Đời sống con người ngày một nâng cao và cải thiện khiến con người không chỉ quan tâm đến các nhu cầu thiết yếu như ăn, mặc, ở… mà còn quan tâm cả các vấn đề về sắc đẹp, thẩm mỹ… Điều này đã góp phần thúc đẩy thị trường làm đẹp ra đời, mở rộng và có cơ hội phát triển, đặc biệt là sản xuất và phân phối, xuất nhập khẩu các mặt hàng mỹ phẩm. Hiện nay, tại Việt Nam, hàng loạt các công ty nhập khẩu mỹ phẩm đã ra đời để nắm bắt cơ hội kinh doanh này. Trong khi đó, một bộ phần nhà đầu tư, do chưa hiểu rõ về điều kiện, thủ tục thành lập công ty nhập khẩu mỹ phẩm nên vẫn chưa thể tham gia kinh doanh ngành nghề hấp dẫn này.
Thị trường mỹ phẩm ngày càng mở rộng, phát triển khiến nhập khẩu trở thành nhu cầu thiết yếu
Hiểu được điều này, Nam Việt Luật xin chia sẻ với khách hàng các nội dung chính yếu như sau:
- Điều kiện thành lập công ty nhập khẩu mỹ phẩm
- Thủ tục và Hồ sơ đăng ký thành lập công ty nhập khẩu mỹ phẩm
- Kinh nghiệm khi thành lập công ty nhập khẩu mỹ phẩm
- Dịch vụ thành lập công ty nhập khẩu mỹ phẩm tại Nam Việt Luật
Để biết rõ hơn về các nội dung trên, bạn có thể dõi theo phần tư vấn chi tiết cùng Bộ phận pháp lý Nam Việt Luật dưới bài viết sau đây nhé!
Bộ phận pháp lý Nam Việt Luật trả lời:
Cơ sở pháp lý khi thành lập công ty nhập khẩu mỹ phẩm
- Luật Doanh nghiệp 2020
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp
- Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2022 của Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm, đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 32/2019/TT-BYT ngày 16/12/2019; Thông tư số 29/2020/TT-BYT ngày 31/12/2020
Điều kiện thành lập công ty nhập khẩu mỹ phẩm
Trước khi làm rõ các điều kiện bạn cần đáp ứng khi thành lập công ty nhập khẩu mỹ phẩm, bạn cần biết hoạt động nhập khẩu mỹ phẩm là gì, từ đó, xem xét ý tưởng kinh doanh của mình có thuộc phạm vi hoạt động nhập khẩu mỹ phẩm hay không, có cần đáp ứng các điều kiện đó không.
Nhập khẩu mỹ phẩm là hoạt động mang các sản phẩm mỹ phẩm có nguồn gốc, xuất xứ từ nước ngoài về Việt Nam để tiêu thụ trong nước. Trong đó, mỹ phẩm là các sản phẩm được định nghĩa theo khoản 1 Điều 2 Thông tư số 06/2011/TT-BYT:
- Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi và cơ quan sinh dục ngoài) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt.
Trước đây, điều kiện nhập khẩu mỹ phẩm thực hiện theo khoản 1 Điều 35 Thông tư số 06/2011/TT-BYT, đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 32/2019/TT-BYT; Thông tư số 29/2020/TT-BYT: “Các sản phẩm mỹ phẩm đã được Cục Quản lý dược – Bộ Y tế cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm còn hiệu lực được phép nhập khẩu vào Việt Nam. Thủ tục nhập khẩu thực hiện tại cơ quan Hải quan theo quy định hiện hành. Khi làm thủ tục nhập khẩu, doanh nghiệp xuất trình với cơ quan Hải quan Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được Cục Quản lý dược – Bộ Y tế cấp số tiếp nhận.” Tuy nhiên, điều kiện này hiện đã được bãi bỏ theo điểm c khoản 2 Điều 12 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP, nhằm tạo hành lang thông thoáng hơn cho hoạt động của các công ty. Như vậy, hiện nay, hoạt động nhập khẩu mỹ phẩm không phải là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, không cần đáp ứng các điều kiện đặc thù.
Tuy nhiên, các sản phẩm mỹ phẩm là những sản phẩm có ảnh hưởng tới sức khỏe con người, do đó, cần phải đáp ứng:
- Các điều kiện về an toàn sản phẩm mỹ phẩm theo quy định tại Điều 13, 14 Thông tư số 06/2011/TT-BYT, đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 32/2019/TT-BYT; Thông tư số 29/2020/TT-BYT.
