-
Mã ngành 491,492-Mã ngành vận tải đường sắt, đường bộ
- Bổ sung ngành nghề kinh doanh
-
-
-
-
-
-
-
-
Tác giả: Main Nguyen
Mã ngành 491,492,493-Mã ngành vận tải đường sắt, đường bộ là bao nhiêu? Hiện nay vận chuyển hàng hóa, đi lại của người dân bằng đường sắt, đường bộ đang sử dụng ngày càng nhiều và được ưa chuộng vì có chi phí thấp, sự tiện lợi, tính cơ động và khả năng thích nghi cao với các điều kiện địa hình, có hiệu quả kinh tế cao trên các cự li ngắn và trung bình. Vì vận tải đường sắt, đường bộ và vận tải đường ống luôn có thể chủ động được thời gian cũng như đa dạng trong vận chuyển hàng hóa, linh hoạt trong vận chuyển hàng hóa nhỏ và vừa. Cho nên các công ty trong ngành nghề kinh doanh vận tải đang được thành lập nhiều hơn. Cũng có các công ty đang kinh doanh mảng ngành nghề khác khi nhìn thấy sự phát triển của ngành nghề này đã thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải đường sắt, đường bộ và vận tải đường ống.
>>> Xem thêm: Danh mục ngành nghề kinh doanh Việt Nam mới nhất <<<
Bài viết dưới đây công ty Nam Việt Luật xin chia sẻ một số thông tin về thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh áp dụng theo Luật hiện hành mới nhất!
Nhóm ngành nghề kinh doanh vận tải đường sắt, đường bộ và vận tải đường ống bao gồm như sau:
49: VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT, ĐƯỜNG BỘ VÀ VẬN TẢI ĐƯỜNG ỐNG
Ngành này gồm:
+Hoạt động vận tải hành khách và hàng hóa bằng đường bộ, đường sắt và vận tải hàng hóa bằng đường ống.
491: Vận tải đường sắt
Nhóm này gồm:
+Vận tải hành khách và/hoặc hàng hóa bằng tàu hỏa chạy trên mạng lưới đường sắt được trải rộng trên một vùng, một khu vực địa lý hoặc vận hành ở khoảng cách ngắn tại mạng đường sắt nội bộ.
Loại trừ:
– Các hoạt động liên quan như bẻ ghi được phân vào nhóm 52210 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường sắt);
– Duy tu, bảo dưỡng hệ thống đường sắt, được phân vào nhóm 52210 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường sắt).
4911 – 49110: Vận tải hành khách đường sắt
Nhóm này gồm:
– Vận tải hành khách bằng đường sắt liên tỉnh;
– Cung cấp dịch vụ lưu trú của toa ngủ và dịch vụ ăn uống cho hành khách trên tàu như một hoạt động không tách rời của công ty vận tải đường sắt.
Loại trừ:
– Vận tải hành khách bằng hệ thống đường sắt nội thành và ngoại thành được phân vào nhóm 49311 (Vận tải hành khách bằng đường sắt ngầm hoặc đường sắt trên cao);
– Hoạt động của các nhà ga hành khách đường sắt được phân vào nhóm 52210 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường sắt);
– Cung cấp dịch vụ lưu trú của toa ngủ và dịch vụ ăn uống cho hành khách trên tàu được thực hiện bởi một đơn vị khác được phân vào nhóm 55909 (Cơ sở lưu trú khác chưa được phân vào đâu) và nhóm 56290 (Dịch vụ ăn uống khác).
4912 – 49120: Vận tải hàng hóa đường sắt
Nhóm này gồm: Vận tải hàng hóa bằng đường sắt liên tỉnh, nội thành và ngoại thành.
Loại trừ:
– Lưu giữ hàng hóa và kho bãi được phân vào nhóm 521 (Kho bãi và lưu giữ hàng hóa);
– Hoạt động của các nhà ga hàng hóa đường sắt được phân vào nhóm 52210 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường sắt);
– Bốc xếp hàng hóa được phân vào nhóm 52241 (Bốc xếp hàng hóa ga đường sắt).
