Thành lập công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

Việt Nam đang ngày càng trở thành một điểm đến quen thuộc của khách du lịch trên thế giới bởi nền văn hóa lâu đời, nền ẩm thực đặc sắc cùng những sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh tế, truyền thống. Thị trường xuất nhập khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài từ đó cũng phát triển bởi nhu cầu ngày càng tăng cao của thị trường quốc tế. Để nắm bắt cơ hội kinh doanh này, việc thành lập công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ là vô cùng cần thiết đối với các nhà đầu tư kinh doanh.

Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam

Hiểu được điều này, Nam Việt Luật xin chia sẻ với khách hàng các nội dung chính yếu như sau:

  • Điều kiện thành lập công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
  • Thủ tục và Hồ sơ đăng ký thành lập công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
  • Kinh nghiệm khi thành lập công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
  • Dịch vụ thành lập công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Nam Việt Luật

Để biết rõ hơn về các nội dung trên, bạn có thể dõi theo phần tư vấn chi tiết cùng Bộ phận pháp lý Nam Việt Luật dưới bài viết sau đây nhé!

Bộ phận pháp lý Nam Việt Luật trả lời:

Cơ sở pháp lý khi thành lập công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ:

  • Luật Doanh nghiệp 2020
  • Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp
  • Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

Điều kiện thành lập công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

Hàng thủ công mỹ nghệ là gì?

Trước tiên, để tìm hiểu các điều kiện khi thành lập công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, bạn cần hiểu hàng thủ công mỹ nghệ là gì? Hàng thủ công mỹ nghệ là các sản phẩm được làm hoàn toàn bằng tay dưới sự hỗ trợ của các công cụ đơn giản, sản phẩm thủ công mỹ nghệ là kết quả từ sự khéo léo, kỹ thuật truyền thống của bàn tay nghệ nhân thủ công tạo ra. Một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ nổi tiếng tại Việt Nam như: hàng mây tre đan, gốm sứ, hàng thêu thủ công, đồ gỗ mỹ nghệ, tranh sơn mài…

Hoạt động xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đang được nhà nước khuyến khích nên không thuộc trường hợp phải xin giấy phép xuất, nhập khẩu. Bạn cũng không cần đáp ứng các điều kiện đặc biệt khi thành lập công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Tương tự như các doanh nghiệp thông thường, khi thành lập công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, bạn chỉ phải đáp ứng các điều kiện chung sau:

  • Chủ thể thành lập công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

Chủ thể thành lập công ty là yếu tố quan trọng quyết định việc thành lập công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ thành công và được hoạt động trên thực tế. Do vậy, khi bắt đầu quyết định thành lập công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ để kinh doanh, bạn cần xem xét bản thân cùng những người tham gia thành lập công ty với mình (nếu có) có quyền được thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp hay không, có thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp hay không.

Xem thêm: Đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp

Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý về đáp ứng lượng chủ thể tối thiểu tương ứng với loại hình doanh nghiệp mà bạn lựa chọn khi thành lập công ty xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Hiện nay, có 05 loại hình doanh nghiệp là: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên và Công ty cổ phần.

Tham khảo: Phân biệt các loại hình doanh nghiệp hợp pháp tại Việt Nam

  • Tên công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

Khi chuẩn bị thành lập công ty xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, bạn cần đặt tên công ty theo các yêu cầu tại Điều 37, Điều 38, Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020. Việc đặt tên theo đúng quy định không chỉ là một trong những điều kiện để hồ sơ đăng ký thành lập công ty xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của bạn được chấp thuận mà có thể còn tạo nên tên thương hiệu riêng của công ty trên thị trường. Đặc biệt, do mục tiêu kinh doanh của khi thành lập công ty xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ là kinh doanh tại thị trường quốc tế, công ty cần cân nhắc đặt trên tránh nhầm lẫn với các nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của công ty mình.

Mời bạn tham khảo thủ tục đăng ký thương hiệu độc quyền tại Nam Việt Luật để bảo vệ nhãn hiệu của bạn.

Điều 37. Tên doanh nghiệp

1. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

a) Loại hình doanh nghiệp;

b) Tên riêng.

Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.

Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu…

Điều 38. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp

1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 của Luật này.

2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Điều 41. Tên trùng và tên gây nhầm lẫn

1. Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.

2. Các trường hợp được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký bao gồm:

a) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký;

b) Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;

c) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;

d) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;

đ) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-“, “_”;

e) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;

g) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”;

h) Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.

  • Vốn thành lập công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

Thành lập công ty xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ không cần đáp ứng mức vốn tối thiểu hay vốn pháp định. Bạn hãy cân nhắc chiến lược và định hướng kinh doanh của công ty để đăng ký số vốn điều lệ phù hợp. Một lưu ý quan trọng là bạn nên đăng ký số vốn phù hợp bởi theo quy định, bạn phải góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mặt khác, vốn điều lệ còn ảnh hưởng đến số thuế môn bài công ty phải đóng hàng năm.

