nghề, do đó khi thay đổi ngành nghề thì doanh nghiệp sẽ chỉ nhận kết quả là Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp mà không cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới.   

    Bước 3: Doanh nghiệp công bố đăng ký, thay đổi bổ sung ngành nghề lên cổng thông tin quốc gia 

    – Theo quy của Luật Doanh nghiệp thì khi thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử quốc gia. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới công ty phải thực hiện công bố nội dung đăng ký kinh doanh mới theo đúng quy định.

    – Trừ việc thay đổi địa điểm kinh doanh, chi nhánh công ty, văn phòng đại diện của công ty thì không phải thực hiện thủ tục công bố thông tin trên Cổng thông tin quốc gia. Còn việc bổ sung ngành nghề kinh doanh chắc chắn phải thực hiện thủ tục này.

    >>>Lưu ý: 

    – Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải gửi thông tin bổ sung ngành nghề kinh doanh cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý lao động, cơ quan thống kê, cơ quan bảo hiểm xã hội;

    – Định kỳ Cơ quan đăng ký kinh doanh phải gửi thông tin đăng ký doanh nghiệp và thông tin bổ sung ngành nghề kinh doanh cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cùng cấp, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố – nơi công ty, doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

    – Các tổ chức, cá nhân có quyền đề nghị Cơ quan đăng ký kinh doanh cung cấp các thông tin mà công ty phải công khai theo quy định của pháp luật.

    IV/ Dịch vụ bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh của Nam Việt Luật

    – Công ty Nam Việt Luật chúng tôi không những cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh mà còn có các dịch thay đổi đăng ký kinh doanh khác như thay đổi tên công ty, thay đổi địa chỉ trụ sở chính, thay đổi đại diện pháp luật, thay đổi chủ sở hữu, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, thay đổi thành viên hoặc cổ đông công ty, tăng vốn điều lệ, thay đổi cơ cấu ti lệ góp vốn… Nên để được tư vấn, hướng dẫn chi tiết hơn về thủ tục bổ sung ngành nghề bạn hãy liên hệ ngay đến Nam Việt Luật để được hỗ trợ.

    – Nam Việt Luật quy tụ đội ngũ chuyên viên, luật sư được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, am hiểu về thủ tục thành lập công ty cũng như thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh nên có khả năng tư vấn chi tiết những vấn đề liên quan một cách chi tiết cho bạn. Không chỉ tư vấn miễn phí mọi thắc mắc liên quan, Nam Việt Luật còn hướng dẫn khách hàng cách chuẩn bị hồ sơ, thủ tục để thuận lợi thay đổi, bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh.

    – Đặc biệt, khi nhận được ủy quyền, Nam Việt Luật sẽ thay khách hàng soạn thảo thủ tục, nộp hồ sơ và lấy kết quả để trả cho khách hàng một cách nhành chóng, để giúp công ty của bạn thuận lợi kinh doanh ngành nghề muốn bổ sung hay muốn thay đổi. Đến Nam Việt Luật, bạn sẽ được:

    + Tư vấn tận tình về ngành nghề, mã ngành kinh doanh

    + Nhân viên công ty Nam Việt Luật thực hiện toàn bộ thủ tục với cơ quan nhà nước liên quan tới thủ tục thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh

    + Thực hiện thủ tục công bố thông tin thay đổi đăng ký kinh doanh sau thay đổi, bổ sung ngành nghề cho khách hàng, thủ tục cần lưu ý sau thay đổi đăng ký kinh doanh cho khách hàng

    Trên đây là nội dung tư vấn của Nam Việt Luật về vấn đề làm thủ tục bổ sung ngành nghề trồng cây lâu năm. Nếu còn thắc mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ tư vấn mã ngành nghề kinh doanh để phù hợp với dự định bổ sung ngành nghề kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp, bạn vui lòng liên hệ với công ty Nam Việt Luật chúng tôi để được giải đáp, hỗ trợ.

Thông báo
Gọi điện thoại