492: Vận tải hành khách bằng xe buýt
Nhóm này gồm:
– Vận tải hành khách bằng xe buýt các tuyến nội thành và ngoại thành hoặc với các tỉnh lân cận;
– Hoạt động của xe đưa đón học sinh theo hợp đồng với các trường học và xe chở nhân viên, người lao động theo hợp đồng với nơi làm việc của họ.
4921- 49210: Vận tải hành khách bằng xe buýt trong nội thành
Nhóm này gồm:
– Vận tải hành khách bằng xe buýt trong thành phố theo lịch trình, giờ cố định, các bến đỗ cố định để đón, trả khách.
4922- 49220: Vận tải hành khách bằng xe buýt giữa nội thành và ngoại thành, liên tỉnh
Nhóm này gồm:
– Vận tải hành khách bằng xe buýt các điểm giữa nội thành và ngoại thành, với các tỉnh, thành phố khác theo lịch trình, giờ cố định, các bến đỗ cố định để đón, trả khách.
4929-49290: Vận tải hành khách bằng xe buýt loại khác
Nhóm này gồm:
– Vận tải hành khách bằng xe buýt để đưa đón công nhân, học sinh theo lịch trình, giờ cố định, các điểm đỗ cố định để đón, trả khách.
493: Vận tải đường bộ khác
Nhóm này gồm: Hoạt động vận tải hành khách và hàng hóa bằng đường bộ (trừ phương thức vận tải bằng xe buýt và đường sắt).
4931: Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt)
Nhóm này gồm: Vận tải hành khách bằng đường bộ trong nội, ngoại thành, được thực hiện bằng nhiều phương thức (trừ xe buýt) như: tàu điện ngầm, tàu điện chạy bằng tuyến đường ray trên mặt đất hoặc tuyến ray trên cao, ôtô điện… Đặc thù của các phương thức vận tải này là chạy trên các tuyến đường theo lịch trình, giờ giấc cố định, các bến đỗ cố định để đón, trả khách.
Nhóm này cũng gồm:
– Các tuyến đường chạy từ thành phố tới sân bay hoặc từ thành phố tới nhà ga tàu hỏa;
– Hoạt động của đường sắt leo núi, đường cáp trên không… nếu một phần của hệ thống này đi qua nội, ngoại thành.
Loại trừ:
– Vận tải hành khách bằng đường sắt liên tỉnh được phân vào nhóm 49110 (Vận tải hành khách đường sắt);
49311: Vận tải hành khách bằng hệ thống đường sắt ngầm hoặc đường sắt trên cao
Nhóm này gồm: Vận tải hành khách bằng tàu điện chạy trên tuyến đường ray được xây dựng ngầm dưới mặt đất, trên mặt đất hoặc trên cao để đưa đón khách trong nội thành hoặc ngoại thành.
49312: Vận tải hành khách bằng taxi
Nhóm này gồm:
– Vận tải hành khách bằng taxi, kể cả hoạt động của taxi sân bay.
– Hoạt động của taxi công nghệ.
49313: Vận tải hành khách bằng mô tô, xe máy và xe có động cơ khác
Nhóm này gồm:
– Vận tải hành khách bằng mô tô, xe có gắn động cơ khác.
Loại trừ: Cho thuê xe mô tô, xe máy có gắn động cơ không kèm người lái được phân vào nhóm 77309 (Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác không kèm người điều khiển chưa được phân vào đâu).
49319: Vận tải hành khách đường bộ loại khác trong nội thành, ngoại thành (trừ xe buýt)
Nhóm này gồm:
– Vận tải hành khách bằng xe đạp;
– Vận tải hành khách bằng xe xích lô;
– Vận tải hành khách bằng xe thô sơ như xe ngựa kéo, xe bò kéo…
Loại trừ: Cho thuê xe đạp, xích lô và xe thô sơ khác không kèm người lái được phân vào nhóm 77309 (Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác không kèm người điều khiển chưa được phân vào đâu).
4932: Vận tải hành khách đường bộ khác
Nhóm này gồm:
– Vận tải hành khách bằng xe khách nội tỉnh, liên tỉnh;
– Cho thuê xe có người lái để vận tải hành khách, hợp đồng chở khách đi tham quan, du lịch hoặc mục đích khác;
– Hoạt động của cáp treo, đường sắt trong phạm vi sân bay, đường sắt leo núi.
