Thành lập công ty san lấp mặt bằng

Làm sao để thành lập công ty san lấp mặt bằng thành công? Điều kiện san lấp mặt bằng hay đăng ký dịch vụ san lấp mặt bằng như thế nào? Bài viết sau đây sẽ làm rõ trình tự thủ tục mở công ty san lấp mặt bằng để cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu thành lập công ty lĩnh vực này nắm rõ.

I/ Các bước thành lập công ty san lấp mặt bằng – Quy trình cơ bản

Để có thể thành lập công ty san lấp mặt bằng thành công thì doanh nghiệp cần tiến hành theo quy trình sau:

Bước 1: Chuẩn bị tên và địa chỉ công ty san lấp mặt bằng

* Tên công ty san lấp mặt bằng

– Tên công ty san lấp mặt bằng phải có đủ cấu trúc gồm loại hình và tên riêng. Doanh nghiệp hãy tra cứu tên doanh nghiệp trước khi đặt tên để tránh vi phạm quy định chung.

– Khi đặt tên cho công ty san lấp mặt bằng, doanh nghiệp phải lưu ý là không đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký. Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp. Cấm sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

>>> Tham khảo chi tiết hơn: Cách đặt tên công ty

* Địa chỉ doanh nghiệp

– Doanh nghiệp có thể sử dụng địa chỉ nhà riêng hoặc thuê văn phòng để đặt địa chỉ công ty san lấp mặt bằng

– Doanh nghiệp khi chọn địa chỉ đặt công ty phải lưu ý là địa chỉ công ty phải nằm trong lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ xác định, cụ thể.  Cấm sử dụng địa chỉ giả, cấm dùng khu chung cư, nhà tập thể làm địa chỉ cho công ty.

>>> Tham khảo thêm: Cách đặt địa chỉ công ty

Bước 2: Chuẩn bị loại hình doanh nghiệp phù hợp cho công ty

– Doanh nghiệp cần chọn loại hình công ty phù hợp với công ty san lấp mặt bằng của mình để có thể đăng ký kinh doanh. Mỗi loại hình đều có những đặc điểm riêng, thích hợp với từng điều kiện về vốn cũng như số lượng thành viên… của công ty. Do đó, doanh nghiệp hãy lưu ý và đưa ra lựa chọn đúng đắn. Một số loại hình công ty phổ biển hiện nay gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên, công ty tư nhân, công ty cổ phần, công ty hợp danh. (Tham khảo thêm: Ưu điểm và nhược điểm các loại hình doanh nghiệp).

Bước 3: Chuẩn bị người đại diện pháp luật cho doanh nghiệp

– Người đại diện pháp luật là người có vai trò quan trọng trong công ty, là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Do đó, doanh nghiệp san lấp mặt bằng nên chọn một người đủ năng lực, khả năng, kinh nghiệm và có thể tin tưởng.

– Vị trí người đại diện pháp luật này có thể để cho chủ doanh nghiệp, giám đốc, tổng giám đốc, chủ tịch hay người quản lý đảm nhận. Một doanh nghiệp có thể có 1 hoặc nhiều người đại diện tùy vào loại hình công ty và người đại diện có thể thay đổi sau khi thành lập công ty.

>>> Tham khảo thêm: Quy định về người đại diện theo pháp luật

Bước 4: Chuẩn bị vốn tối thiểu và vốn điều lệ

 – Công ty san lấp mặt bằng cần chuẩn bị đầy đủ nguồn vốn khi mở công ty, bởi vì quá trình mở doanh nghiệp cần khá nhiều chi phí khác nhau. Tuy nhiên, số vốn tối thiểu sẽ tùy thuộc vào điều kiện, khả năng của từng doah nghiệp cũng như quy định của ngành nghề kinh doanh. (Tham khảo ngay: Vốn tối thiểu khi thành lập công ty là bao nhiêu?).

– Với trường hợp ngành nghề không yêu cầu vốn pháp định thì doanh nghiệp có thể kê khai vốn điều lệ tùy vào mong muốn, khả năng của mình mà không phải tuân thủ điều kiện gì cả. (Tham khảo thêm: Vốn điều lệ là gì?).

– Tuy nhiên, nếu  ngành nghề có quy định về vốn pháp định thì doanh nghiệp phải kê khai mức vốn điều lệ tối thiểu bằng với mức vốn pháp định của ngành nghề. (Tham khảo ngay: Danh sách ngành nghề yêu cầu vốn pháp định).

Bước 5: Chuẩn bị ngành nghề đăng ký kinh doanh

– Khi thành lập công ty san lấp mặt bằng thì doanh nghiệp cần tiến hành chọn và đăng ký ngành nghề kinh doanh liên quan đến san lấp mặt bằng, như thế mới có thể tiến hành hoạt động san lấp mặt bằng theo đúng quy định. (Tham khảo chi tiết: Danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh).

