• Thành lập công ty sản xuất phim

    • Thành lập công ty theo ngành nghề
    • Main Nguyen Tác giả: Main Nguyen
      5 /5 của 1 đánh giá

    Thành lập công ty sản xuất phim thì cần chuẩn bị gì? Điều kiện cụ thể ra sao? Sau khi mở công ty có cần lưu ý gì không? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp những băn khoăn trên một cách chi tiết.

    I/ Thành lập công ty sản xuất phim – Những thủ tục cần chuẩn bị

    Khi thành lập công ty sản xuất phim thì doanh nghiệp cần chuẩn bị những thủ tục cơ bản sau:

    Tên công ty không trùng lặp với công ty khác

    – Khi đặt tên cho công ty sản xuất phim, doanh nghiệp phải lưu ý là không đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký. Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó làm tên công ty. Cấm sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

    – Tên công ty sản xuất phim phải có đủ cấu trúc gồm loại hình và tên riêng. Doanh nghiệp hãy tra cứu tên doanh nghiệp trước khi đặt tên để tránh vi phạm quy định chung.

    >>> Tham khảo chi tiết hơn: Cách đặt tên công ty).

    Địa chỉ công ty phải đặt đúng quy định

    – Doanh nghiệp khi chọn địa chỉ đặt công ty phải lưu ý là địa chỉ công ty phải nằm trong lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ xác định, cụ thể.

    – Cấm sử dụng địa chỉ giả, cấm dùng khu chung cư, nhà tập thể làm địa chỉ cho công ty.

    – Doanh nghiệp có thể sử dụng địa chỉ nhà riêng hoặc thuê văn phòng để đặt địa chỉ công ty sản xuất phim

    >>> Tham khảo thêm: Cách đặt địa chỉ công ty

    Người đại diện theo pháp luật của công ty phải có năng lực, kinh nghiệm

    – Người đại diện pháp luật là người có vai trò quan trọng trong công ty, là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Do đó, doanh nghiệp sản xuất phim nên chọn một người đủ năng lực, khả năng, kinh nghiệm và có thể tin tưởng.

    – Vị trí người đại diện pháp luật này có thể để cho chủ doanh nghiệp, giám đốc, tổng giám đốc, chủ tịch hay người quản lý đảm nhận. Một doanh nghiệp có thể có 1 hoặc nhiều người đại diện tùy vào loại hình công ty và người đại diện có thể thay đổi sau khi thành lập công ty.

    >>> Tham khảo thêm: Quy định về người đại diện theo pháp luật

    Chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với công ty sản xuất phim

    – Doanh nghiệp cần chọn loại hình công ty phù hợp với công ty sản xuất phim của mình để có thể đăng ký kinh doanh. Mỗi loại hình đều có những đặc điểm riêng, thích hợp với từng điều kiện về vốn cũng như số lượng thành viên… của công ty. Do đó, doanh nghiệp hãy lưu ý và đưa ra lựa chọn đúng đắn. Một số loại hình công ty phổ biển hiện nay gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên, công ty tư nhân, công ty cổ phần, công ty hợp danh. (Tham khảo thêm: Ưu điểm và nhược điểm các loại hình doanh nghiệp).

    Chọn ngành nghề đăng ký kinh doanh cho công ty

    – Khi thành lập công ty sản xuất phim thì doanh nghiệp cần tiến hành chọn và đăng ký ngành nghề kinh doanh liên quan đến sản xuất phim, như thế mới có thể tiến hành hoạt động sản xuất phim theo đúng quy định. (Tham khảo chi tiết: Danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh).

    – Doanh nghiệp có thể chọn và đăng ký một số ngành nghề liên quan như:

    Ngành nghề Mã ngành
    Hoạt động phát hành phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình 5913
    Hoạt động sản xuất phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình.(Hoạt động sản xuất phim điện ảnh có điều kiện)

     

    5911

     

     

    Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí 9000

    – Doanh nghiệp phải lưu ý là nếu trường hợp doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh không yêu cầu điều kiện thì không cần đáp ứng điều kiện khi đi vào hoạt động. Tuy nhiên nếu đăng ký ngành nghề yêu cầu điều kiện thì cần đáp ứng đủ những yêu cầu theo quy định của ngành nghề và xin giấy phép kinh doanh mới được đi vào hoạt động kinh doanh. (Tham khảo ngay: Danh mục ngành nghề kinh doanh yêu cầu điều kiện).

    Chuẩn bị đầy đủ vốn theo quy định và kê khai vốn điều lệ

    – Công ty sản xuất phim cần chuẩn bị đầy đủ nguồn vốn khi mở công ty, bởi vì quá trình mở doanh nghiệp cần khá nhiều chi phí khác nhau. Đặc biệt, ngành nghề sản xuất phim lại là ngành nghề yêu cầu điều kiện về vốn pháp định, do đó, doanh nghiệp phải lưu ý chuẩn bị đúng số vốn quy định. (Tham khảo ngay: Vốn tối thiểu khi thành lập công ty là bao nhiêu?).