– Hoạt động quản lý điều hành vận tải hành khách.
Loại trừ:
– Cho thuê xe không kèm người lái được phân vào nhóm 77309 (Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác không kèm người điều khiển chưa được phân vào đâu);
– Vận chuyển của xe cứu thương được phân vào nhóm 86990 (Hoạt động y tế khác chưa được phân vào đâu).
49321: Vận tải hành khách bằng xe khách nội tỉnh, liên tỉnh
Nhóm này gồm:
– Vận tải hành khách bằng xe khách nội tỉnh: giữa nội thành với các huyện ngoại thành trong cùng thành phố hoặc giữa các huyện của một tỉnh;
– Vận tải hành khách bằng xe khách liên tỉnh;
– Cho thuê xe chở khách có người lái để vận tải hành khách, hợp đồng chở khách đi tham quan, du lịch hoặc mục đích khác.
Loại trừ: Cho thuê xe chở khách không kèm người lái được phân vào nhóm 77309 (Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác không kèm người điều khiển chưa được phân vào đâu).
49329: Vận tải hành khách đường bộ khác chưa được phân vào đâu
Nhóm này gồm: Hoạt động của đường sắt trong phạm vi sân bay, đường sắt leo núi, đường cáp trên không.
4933: Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
Nhóm này gồm:
– Vận tải hàng hóa thông thường: vận tải gỗ, vận tải gia súc, nông lâm sản, hàng hóa thông thường khác;
– Vận tải hàng hóa bằng xe chuyên dụng: Xe bồn chở chất lỏng, xe chở hóa chất, xe đông lạnh;
– Vận tải hàng nặng, vận tải container;
– Vận tải phế liệu, phế thải, rác thải, không đi kèm hoạt động thu gom hoặc đổ phế liệu, phế thải, rác thải.
Nhóm này cũng gồm:
– Hoạt động chuyển đồ đạc;
– Cho thuê xe tải có người lái;
– Vận tải hàng hóa bằng xe động vật hoặc người kéo.
Loại trừ:
– Chở gỗ trong rừng như một phần của hoạt động đốn gỗ được phân vào nhóm 02400 (Hoạt động dịch vụ lâm nghiệp);
– Cung cấp nước bằng xe tải được phân vào nhóm 36000 (Khai thác, xử lý và cung cấp nước);
– Hoạt động của bến bãi để bốc dỡ hàng được phân vào nhóm 5225 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ);
– Dịch vụ đóng hòm, đóng thùng và bao gói hàng hóa để vận chuyển được phân vào nhóm 52299 (Dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải chưa được phân vào đâu);
– Bưu chính và chuyển phát được phân vào nhóm 53100 (Bưu chính) và nhóm 53200 (Chuyển phát);
– Vận chuyển rác thải như là một công đoạn của hoạt động thu gom rác thải được phân vào nhóm 38110 (Thu gom rác thải không độc hại), nhóm 38121 (Thu gom rác thải y tế) và nhóm 38129 (Thu gom rác thải độc hại khác).
49331: Vận tải hàng hóa bằng ô tô chuyên dụng
Nhóm này gồm:
– Vận tải hàng hóa bằng ô tô bồn chở chất lỏng;
– Vận tải hàng hóa bằng ô tô chuyên dụng chở hóa chất;
– Vận tải hàng hóa bằng ô tô trang bị hệ thống làm lạnh để bảo quản hàng hóa tươi sống;
– Cho thuê ô tô chuyên dụng có kèm người lái để vận tải hàng hóa.
Loại trừ:
– Cung cấp nước bằng xe tải được phân vào nhóm 36000 (Khai thác, xử lý và cung cấp nước);
– Vận chuyển rác thải như là một công đoạn của hoạt động thu gom rác thải được phân vào nhóm 38110 (Thu gom rác thải không độc hại), nhóm 38121 (Thu gom rác thải y tế) và nhóm 38129 (Thu gom rác thải độc hại khác);
– Cho thuê ô tô chuyên dụng không kèm người lái được phân vào nhóm 77309 (Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác không kèm người điều khiển chưa được phân vào đâu).