Thành lập công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ cũng không quá phức tạp

Thủ tục & Hồ sơ đăng ký thành lập công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

Để thành lập công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, bạn cần thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ đăng ký thành lập công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ thực hiện theo Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24 Nghị Định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà bạn đã lựa chọn:

Điều 21. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

Điều 22. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty hợp danh

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Điều lệ công ty.

3. Danh sách thành viên.

4. Bản sao các giấy tờ sau đây:

a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

b) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Điều 23. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Điều lệ công ty.

3. Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

4. Bản sao các giấy tờ sau đây:

a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Điều 24. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Điều lệ công ty.

3. Bản sao các giấy tờ sau đây:

a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Bước 2: Nộp hồ sơ và Thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn cần nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ dự định đặt trụ sở chính. Hiện nay, hầu hết các hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đều được nộp thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Sau khi hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp được chấp thuận, thông tin về doanh nghiệp sẽ được công bố trong 30 ngày kể từ ngày được công khai. Nội dung công bố bao gồm:

  • Ngành, nghề kinh doanh;
  • Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có).

Bước 3: Công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tiến hành khắc dấu cho doanh nghiệp

Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty liên hệ với đơn vị khắc dấu để khắc con dấu của công ty. Quy chế quản lý và sử dụng dấu của công ty thực hiện theo Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020:

Điều 43. Dấu của doanh nghiệp

1. Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

2. Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.

3. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.

Tham khảo dịch vụ tại Nam Việt Luật: Thủ tục thành lập công ty trọn gói

 Nộp hồ sơ tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Kinh nghiệm khi thành lập công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

Qua nhiều năm thực hiện thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Việt Nam, Nam Việt Luật xin lưu ý cho các bạn một số vấn đề cần chú ý khi thực hiện thủ tục này.

(1) Kinh nghiệp lựa chọn ngành, nghề và cách ghi ngành, nghề đăng ký thành lập công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

Bạn cần lựa chọn và thực hiện đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp với định hướng, chiến lược kinh doanh tương ứng với mã ngành chính xác. Bạn có thể tham khảo một số mã ngành phù hợp với công ty của mình dưới đây:

  • Mã ngành 1311: Sản xuất sợi
  • Mã ngành 1312: Sản xuất vải dệt thoi
  • Mã ngành 1313: Hoàn thiện sản phẩm dệt
  • Mã ngành 1512: Sản xuất vali, túi xách và các loại tương tự, sản xuất yên đệm
  • Mã ngành 1610: Cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ
  • Mã ngành 1621: Sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác
  • Mã ngành 1622: Sản xuất đồ gỗ xây dựng
  • Mã ngành 1623: Sản xuất bao bì bằng gỗ
  • Mã ngành 1629: Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện
  • Mã ngành 1701: Sản xuất bột giấy, giấy và bìa
  • Mã ngành 1702: Sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa
  • Mã ngành 1709: Sản xuất các sản phẩm khác từ giấy và bìa chưa được phân vào đâu
  • Mã ngành 2220: Sản xuất sản phẩm từ plastic
  • Mã ngành 2393: Sản xuất sản phẩm gốm sứ khác
  • Mã ngành 2599: Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu
  • Mã ngành 4641: Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép
  • Mã ngành 4649: Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình
  • Mã ngành 4663: Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
  • Mã ngành 4669: Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu
  • Mã ngành 4751: Bán lẻ vải, len, sợi, chỉ khâu và hàng dệt khác trong các cửa hàng chuyên doanh
  • Mã ngành 4771: Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên doanh
  • Mã ngành 4773: Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh. Chi tiết: Bán lẻ hàng lưu niệm, hàng đan lát, hàng thủ công mỹ nghệ trong các cửa hàng chuyên doanh; Bán lẻ tranh, ảnh và các tác phẩm nghệ thuật khác (trừ đồ cổ) trong các cửa hàng chuyên doanh
  • Mã ngành 4782: Bán lẻ hàng dệt, may sẵn, giày dép lưu động hoặc tại chợ
  • Mã ngành 4789: Bán lẻ hàng hóa khác lưu động hoặc tại chợ
  • Mã ngành 8299: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu

Chi tiết: Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh

Bạn hãy tham khảo và lựa chọn thêm ngành nghề kinh doanh phù hợp tại: Hệ thống ngành nghề kinh tế cấp 4

(2) Kinh nghiệm lựa chọn loại hình khi thành lập công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

Pháp luật không quy định loại hình bắt buộc bạn phải thành lập khi đăng ký thành lập công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Bạn cần chọn loại hình công ty phù hợp với mô hình xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của mình khi đăng ký kinh doanh. Mỗi loại hình đều có những đặc điểm riêng, thích hợp với từng điều kiện về vốn cũng như số lượng thành viên… của công ty. Do đó, bạn hãy lưu ý và đưa ra lựa chọn đúng đắn.