- Các yêu cầu về ghi nhãn sản phẩm mỹ phẩm theo Điều 16, Điều 17, Điều 18 Thông tư số 06/2011/TT-BYT, đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 32/2019/TT-BYT; Thông tư số 29/2020/TT-BYT.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý các điều kiện về chủ thể, tên công ty, vốn, trụ sở… mà khi thành lập công ty nhập khẩu khẩu mỹ phẩm bạn cần lưu ý. Tham khảo: Những điều cần biết trước khi thành lập doanh nghiệp
Quy định về điều kiện nhập khẩu mỹ phẩm hiện đã được bãi bỏ tạo cơ hội cho nhiều thương hiệu nước ngoài du nhập vào nước ta
Thủ tục & Hồ sơ đăng ký thành lập công ty nhập khẩu mỹ phẩm
Thành lập công ty nhập khẩu mỹ phẩm phải trải qua nhiều thủ tục trước khi công ty chính thức ra đời, được hoạt động hợp pháp trên thị trường, bao gồm các thủ tục sau: Thành lập công ty nhập khẩu mỹ phẩm; Công bố sản phẩm mỹ phẩm công ty kinh doanh… Cụ thể, các thủ tục này thực hiện như sau:
Giai đoạn 1: Thành lập công ty nhập khẩu mỹ phẩm
Sau khi xác định và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần đáp ứng khi thành lập công ty nhập khẩu mỹ phẩm, quy trình đăng ký thành lập công ty thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty nhập khẩu mỹ phẩm
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty nhập khẩu mỹ phẩm bao gồm các thành phần cụ thể theo Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Bạn cần xác định loại hình doanh nghiệp dự định thành lập và cần chuẩn bị hồ sơ tương ứng với loại hình doanh nghiệp đã lựa chọn, bao gồm:
Điều 21. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
Điều 22. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty hợp danh
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
b) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Điều 23. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Điều 24. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập công ty nhập khẩu mỹ phẩm và thực hiện thông báo công khai
Hồ sơ thành lập công ty nhập khẩu mỹ phẩm được nộp về Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính. Hiện nay, các hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được nộp và trả kết quả trực tuyến qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Do đó, bạn cần thao tác điền thông tin trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để nộp hồ sơ hợp lệ.
Sau 03 ngày làm việc kể từ này nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty của bạn. Thông tin về công ty mới thành lập sẽ được tự động công bố trong 30 ngày kể từ ngày được công khai. Nội dung công bố bao gồm: Danh sách ngành, nghề kinh doanh của công ty nhập khẩu mỹ phẩm; Danh sách cổ đông sáng lập; cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có).
Bước 3: Công ty nhập khẩu mỹ phẩm tiến hành các công việc sau thành lập công ty
Các công việc mà công ty nhập khẩu mỹ phẩm phải thực hiện sau khi được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp còn bao gồm:
- Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty nhập khẩu mỹ phẩm cần liên hệ với đơn vị khắc dấu để khắc con dấu. Công ty thực hiện quản lý và sử dụng dấu theo Điều lệ, Quy chế của Công ty và quy định của pháp luật.
- Công ty nhập khẩu mỹ phẩm thực hiện treo bảng hiệu công ty tại trụ sở chính của mình.
- Công ty tiến hành đăng ký tài khoản ngân hàng và mua chữ ký số cho công ty
- Công tác kế toán: Hoạt động kế toán trong nội bộ công ty rất quan trọng kể cả công ty mới thành lập. Công ty nhập khẩu mỹ phẩm có thể thuê hoặc sử dụng dịch vụ kế toán thuê tùy vào nhu cầu cũng như khả năng tài chính của mình. Trường hợp bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ kế toán, mời bạn tham khảo dịch vụ kế toán tại Nam Việt Luật
- Chủ sở hữu, thành viên/cổ đông của công ty nhập khẩu mỹ phẩm góp vốn vào doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theoQuy định về việc góp vốn trong doanh nghiệp
- Công ty thông báo phát hành hóa đơn tại cơ quan quản lý thuế
- Sau khi thành lập công ty, công ty nhập khẩu mỹ phẩm cũng cần tiến hành kê khai và đóng thuế ban đầu. Trong quá trình hoạt động, công ty cần đóng thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng.