    – Với trường hợp ngành nghề không yêu cầu vốn pháp định thì doanh nghiệp có thể kê khai vốn điều lệ tùy vào mong muốn, khả năng của mình mà không phải tuân thủ điều kiện gì cả. Tuy nhiên, ngành nghề sản xuất phim lại là ngành nghề có quy định về vốn pháp định. Cho nên, doanh nghiệp phải kê khai mức vốn điều lệ tối thiểu bằng với mức vốn pháp định của ngành nghề. (Tham khảo ngay: Danh sách ngành nghề yêu cầu vốn pháp định).

    II/ Điều kiện cần đáp ứng khi thành lập công ty sản xuất phim

    Vì sản xuất phim là ngành nghề có điều kiện, do đó, doanh nghiệp cần đáp ứng đầy đủ những yêu cầu cơ bản sau mới được đi vào hoạt động kinh doanh.

    – Doanh nghiệp cần chuẩn bị vốn pháp định tối thiểu là 1 tỷ VNĐ, trường hợp này phải đăng ký vốn điều lệ tối thiểu là 1 tỷ VNĐ. Số vốn này cần cung cấp các tài liệu chứng minh vốn đầy đủ.

    – Tổng giám đốc, giám đốc, chủ doanh nghiệp sản xuất phim phải đáp ứng đủ những tiêu chuẩn chung, là người có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất phim.

    – Doanh nghiệp sản xuất phim bắt buộc phải đăng ký ngành nghề liên quan, phù hợp với linh vực sản xuất phim.

    – Khi đáp ứng đủ điều kiện cần thiết, doanh nghiệp cần làm hồ sơ xin giấy phép đủ điều kiện sản xuất phim từ Cục Điện ảnh theo quy định thì mới được phép hoạt động kinh doanh.

    III/ Hồ sơ cần chuẩn bị để thành lập công ty sản xuất phim

    Để thành tiến hành thành lập công ty sản xuất phim. Doanh nghiệp cần đăng ký xin giấy phép kinh doanh, hồ sơ cần chuẩn bị đến tiến hành bao gồm:

    – Giấy đăng ký doanh nghiệp kinh doanh đối với lĩnh vực sản xuất phim (Giấy đăng ký thành lập công ty).

    – Thẻ căn cước, hộ chiếu, giấy xác nhận hợp pháp về tư cách công dân hay chứng minh nhân dân cho cá nhân. Các giấy tờ này cần photo có công chứng kèm bản gốc để đối chiếu.

    – Thẻ căn cước, hộ chiếu, CMND của người đại diện pháp luật đúng như quy định, quyết định thành lập hay giấy xác nhận đăng ký hoạt động công ty đối với tổ chức.

    – Đối với người nước ngoài, cần bổ sung giấy chứng nhận đầu tư vào công ty, doanh nghiệp tại Việt Nam.

    – Lập danh sách đầy đủ các cổ đông, thành viên tham gia góp vốn vào công ty, kèm các loại giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý.

    – Một văn bản điều lệ công ty với đầy đủ những quy định liên quan đến tổ chức và hoạt động của công ty sản xuất phim.

    >>> Sau khi chuẩn bị đầy đủ, tiến hành nộp hồ sơ đến Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư. Thời hạn giải quyết và trả kết quả từ 3 – 6 ngày (không kể ngày nghỉ, ngày lễ).

    IV/ Sau khi thành lập công ty sản xuất phim cần lưu ý điều gì?

    Sau khi thành lập công ty sản xuất phim thì doanh nghiệp cần hoàn tất những thủ tục sau:

    Hoàn tất việc đăng ký tài khoản ngân hàng

    – Công ty sản xuất phim cần tiến hành đăng ký tài khoản ngân hàng cho công ty để có thể thực hiện các hoạt động liên quan đến tiền. Chủ doanh nghiệp ra ngân hàng và mang theo con dấu, giấy phép đăng ký doanh nghiệp cũng như CMND để đăng ký mở tài khoản. Sau đó, làm thủ tục báo lên Sở Kế hoạch và đầu tư số tài khoản này.

    Hoàn tất việc mua chữ ký số

    – Công ty sản xuất phim thực hiện mua chữ ký số theo đúng quy định để có thể đóng thuế online. Sau đó, kế toán doanh nghiệp sử dụng chữ ký này để đóng thuế trực tuyến cho doanh nghiệp theo định kỳ.