Tham khảo thêm: Ưu điểm và nhược điểm các loại hình doanh nghiệp

(3) Kinh nghiệm khi xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

Tuy không cần phải xin giấy phép xuất, nhập khẩu nhưng khi hoạt động kinh doanh, bạn vẫn phải chú ý các quy định về nhập khẩu của quốc gia mà công ty của bạn sẽ xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng của mình. Để làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, công ty cần thực hiện các bước như dưới đây:

  • Nêu rõ các đặc điểm, tính chất của hàng hóa được xuất khẩu như khối lượng, chất liệu, số lượng,… cho các đơn vị làm thủ tục vận chuyển hàng hóa. Các loại nguyên liệu đặc biệt (gỗ…) đều cần có giấy chứng nhận về nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo minh bạch của hàng hóa và hàng hóa của công ty không sử dụng nguyên liệu là gỗ quý, gỗ cấm khai thác…
  • Cung cấp danh mục hàng hóa cần xuất khẩu, nhập khẩu để làm thủ tục thông quan xuất khẩu. Bạn có thể thực hiện thông qua hệ thống khai báo hải quan điện tử.

(4) Những câu hỏi, vấn đề được quan tâm khi thành lập công ty:

– Khởi nghiệp là hoạt động để hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh và xây dựng mô hình hoạt động để đem lại doanh thu, lợi nhuận từ việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ mà các cá nhân, doanh nghiệp đang nhắm đến. Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra làm cho các doanh nghiệp băn khoăn, ví dụ như sau đây:

Thành lập công ty có tốn nhiều thời gian không?

>>> Tham khảo ngay: Thời gian thành lập công ty

Mở công ty – thành lập doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh có tốn nhiều chi phí không?

>>> Tham khảo ngay: Chi phí thành lập công tyHồ sơ thành lập công ty

Nên sử dụng dịch vụ thành lập công ty ở đâu? Thành lập lập doanh nghiệp ở đâu uy tín? Dịch vụ ở đâu vừa uy tín vừa tiết kiệm được chi phí trong thời gian đầu hoạt động?

>>> Tham khảo ngay: Thành lập công ty ở đâu uy tín?

Thủ tục sau khi thành lập công ty

Những thủ tục cần thực hiện sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Sau khi thành lập công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ với thủ tục trên, doanh nghiệp còn phải thực hiện các thủ tục sau:

  • Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: trong 30 ngày kể từ ngày được được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia. Nếu doanh nghiệp không công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp đúng hạn sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng.
  • Khắc dấu và nộp hồ sơ thông báo sử dụng mẫu con dấu.
  • Mở tài khoản ngân hàng, thông báo tài khoản ngân hàng với Sở kế hoạch và đầu tư;
  • Đăng ký chữ ký số để nộp thuế điện tử
  • Nộp tờ khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài;
  • Làm biển hiệu Công ty ;
  • Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng;
  • Đề nghị đặt in hóa đơn và đặt in hóa đơn

Dịch vụ thành lập công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Nam Việt Luật

Nam Việt Luật là nơi quy tụ đội ngũ Luật sư, chuyên viên Luật vững chuyên môn, giàu kinh nghiệm, am hiểu về thủ tục, hồ sơ, trình tự thành lập công ty. Có khả năng tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ mọi vấn đề khi mở công ty cho bạn. Đặc biệt, nhằm giúp bạn nắm rõ những quy định trước khi thành lập công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, Nam Việt Luật chuyên tư vấn những vấn đề liên quan như:

  • Tư vấn trước khi thành lập công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ: Chọn tên công ty, ngành nghề kinh doanh, loại hình, chọn địa điểm, người đại diện theo pháp luật…;
  • Tư vấn chi tiết về điều kiện thành lập và các điều kiện cần đến giấy phép con có liên quan (nếu có) trước khi công ty đi vào hoạt động;
  • Tư vấn và Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép con cần thiết (nếu có);
  • Tư vấn các bước làm thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.
  • Các vấn đề cần quan tâm sau khi thành lập công ty: Tư vấn pháp luật về thuế; dịch vụ kế toán cũng như các vấn đề phát sinh khác…

Đơn vị tư vấn thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

—————————————————–

Trên đây là tư vấn của công ty Nam Việt Luật về điều kiện thành lập công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, thủ tục đăng ký thành lập công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ dựa trên quy định pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, chúng tôi cũng hiểu rằng, trong giới hạn bài viết này sẽ không thể đáp ứng được hết những nhu cầu, thắc mắc của người xem – vì phạm vi lĩnh vực khá rộng, để được tư vấn trực tiếp hơn hoặc có nhu cầu thực hiện thủ tục này, hãy liên hệ Nam Việt Luật để được đội ngũ nhân viên giải đáp thắc mắc, gỡ rối những vấn đề bạn đang gặp phải và tư vấn chi tiết nhé.

Bài viết liên quan khác
0778000555
0782222229
button