 – Nhóm ngành nghề cụ thể có thể đăng ký kinh doanh là 431: Phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng . Nhóm này gồm: Các hoạt động chuẩn bị mặt bằng cho các hoạt động xây dựng tiếp theo, bao gồm cả chuyển rời các công trình tồn tại trước đây.

Ngành nghề chi tiếtMã ngành chi tiết
Phá dỡ 
Nhóm này gồm: Phá huỷ hoặc đập các toà nhà và các công trình khác

4311 – 43110

Chuẩn bị mặt bằng 
– Nhóm này gồm: Việc chuẩn bị mặt bằng xây dựng. Cụ thể:+ Làm sạch mặt bằng xây dựng+ Vận chuyển đất: đào, lấp, san mặt bằng và ủi tại các mặt bằng xây dựng, tiêu nước, vận chuyển đá, nổ mìn…

+ Chuẩn bị mặt bằng để khai thác như: Chuyển vật cồng kềnh và các hoạt động chuẩn bị, phát triển khác đối với mặt bằng và tài sản khoáng sản, ngoại trừ ở những vùng dầu và khí.

+ Khoan thăm dò, khoan lỗ kiểm tra, lấy mẫu thử để kiểm tra về địa chất, địa vật lý hoặc các mục đích tương tự.

+ Hệ thống cấp thoát nước tại mặt bằng xây dựng.

+ Hệ thống cấp thoát nước nông nghiệp và lâm nghiệp.

+ Dò mìn và các loại tương tự (bao gồm cả việc cho nổ) tại mặt bằng xây dựng.

4312 – 43120

– Nếu doanh nghiệp đăng ký ngành nghề không yêu cầu điều kiện thì có thể đi vào kinh doanh sau khi có giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên nếu đăng ký ngành nghề yêu cầu điều kiện, thì phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện theo quy định rồi mới được đi vào kinh doanh. (Tham khảo ngay: Danh mục ngành nghề kinh doanh yêu cầu điều kiện).

Bước 6: Soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập công ty san lấp mặt bằng

Hồ sơ đăng ký thành lập công ty san lấp mặt bằng gồm những thành phần sau:

– Điều lệ công ty

– CMND, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân hay tài liệu chứng minh tư cách cá nhân tương đương nếu là cá nhân. Hoặc MND, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân kèm với quyết định thành lập, giấy phép đăng ký doanh nghiệp… nếu là tổ chức.

– Danh sách cổ đông hoặc thành viên của công ty san lấp mặt bằng.

– Giấy đề nghị được cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp.

Bước 7: Nộp hồ sơ lên Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và đầu tư

– Công ty san lấp mặt bằng mang hồ sơ nộp lên Phòng  đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và đầu tư.  Sau đó, chờ từ 3 – 6 ngày để lấy giấy phép đăng ký doanh nghiệp hợp lệ.

– Tuy nhiên, doanh nghiệp phải lưu ý là giấy phép chỉ được cấp khi hồ sơ đảm bảo đúng, đủ và hợp lệ. Nếu không thì Sở KH & ĐT sẽ trả lời lý do bằng văn bản.

>>> Doanh nghiệp có thể đăng ký tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Nam Việt Luật để được hướng dẫn và tư vấn chi tiết về làm hồ sơ này.

Bước 8: Tiến hành công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp

– Trong thời hạn tối đa là 30 ngày kể từ khi được cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp thì công ty san lấp mặt bằng cần tiến hành công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lên cổng thông tin điện tử quốc gia đúng quy định. Nếu không tuân thủ, doanh nghiệp sẽ bị phạt hành chính với mức phạt từ 1 triệu VNĐ đến 2 triệu VNĐ.

Bước 9: Khắc con dấu và công bố mẫu dấu của công ty san lấp mặt bằng

– Công ty san lấp mặt bằng cần có con dấu riêng, số lượng và hình thức con dấu do doanh nghiệp quyết định. Nhưng phải đảm bảo có đủ tên công ty và mã số doanh nghiệp. Doanh nghiệp sau khi khắc con dấu thì hoàn tất thủ tục công bố mẫu dấu lên cổng thông tin điện tử quốc gia.

Thành lập công ty san lấp mặt bằng

Thành lập công ty san lấp mặt bằng cần thực hiện theo 9 bước.

II/ Những thủ tục cần làm sau khi thành lập công ty san lấp mặt bằng

Sau khi thành lập công ty san lấp mặt bằng thành công, được cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần phải:

Góp vốn đã cam kết đúng thời gian quy định

– Công ty san lấp mặt bằng có thể tiến hành góp vốn bằng tải sản, tiền Việt Nam, ngoại tệ hay bằng các tài sản sở hữu trí tuệ, bí quyết kinh doanh… được định giá phù hợp.

– Thời hạn góp vốn tối đa trong công ty san lấp mặt bằng là 90 ngày kể từ ngày có giấy phép đăng ký doanh nghiệp. Các thành viên cổ đông phải góp đủ số vốn đã cam kết.