Tham khảo dịch vụ tại Nam Việt Luật: Thủ tục thành lập công ty trọn gói
Công ty nhập khẩu mỹ phẩm cần hoàn tất các công việc sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Giai đoạn 2: Công ty nhập khẩu mỹ phẩm công bố sản phẩm mỹ phẩm
Các sản phẩm mỹ phẩm chỉ được đưa ra lưu thông trên thị trường khi đã thực hiện công bố sản phẩm mỹ phẩm theo khoản 1 Điều 3 Thông tư số 06/2011/TT-BYT, đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 32/2019/TT-BYT; Thông tư số 29/2020/TT-BYT. Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, công ty phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính an toàn, hiệu quả và chất lượng sản phẩm và cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra hậu mại khi sản phẩm lưu thông trên thị trường.
Để thực hiện thủ tục này, công ty nhập khẩu mỹ phẩm cần chuẩn bị hồ sơ gồm các thành phần theo Điều 4 Thông tư số 06/2011/TT-BYT, đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 32/2019/TT-BYT; Thông tư số 29/2020/TT-BYT:
Điều 4. Hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm
Hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm bao gồm các tài liệu sau:
- Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm (02 bản) kèm theo dữ liệu công bố (bản mềm của Phiếu công bố);
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ Giấy ủy quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường được phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam (áp dụng đối với mỹ phẩm nhập khẩu và mỹ phẩm sản xuất trong nước mà tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường không phải là nhà sản xuất). Đối với sản phẩm nhập khẩu thì Giấy uỷ quyền phải là bản có chứng thực chữ ký và được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hoá lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Giấy uỷ quyền phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 6 Thông tư này.
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu.
Trong đó, Giấy ủy quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm mỹ phẩm phải được trình bày bằng tiếng Việt, tiếng Anh hoặc song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh. Giấy ủy quyền phải có đầy đủ nội dung theo khoản 2 Điều 6 Thông tư số 06/2011/TT-BYT, đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 32/2019/TT-BYT; Thông tư số 29/2020/TT-BYT.
Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ, công ty thực hiện nộp bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tương ứng theo khoản 1 Điều 7 Thông tư số 06/2011/TT-BYT, đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 32/2019/TT-BYT; Thông tư số 29/2020/TT-BYT.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và lệ phí công bố theo quy định của pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm.
Kinh nghiệm khi thành lập công ty nhập khẩu mỹ phẩm
(1) Thông tin cần chuẩn bị khi mở công ty nhập khẩu mỹ phẩm
Khi mở công ty nhập khẩu mỹ phẩm thì doanh nghiệp sẽ cần chuẩn bị một số thông tin công ty cơ bản như sau:
- Chuẩn bị tên công ty không được trùng lặp
– Nếu doanh nghiệp đặt tên công ty bị trùng lặp với công ty khác thì sẽ không được phép đăng ký kinh doanh. Hơn nữa, tên công ty cũng không được gây nhầm lẫn hay chứa từ ngữ thiếu văn hóa, trái thuần phong mỹ tục.
– Tên công ty phải có đủ cấu trúc gồm cả loại hình và tên riêng. Trong đó, tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân và Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
>>> Tham khảo chi tiết hơn: Cách đặt tên công ty
- Chuẩn bị địa chỉ đặt công ty
– Doanh nghiệp nhập khẩu mỹ phẩm thì sẽ cần có địa điểm hoạt động kinh doanh, trụ sở, văn phòng chính của công ty theo quy định.
– Địa chỉ công ty không được đặt ở khu chung cư, nhà tập thể hay khu vực cấm làm địa chỉ kinh doanh.
– Nếu doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí thuê địa chỉ, văn phòng công ty thì có thể sử dụng nhà riêng độc lập, có địa chỉ rõ ràng, chính xác nằm trong lãnh thổ Việt Nam để làm địa chỉ doanh nghiệp.
>>> Tham khảo thêm: Cách đặt địa chỉ công ty
- Chọn người làm người đại diện pháp luật phù hợp
– Khi thành lập công ty nhập khẩu mỹ phẩm, doanh nghiệp sẽ cần phải chọn người phù hợp, đủ năng lực để làm người đại diện theo pháp luật cho công ty.