    Hoàn tất việc kê khai thuế môn bài đúng kỳ hạn

    – Sau 30 ngày kể từ ngày thành lập công ty sản xuất phim, doanh nghiệp phải tiến hành kê khai và nộp tờ kê khai thuế môn bài đúng quy định.

    Hoàn tất việc đóng thuế

    – Công ty sản xuất phim sẽ cần đóng một số loại thuế cơ bản như thuế môn bài (tùy theo vốn điều lệ doanh nghiệp kê khai, nếu trên 10 tỷ thì đóng 3 triệu VNĐ/ năm, nếu dưới 10 tỷ thì đóng 2 triệu VNĐ/ năm), thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm.

    Hoàn tất việc góp vốn

    – Công ty sản xuất phim có thể tiến hành góp vốn bằng tải sản, tiền Việt Nam, ngoại tệ hay bằng các tài sản sở hữu trí tuệ, bí quyết kinh doanh… được định giá phù hợp.

    – Thời hạn góp vốn tối đa trong công ty sản xuất phim là 90 ngày kể từ ngày có giấy phép đăng ký doanh nghiệp. Các thành viên cổ đông phải góp đủ số vốn đã cam kết.

    – Trường hợp không góp đủ vốn, doanh nghiệp cần làm thủ tục thay đổi vốn điều lệ để tránh bị xử phạt hành chính.

    >>> Tham khảo ngay: Quy định về việc góp vốn trong doanh nghiệp

    Hoàn tất việc phát hành hóa đơn

    – Doanh nghiệp tiến hành ra thông báo phát hành hóa đơn giá trị gia tăng trước khi chính thức phát hành. Sau đó đặt in hóa đơn để sử dụng, phục vụ cho công ty. Nếu trường hợp không thông báo phát hành hóa đơn hay không in hóa đơn, doanh nghiệp cũng có thể mua hóa đơn để sử dụng.

    Hoàn tất công đoạn thuê kê toán viên hoặc sử dụng dịch vụ kế toán

    Công ty sản xuất phim nếu chưa thuê được kế toán thuế để tiến hành kê khai và nộp các tờ khai thuế ban đầu cho doanh nghiệp thì có thể sử dụng dịch vụ kế toán của Nam Việt Luật để đảm bảo việc kê khai thuế ban đầu đúng quy định của pháp luật. (Tham khảo thêm: Dịch vụ kế toán trọn gói của Nam Việt Luật).

    Hoàn tất việc công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp

    – Trong thời hạn tối đa là 30 ngày kể từ khi được cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp thì công ty sản xuất phim cần tiến hành công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lên cổng thông tin điện tử quốc gia đúng quy định. Nếu không tuân thủ, doanh nghiệp sẽ bị phạt hành chính với mức phạt từ 1 triệu VNĐ đến 2 triệu VNĐ.

    Hoàn tất việc khắc con dấu công ty sản xuất phim

    – Công ty sản xuất phim cần có con dấu riêng, số lượng và hình thức con dấu do doanh nghiệp quyết định. Nhưng phải đảm bảo có đủ tên công ty và mã số doanh nghiệp. Doanh nghiệp sau khi khắc con dấu thì hoàn tất thủ tục công bố mẫu dấu lên cổng thông tin điện tử quốc gia./ Tư 

    V/ Tư vấn thành lập doanh nghiệp sản xuất phim tại Nam Việt Luật

    Thành lập doanh nghiệp là dịch vụ mà Nam Việt Luật thường xuyên thực hiện. Chúng tôi đảm nhận tư vấn thành lập doanh nghiệp cho tất cả các loại hình và lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp sẽ nhận được đầy đủ thông tin tư vấn về hồ sơ, trình tự thủ tục để  thực hiện thành lập công ty sản xuất phim. Chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và tiến hành các bước như sau:

    • Nam Việt Luật sẽ hướng dẫn chi tiết cho khách hàng cách làm hồ sơ, những thủ tục giấy tờ cần thiết.
    • Tư vấn và tiến hành cả những vấn đề sau thành lập công ty như kế toán, hướng phát triển, đóng thuế, công khai thông tin,… cho doanh nghiệp một cách tốt nhất
    • Bằng kinh nghiệm dồi dào trong việc thành lập công ty sản xuất phim đã từng có trước đây, Nam Việt Luật tự tin sẽ là địa chỉ tư vấn uy tín mà khách hàng có thể yên tâm tin tưởng.

    Trên đây là phần trình bày về những nội dung liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp sản xuất phim. Quý độc giả tham khảo thông tin nếu còn vướng mắc bất cứ vấn đề gì liên quan đến điều kiện, hồ sơ hay thủ tục để thành lập doanh nghiệp trong lĩnh vực này vui lòng liên hệ trực tiếp với Nam Việt Luật để được hỗ trợ giải đáp nhanh nhất.

Thông báo
Gọi điện thoại