• Mã ngành 014 - Mã ngành nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm

    • Bổ sung ngành nghề kinh doanh
    • Main Nguyen Tác giả: Main Nguyen
      5 /5 của 7 đánh giá

    Mã ngành 014 - Mã ngành nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm là bao nhiêu? Lương thực, thực phẩm là một nhu cầu không thể thiếu đối với con người, ngoài trừ các loại lương thực như lúa, ngô, khoai, rau, củ, quả thì có các loại thực phẩm như thịt, trứng, sữa. Khi dân số ngày một tăng thì các nhu cầu đó cũng tăng theo với số lượng to lớn dẫn đến là xuất hiện việc chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm với quy mô lớn để đáp đứng đủ nhu cầu. Hiên nay đã có các doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động về các ngành nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm và theo quy định phải đăng ký ngành nghề kinh doanh khi mới thành lập hoặc đăng ký bổ sung ngành nghề sau khi thành lập thì mới được phép hoạt động.

    Sau đây là thông tin về mã ngành nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm và hồ sơ, trình tự thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh.

    ngành nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm

    Các mã ngành nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm

    Mã các ngành nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm được quy định trong Danh mục ngành nghề kinh doanh ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ.

    Sau đây là mã ngành và chi tiết các ngành nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm :

    0141: Chăn nuôi trâu, bò và sản xuất giống trâu, bò

    01411: Sản xuất giống trâu, bò

    Nhóm này gồm:

    – Chăn nuôi trâu, bò để sản xuất giống;

    – Sản xuất tinh dịch trâu, bò.

    01412: Chăn nuôi trâu, bò

    Nhóm này gồm:

    – Chăn nuôi trâu, bò thịt; cày kéo;

    – Sản xuất sữa nguyên chất từ bò và trâu sữa;

    Loại trừ:

    – Chế biến sữa ngoài cơ sở chăn nuôi được phân vào nhóm 10500 (Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa).

    0142: Chăn nuôi ngựa, lừa, la và sản xuất giống ngựa, lừa

    01421: Sản xuất giống ngựa, lừa

    Nhóm này gồm:

    – Chăn nuôi ngựa, lừa để sản xuất giống (bao gồm cả sản xuất giống ngựa đua);

    – Sản xuất tinh dịch ngựa, lừa

    01422: Chăn nuôi ngựa, lừa, la

    – Chăn nuôi ngựa, lừa, la để lấy thịt, cày kéo, sữa.

    Loại trừ:

    – Hoạt động đua ngựa được phân vào nhóm 93190 (Hoạt động thể thao khác).

    0144: Chăn nuôi dê, cừu và sản xuất giống dê, cừu, hươu, nai

    01441: Sản xuất giống dê, cừu, hươu, nai

    Nhóm này gồm:

    – Chăn nuôi dê, cừu, hươu, nai để sản xuất giống;

    – Sản xuất tinh dịch dê, cừu, hươu, nai.

    01442: Chăn nuôi dê, cừu, hươu, nai

    Nhóm này gồm:

    – Chăn nuôi dê, cừu, hươu, nai để lấy thịt;

    – Sản xuất sữa nguyên chất từ dê và cừu sữa;

    – Chăn nuôi cừu để lấy lông.

    Loại trừ:

    – Công việc cắt xén lông cừu trên cơ sở phí và hợp đồng được phân vào nhóm 01620 (Hoạt động dịch vụ chăn nuôi);

    – Sản xuất da lông kéo thành sợi được phân vào nhóm 1010 (Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt);

    – Chế biến sữa được phân vào nhóm 10500 (Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa).

    0145: Chăn nuôi lợn và sản xuất giống lợn

    01451: Sản xuất giống lợn

    Nhóm này gồm:

    – Chăn nuôi lợn để sản xuất giống;

    – Sản xuất tinh dịch lợn.

    01452: Chăn nuôi lợn

    Nhóm này gồm:

    – Chăn nuôi lợn thịt, lợn sữa.

    Loại trừ:

    – Hoạt động kiểm dịch lợn, chăm sóc và cho bú được phân vào nhóm 06120 (Hoạt động dịch vụ chăn nuôi.

    – Giết thịt, chế biến thịt lợn ngoài trang trại chăn nuôi được phân vào nhóm 1010 (Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt).

    0146: Chăn nuôi gia cầm

    01461: Hoạt động ấp trứng và sản xuất giống gia cầm

    Nhóm này gồm:

    – Hoạt động của các cơ sở ấp trứng gia cầm để lấy con giống và trứng lộn.

    01462: Chăn nuôi gà

    Nhóm này gồm: Hoạt động chăn nuôi gà lấy thịt và lấy trứng.

