Mã ngành 5021-5022-Kinh doanh vận tải đường thủy nội địa

Mã ngành 5021-5022-Kinh doanh vận tải đường thủy nội địa là bao nhiêu? Hiện nay theo thống kê Việt Nam là nước có mạng lưới sông ngòi tự nhiên dày đặc, phân bố dọc theo chiều dài đất nước, rất thuận lợi và là tiềm năng lớn cho phát triển kinh doanh vận tải thủy nội địa. Cả nước chúng ta có hơn khoảng 3.500 sông, kênh (hơn 3.000 sông, kênh nội tỉnh và hơn 400 sông, kênh liên tỉnh). Đa phần các sông đều chảy ra biển thông qua 124 cửa sông, với tổng chiều dài hơn 80.500 km, trong đó, có khoảng 42.000 km sông, kênh có khả năng khai thác vận tải đường thủy. Hàng năm, vận tải thủy nội địa đảm nhiệm vận chuyển khoảng gần 20% về hàng hóa, 8% về hành khách trong tổng lượng vận tải đường thủy nội địa. Tốc độ tăng trưởng trung bình từ 8 -12%/năm. Vận tải đường thủy nội địa có ưu điểm như: giá cước vận tải thấp, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng. Với điều kiện tự nhiên sẵn đã có nhiều doanh nghiệp đã thành lập công ty chuyên kinh doanh mảng ngành nghề vận tải đường thủy, cũng khá nhiều doanh nghiệp khi thấy những ưu điểm sự phát triển ngày càng tăng cao của ngành nghề này để thực hiện bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải đường thủy nội địa.

Để có thể hiểu rõ hơn thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh các bạn có thể tham khảo!

Bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải đường thủy

Nhóm mã ngành nghề kinh doanh vận tải đương thủy nội địa bao gồm:

502: Vận tải đường thủy nội địa

Nhóm này gồm: Vận tải hành khách hoặc hàng hóa trên sông, hồ, kể cả kênh, rạch, bằng tàu loại không phù hợp để đi biển hoặc bằng phương tiện cơ giới khác (phà, thuyền, ghe, xuồng có gắn động cơ) và phương tiện thô sơ (thuyền, ghe, xuồng không gắn động cơ).

5021: Vận tải hành khách đường thủy nội địa

Nhóm này gồm: Vận tải hành khách đường sông, hồ, kênh, rạch bằng phương tiện cơ giới và thô sơ.

Nhóm này cũng gồm: Cho thuê tàu thuyền có thủy thủ đoàn, cho thuê ghe, xuồng có người lái để vận tải hành khách trên sông, hồ, kể cả kênh, rạch.

50211: Vận tải hành khách đường thủy nội địa bằng phương tiện cơ giới

Nhóm này gồm: Vận tải hành khách đường sông, hồ, kênh, rạch bằng tàu và phương tiện cơ giới khác (phà, thuyền, ghe, xuồng có gắn động cơ).

Nhóm này cũng gồm: Cho thuê tàu có thủy thủ đoàn, cho thuê thuyền, ghe, xuồng máy có người lái để vận tải hành khách trên sông, hồ, kênh, rạch.

50212: Vận tải hành khách đường thủy nội địa bằng phương tiện thô sơ

Nhóm này gồm: Vận tải hành khách đường sông, hồ, kênh, rạch, bằng phương tiện thô sơ: Thuyền, ghe, xuồng không gắn động cơ.

Nhóm này cũng gồm: Cho thuê thuyền, ghe, xuồng có người lái để vận tải hành khách trên sông, hồ, kể cả kênh, rạch.

5022: Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa

Nhóm này gồm: Vận tải hàng hóa đường sông, hồ, kênh, rạch bằng phương tiện cơ giới và thô sơ.

Nhóm này cũng gồm: Cho thuê tàu có thủy thủ đoàn, cho thuê ghe, xuồng có người lái để vận tải hành khách trên sông, hồ, kể cả kênh, rạch.