– Trường hợp không góp đủ vốn, doanh nghiệp cần làm thủ tục thay đổi vốn điều lệ để tránh bị xử phạt hành chính.

>>> Tham khảo ngay: Quy định về việc góp vốn trong doanh nghiệp

Thuê hoặc sử dụng dịch vụ kế toán

– Công ty san lấp mặt bằng nếu chưa thuê được kế toán thuế để tiến hành kê khai và nộp các tờ khai thuế ban đầu cho doanh nghiệp thì có thể sử dụng dịch vụ kế toán của Nam Việt Luật để đảm bảo việc kê khai thuế ban đầu đúng quy định của pháp luật. (Tham khảo thêm: Dịch vụ kế toán trọn gói của Nam Việt Luật).

Tiến hành đóng thuế và kê khai thuế môn đúng thời gia quy định

– Công ty san lấp mặt bằng sẽ cần đóng một số loại thuế cơ bản như

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp, đóng sau khi kết thúc năm tài chính.

+ Thuế giá trị gia tăng, đóng theo quý báo cáo của doanh nghiệp.

+  Thuế môn bài (tùy theo vốn điều lệ doanh nghiệp kê khai, nếu trên 10 tỷ thì đóng 3 triệu VNĐ/ năm, nếu dưới 10 tỷ thì đóng 2 triệu VNĐ/ năm).

– Hơn nữa, sau 30 ngày kể từ ngày thành lập công ty san lấp mặt bằng, doanh nghiệp phải tiến hành kê khai và nộp tờ kê khai thuế môn bài đúng quy định.

Thông báo phát hành hóa đơn GTGT

– Doanh nghiệp tiến hành ra thông báo phát hành hóa đơn giá trị gia tăng trước khi chính thức phát hành. Sau đó đặt in hóa đơn để sử dụng, phục vụ cho công ty. Nếu trường hợp không thông báo phát hành hóa đơn hay không in hóa đơn, doanh nghiệp cũng có thể mua hóa đơn để sử dụng.

Tiến hành làm và treo bảng hiệu công ty san lấp mặt bằng

– Công ty san lấp mặt bằng cần đặt làm bảng hiệu của công ty, bảng hiệu phải có đủ thông tin doanh nghiệp như tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệp… Sau đó, treo bảng hiệu công ty ở địa chỉ của công ty để thuận tiện cho việc quản lý.

Đăng ký tài khoản ngân hàng và mua chữ ký số

– Công ty san lấp mặt bằng cần tiến hành đăng ký tài khoản ngân hàng cho công ty để có thể thực hiện các hoạt động liên quan đến tiền. Chủ doanh nghiệp ra ngân hàng và mang theo con dấu, giấy phép đăng ký doanh nghiệp cũng như CMND để đăng ký mở tài khoản. Sau đó, làm thủ tục báo lên Sở Kế hoạch và đầu tư số tài khoản này.

– Bên cạnh đó, công ty phải mua chữ ký số theo đúng quy định để có thể đóng thuế online. Sau đó, kế toán doanh nghiệp sử dụng chữ ký này để đóng thuế trực tuyến cho doanh nghiệp theo định kỳ.

III/ Dịch vụ thành lập công ty san lấp mặt bằng của Nam Việt Luật

Để được tư vấn chi tiết hơn về thủ tục thành lập công ty san lấp mặt bằng cũng như những vấn đề liên quan, quý khách hàng hãy liên hệ ngay đến Nam Việt Luật.

– Nam Việt Luật quy tụ đội ngũ Luật sư, chuyên viên Luật giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, am hiểu về thủ tục, hồ sơ, trình tự thành lập công ty. Có khả năng tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ mọi vấn đề khi mở công ty cho bạn.

– Đặc biệt, nhằm giúp bạn nắm rõ những quy định trước khi thành lập công ty san lấp mặt bằng, Nam Việt Luật chuyên tư vấn những vấn đề liên quan như:

+ Tư vấn trước khi thành lập công ty: Chọn tên công ty, ngành nghề kinh doanh, loại hình, chọn địa điểm, người đại diện theo pháp luật…

+ Tư vấn hồ sơ cần chuẩn bị khi thành lập công ty 

+ Tư vấn các bước làm thủ tục thành lập công ty.

+ Các vấn đề cần quan tâm sau khi thành lập công ty.

Trên đây, là chi tiết thủ tục thành lập công ty san lấp mặt bằng. Hy vọng thông qua nội dung bài viết, doanh nghiệp có thể nắm rõ những quy định và các bước thành lập doanh nghiệp san lấp mặt bằng. Nếu còn bất cứ băn khoăn hay vướng mắc gì chưa rõ? liên quan đến điều kiện sạn lấp mặt bằng hay quy định mở công ty dịch vụ san lấp mặt bằng, hãy liên hệ đến Nam Việt Luật ngay để nhận được hỗ trợ và tư vấn chi tiết nhé!

Bài viết liên quan khác
0778000555
0909608102
button