49332: Vận tải hàng hóa bằng ô tô loại khác (trừ ô tô chuyên dụng)
Nhóm này gồm:
– Vận tải hàng hóa thông thường: vận tải gỗ, vận tải gia súc, nông lâm sản, hàng hóa thông thường khác;
– Vận tải hàng nặng, vận tải container;
– Vận tải phế liệu, phế thải, rác thải, không đi kèm hoạt động thu gom hoặc đổ phế liệu, phế thải, rác thải.
Nhóm này cũng gồm:
– Hoạt động vận chuyển đồ đạc gia đình thiết bị văn phòng….;
– Cho thuê ô tô (trừ ô tô chuyên dụng) có kèm người lái để vận chuyển hàng hóa.
Loại trừ:
– Chở gỗ trong rừng như một phần của hoạt động đốn gỗ được phân vào nhóm 02400 (Hoạt động dịch vụ lâm nghiệp);
– Hoạt động của bến bãi để bốc dỡ hàng được phân vào nhóm 5225 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ);
– Dịch vụ đóng hòm, đóng thùng và bao gói hàng hóa để vận chuyển được phân vào nhóm 52299 (Dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải chưa được phân vào đâu);
– Bưu chính và chuyển phát được phân vào nhóm 53100 (Bưu chính) và nhóm 53200 (Chuyển phát);
– Cho thuê ô tô tải không kèm người lái được phân vào nhóm 77109 (Cho thuê xe có động cơ khác).
49333: Vận tải hàng hóa bằng xe có động cơ loại khác
Nhóm này gồm:
+Vận tải hàng hóa bằng mô tô, xe máy có gắn động cơ.
Loại trừ:
– Cho thuê xe lam, xe lôi, xe máy không kèm người lái được phân vào nhóm 77309 (Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác không kèm người điều khiển chưa được phân vào đâu).
49334: Vận tải hàng hóa bằng xe thô sơ
Nhóm này gồm:
+Vận tải hàng hóa bằng xe cải tiến, xe bò/ngựa kéo hoặc xe súc vật kéo khác.
Loại trừ:
– Cho thuê xe lam, xe lôi, xe máy không kèm người lái được phân vào nhóm 77309 (Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác, không kèm người điều khiển chưa được phân vào đâu).
49339: Vận tải hàng hóa bằng phương tiện đường bộ khác
Nhóm này gồm:
+Vận tải hàng hóa bằng phương tiện đường bộ khác chưa được phân loại vào đâu.
494 – 4940 – 49400: Vận tải đường ống
Nhóm này gồm:
+Vận tải khí, khí hóa lỏng, xăng dầu, nước, chất lỏng khác, bùn than và những hàng hóa khác qua đường ống.
Nhóm này cũng gồm:
+Hoạt động của trạm bơm.
Loại trừ:
– Phân phối khí tự nhiên hoặc khí đã xử lý, nước hoặc hơi nước được phân vào nhóm 35202 (Phân phối nhiên liệu khí bằng đường ống), nhóm 3530 (Sản xuất, phân phối hơi nước, nước nóng, điều hoà không khí và sản xuất nước đá), 36000 (Khai thác, xử lý và cung cấp nước);
– Vận tải nước, chất lỏng… bằng xe bồn được phân vào nhóm 49331 (Vận tải hàng hóa bằng ô tô chuyên dụng).
Quy trình thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải đường sắt, đường bộ và vận tải đường ống qua các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị soạn thảo hồ sơ và nộp hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải đường sắt, đường bộ và vận tải đường ống tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh/Thành phố sở tại
Hồ sơ cần chuẩn bị cho thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải đường sắt, đường bộ và vận tải đường ống bao gồm:
- +Thông báo thay đổi bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải đường sắt, đường bộ và vận tải đường ống.
- +Quyết định của đại hội đồng cổ đông/Quyết định của hội đồng thành viên/ Quyết định của chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên, chủ doanh nghiệp tư nhân
- +Biên bản họp đại hội đồng cổ đông/ Biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải.
- +Nếu người đại diện theo pháp luật không thể tự nộp hồ sơ thì cần có giấy ủy quyền cho cá nhân thực hiện công việc.