50221: Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa bằng phương tiện cơ giới

Nhóm này gồm: Vận tải hàng hóa đường sông, hồ, kênh, rạch bằng tàu và phương tiện cơ giới khác (thuyền, ghe, xuồng có gắn động cơ).

Nhóm này cũng gồm: Cho thuê tàu có thủy thủ đoàn, cho thuê thuyền, ghe, xuồng máy có người lái để vận tải hàng hóa trên sông, hồ, kênh, rạch.

50222: Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa bằng phương tiện thô sơ

Nhóm này gồm: Vận tải hàng hóa đường sông, hồ, kênh, rạch, bằng phương tiện thô sơ: thuyền, ghe, xuồng không gắn động cơ.

Nhóm này cũng gồm: Cho thuê thuyền, ghe, xuồng có người lái để vận tải hàng hóa trên sông, hồ, kể cả kênh, rạch.

52223: Hoạt động điều hành cảng đường thủy nội địa

Nhóm này gồm:

– Hoạt động của cảng, bến tàu, cầu tàu đường thủy nội địa: đường sông, hồ, kênh, rạch.

52224: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ liên quan tới vận tải đường thủy nội địa

Nhóm này gồm:

– Hoạt động dịch vụ hỗ trợ liên quan tới vận tải hành khách, động vật hoặc hàng hóa đường sông, hồ, kênh, rạch.

– Hoạt động hoa tiêu, lai dắt, đưa tàu thuyền cập bến.

– Hoạt động cứu hộ đường sông.

Loại trừ:

– Bốc xếp hàng hóa cảng sông được phân vào nhóm 52244 (Bốc xếp hàng hóa cảng sông).

– Hoạt động của các bến du thuyền được phân vào nhóm 93290 (Hoạt động vui chơi giải trí khác chưa được phân vào đâu).

Điều kiện để kinh doanh ngành nghề vận tải đường thủy nội địa:

+Căn cứ vào điều 5 chương 2 điều kiện kinh doanh ngành nghề vận tải đường thủy nội địa:

Đơn vị kinh doanh ngành nghề vận tải đường thủy nội địa phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Có đăng ký kinh doanh ngành nghề vận tải đường thủy nội địa.

2. Phương tiện phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định; phù hợp với hình thức và phương án kinh doanh.

3. Thuyền viên phải có bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định. Thuyền viên phải đủ tiêu chuẩn về sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế.

4. Thuyền viên, nhân viên phục vụ có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh vận tải theo mẫu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (trừ các trường hợp đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc là bố, mẹ, vợ, chồng, con của chủ hộ kinh doanh).

5. Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện đối với hành khách và người thứ ba.

Hồ sơ, quy trình thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải đường thủy nội địa bao gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ  bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải đường thủy nội địa bao gồm:

  • +Thông báo thay đổi bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải đường thủy nội địa
  • +Biên bản họp đại hội đồng cổ đông/ Biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ sung ngành nghề kinh doanh
  • +Nếu người đại diện theo pháp luật không thể tự nộp hồ sơ thì cần có giấy ủy quyền cho cá nhân thực hiện công việc.
  • +Quyết định của đại hội đồng cổ đông/Quyết định của hội đồng thành viên/ Quyết định của chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên.

Bước 2: Nộp hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải đường thủy nội địa tại Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.

– Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì trong thời gian 01 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép phải hướng dẫn trực tiếp hoặc bằng văn bản.

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan cấp phép thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép vận tải đường thủy nội địa. Trường hợp không cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3: Nhận kết quả hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải đường thủy nội địa.

Kết quả nhận được: Giấy xác nhận về việc bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải đường thủy nội địa

Nếu còn thắc mắc về thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải đường thủy các bạn có thể liện hệ bằng cách gọi vào số tổng đài hoặc gửi email đến công ty Nam Việt Luật để được tư vấn miễn phí!

>>> Xem thêm: Danh mục ngành nghề kinh doanh Việt Nam mới nhất <<<

Bài viết liên quan khác
0778000555
0782222229
button