    01463: Chăn nuôi vịt, ngan, ngỗng

    Nhóm này gồm: Chăn nuôi vịt, ngan, ngỗng lấy thịt và lấy trứng.

    01469: Chăn nuôi gia cầm khác

    Nhóm này gồm: Nuôi đà điểu, nuôi các loài chim cút, chim bồ câu.

    0149 – 01490: Chăn nuôi khác

    Nhóm này gồm:

    – Nuôi và tạo giống các con vật nuôi trong nhà, các con vật nuôi khác kể cả các con vật cảnh (trừ cá cảnh): chó, mèo, thỏ, bò sát, côn trùng;

    – Nuôi ong, nhân giống ong và sản xuất mật ong;

    – Nuôi tằm, sản xuất kén tằm;

    – Sản xuất da lông thú, da bò sát từ hoạt động chăn nuôi.

    Loại trừ:

    – Nuôi và thuần dưỡng thú từ các trại được phân vào nhóm 01620;

    – Sản xuất da, lông của các con vật do săn bắt và đánh bẫy được phân vào nhóm 01700 (Săn bắt, đánh bẫy và hoạt động dịch vụ có liên quan);

    – Trang trại nuôi ếch, nuôi cá sấu, nuôi ba ba được phân vào nhóm 03222 (Nuôi trồng thủy sản nước ngọt);

    – Huấn luyện các con vật cảnh được phân vào nhóm 91030 (Hoạt động của các vườn bách thảo, bách thú và khu bảo tồn tự nhiên).

    015 – 0150 – 01500: Trồng trọt, chăn nuôi hỗn hợp

    Nhóm này gồm: Gieo trồng kết hợp với chăn nuôi gia súc như hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm trong các đơn vị trồng trọt mà không có hoạt động nào chiếm hơn 66% giá trị sản xuất của đơn vị.

    Loại trừ: Các đơn vị gieo trồng hỗn hợp hoặc chăn nuôi hỗn hợp được phân loại theo hoạt động chính của chúng (Hoạt động chính là hoạt động có giá trị sản xuất từ 66% trở lên).

    Trình tự thủ tục bổ sung ngành nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm

    Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bổ sung ngành nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm

    Hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh cần chuẩn bị sẽ gồm các thành phần như sau :

    + Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp về bổ sung ngành nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm .

    + Biên bản họp về việc bổ sung ngành nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm. ( Của công ty TNNH 2 thành viên, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh).

    + Quyết định về việc bổ sung ngành nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm .

    + Văn bản ủy quyền cho cá nhận thực hiện nộp và nhận kết quả hồ sơ.

    Bước 2: Nộp hồ sơ và chờ nhận kết quả bổ sung ngành nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm

    Doanh nghiệp nộp hồ sơ thay đổi, bổ sung ngành nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm  như trên đến Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Và nhận kết quả sau 3 ngày làm việc

    Doanh nghiệp sẽ được Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Trong đó sẽ thể hiện các nội dung đăng ký kinh doanh mới nhất của doanh nghiệp bao gồm cả các ngành nghề kinh doanh mới bổ sung.

    Bước 3 : Đăng bố cáo thông tin thay đổi của doanh nghiệp

    Doanh nghiệp sau khi hoàn tất thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm thì phải công bố thông tin thay đổi của doanh nghiệp trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

    Hiện nay khi doanh nghiệp nộp hồ sơ, để thuận tiện Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thu lệ phí đăng bố cáo và sẽ công bố thông tin thay đổi của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sau khi thông tin được thay đổi. Doanh nghiệp không cần thiết đăng thông tin trên báo giấy như trước nữa.

    ngành nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm

     

    Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh của Nam Việt Luật

    Nếu các bạn cảm thấy việc thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề khá rắc rối, phức tạp thì vì sao không tìm đến  công ty Nam Việt Luật. Chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh trọn gói giá rẻ cho quý khách hàng từ khâu tư vấn, soạn hồ sơ miễn phí, nhận viên chúng tôi sẽ đến gặp khách hàng ký hồ sơ và thay mặt khách hàng nộp hồ sơ, nhận kết quả và cuối cùng sẽ giao trả kết quả tới tận tay khách hàng.

    Công ty Nam Việt Luật ngoại trừ có thể thực hiện bổ sung ngành nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm mà còn kể cả các ngành nghề kinh doanh khác. Hoặc thay đổi bất kỳ nội dung đăng ký kinh nào nào của doanh nghiệp như đổi đại diện pháp luật, tăng vốn hoặc thay đổi cơ cấu góp vốn, chuyển loại hinh doanh nghiệp, đổi tên công ty, đổi địa chỉ, thay đổi ngành nghề kinh doanh, thay đổi thành viên công ty, thay đổi chủ sở hữu…

Thông báo
Gọi điện thoại