Bước 2: Nộp hồ sơ thay đổi bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải đường sắt, đường bộ và vận tải đường ống.
– Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký thay đổi bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải đường sắt, đường bộ và vận tải đường ống.
– Sau 03 đến 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh-sở kế hoạch đầu tư sẽ trả lời về tính hợp lệ của hồ sơ và thông báo doanh nghiệp tới nhận kết quả hoặc sửa đổi bổ sung hồ sơ.
Bước 3: Nhận kết quả hồ sơ thay đổi bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải đường sắt, đường bộ và vận tải đường ống.
– Kết quả nhận được: Giấy xác nhận về việc bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải đường sắt, đường bộ và vận tải đường ống.
Do từ ngày 01/07/2015, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp sẽ không thể hiện nội dung ngành nghề, do đó khi thay đổi ngành nghề thì doanh nghiệp sẽ chỉ nhận kết quả là Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp mà không cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới.
Bước 4: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin đăng ký quốc gia
– Doanh nghiệp sẽ cần chuẩn bị bộ hồ sơ gồm:
+ Giấy đề nghị công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp về bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải đường sắt, đường bộ và vận tải đường ống.
+ Giấy uỷ quyền cho cá nhân nộp hồ sơ, chứng minh thư/Hộ chiếu/Căn cước công dân của người nộp hồ sơ nộp trực tiếp tại phòng đăng ký doanh nghiệp-sở kế hoạch đầu tư sau khi nhận kết quả.
Trên đây là một số thông tin về thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải nếu bạn còn cảm thấy thắc mắc hãy liên hệ gọi đến số điện thoại tổng đài hoặc gửi email của công ty Nam Việt Luật để được tư vấn thêm. Ngoài ra công ty chúng tôi còn các dịch vụ bổ sung ngành nghề khác để công ty bạn có thể lựa chọn phù hợp ngành nghề kinh doanh sau khi thành lập công ty!
Bài viết nên đọc
Bài viết cùng danh mục
-
Mã ngành 8299-Mã ngành xuất nhập khẩu
07/07/2023
-
Mã ngành 4100-4210-Mã ngành kinh doanh xây dựng
07/07/2023
-
Mã ngành 6492 - Mã ngành dịch vụ cầm đồ là gì?
07/07/2023
-
Mã ngành 2816- Mã ngành nghề sản xuất máy móc nâng, bốc dỡ
07/07/2023
-
Mã ngành 2817-Mã ngành sản xuất máy móc, thiết bị văn phòng
07/07/2023
-
Mã ngành 2818 - Mã ngành nghề sản xuất dụng cụ cầm tay
07/07/2023
Bài viết liên quan
-
Mã ngành 2819-Mã ngành nghề sản xuất tủ lạnh, quạt, cân
07/07/2023
-
Mã ngành 2815-Mã ngành sản xuất lò nướng là bao nhiêu?
07/07/2023
-
Mã ngành 2829-Ngành sản xuất máy làm giấy,vật liệu xây dựng
07/07/2023
-
Mã ngành 2814-Mã ngành sản xuất bi, hộp số là bao nhiêu?
07/07/2023
-
Mã ngành 2826-Mã ngành sản xuất máy cho ngành dệt, may, da
07/07/2023
-
Mã ngành 2825-Mã ngành nghề sản xuất máy chế biến thực phẩm
07/07/2023
-
Mã ngành 2824-Mã ngành sản xuất máy khai thác mỏ và xây dựng
07/07/2023
-
Mã ngành 2823-Mã ngành sản xuất máy luyện kim là bao nhiêu?
07/07/2023
-
Mã ngành 2822-Ngành sản xuất máy công cụ, tạo hình kim loại
07/07/2023
-
Mã ngành 2813-Mã ngành sản xuất máy bơm,máy nén,vòi,van khác
07/07/2023
-
Mã ngành 2821-Mã ngành sản xuất máy nông nghiệp, lâm nghiệp
07/07/2023
-
Mã ngành 2811-Mã ngành sản xuất máy thông dụng là bao nhiêu?
07/07/2023
-
Mã ngành 2790-Mã ngành sản xuất thiết bị điện khác
04/06/2023