– Đây sẽ là người có trách nhiệm về mặt pháp luật cũng như quyền lợi, nghĩa vụ đối với hoạt động của công ty. Do đó, doanh nghiệp phải chọn một người đủ năng lực, kinh nghiệm, có thể quyết định và giải quyết những công việc quan trọng của công ty.
– Người đại diện theo pháp luật có thể là giám đốc công ty, chủ tịch hội đồng quản trị, quản lý… Nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phẩn thì có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật chứ không nhất thiết là một người.
– Sau khi công ty nhập khẩu mỹ phẩm đi vào hoạt động, doanh nghiệp có thể làm thủ tục thay đổi người đại diện nếu không hài lòng với người đại diện hiện tại ở công ty.
>>> Tham khảo thêm: Quy định về người đại diện theo pháp luật
- Doanh nghiệp cần chọn loại hình công ty
– Doanh nghiệp nhập khẩu mỹ phẩm cần xác định xem loại hình doanh nghiệp nào thì phù hợp với công ty mình, rồi đưa ra sự lựa chọn đúng đắn. Bởi mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có những đặc điểm riêng, tùy thuộc vào điều kiện về vốn hay số lượng thành viên góp vốn cũng như mong muốn của từng doanh nghiệp… thì sẽ có những loại hình tương ứng.
– Hiện nay, có 5 loại hình doanh nghiệp phổ biến mà bạn có thể chọn, đó là: Công ty tư nhân, công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên và công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên. (Tham khảo thêm: Ưu điểm và nhược điểm các loại hình doanh nghiệp).
- Chuẩn bị vốn và kê khai vốn điều lệ đúng quy định
– Thành lập công ty nhập khẩu mỹ phẩm, thì vấn đề quan trọng không thể không lưu ý đó chính là vốn tối thiểu. Trên thực tế, vốn cần thiết khi mở doanh nghiệp sẽ tùy thuộc vào khả năng tài chính, điều kiện kinh tế của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, có một số trường hợp đối với ngành nghề kinh doanh yêu cầu về vốn thì bạn cần chứng minh số vốn đó mới được đăng ký kinh doanh. (Tham khảo ngay: Vốn tối thiểu khi thành lập công ty là bao nhiêu?).
– Đặc biệt, khi mở công ty, bạn cần tiến hành kê khai vốn điều lệ phù hợp. Hiện nay, tuy pháp luật chưa có quy định cụ thể đối với vốn điều lệ của các ngành nghề kinh doanh, nhưng doanh nghiệp cũng phải hết sức lưu ý, bởi:
+ Đối với ngành nghề kinh doanh không yêu cầu về vốn thì mức vốn điều lệ cần kê khai đăng ký sẽ tùy thuộc vào mong muốn, ý định của doanh nghiệp. Tức là doanh nghiệp có thể kê khai vốn điều lệ là 5 triệu hay 5 trăm triệu, 5 tỷ… mà không phải chứng minh. (Tham khảo thêm: Vốn điều lệ là gì?).
+ Đối với ngành nghề kinh doanh yêu cầu điều kiện về vốn như vốn pháp định hoặc vốn ký quỹ, thì số vốn điều lệ tối thiểu doanh nghiệp cần kê khai trong trường hợp này cần tuân thu quy định ngành nghề. Tức là phải đăng ký vốn điều lệ ít nhất ngang bằng với vốn pháp định. Ví dụ, ngành nghề quy định cần có vốn pháp định là 500 triệu đồng thì doanh nghiệp cần thực hiện đăng ký vốn điều lệ tối thiểu phải là 500 triệu đồng. (Tham khảo ngay: Danh sách ngành nghề yêu cầu vốn pháp định).
- Chọn ngành nghề đăng ký kinh doanh đúng lĩnh vực
– Để có thể kinh doanh nhập khẩu mỹ phẩm, thì doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký kinh doanh ngành nghề liên quan đến mỹ phẩm. (Tham khảo chi tiết: Danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh).
– Một số ngành nghề có thể đăng ký kinh doanh khi thành lập công ty nhập khẩu mỹ phẩm gồm:
Ngành nghề | Mã ngành |
Sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh | 2023 |
Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh | 4772 |
Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình. Trong đó có: Bán buôn nước hoa, hàng mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh | 4649 |
– Nếu doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh không có điều kiện thì có thể trực tiếp đi vào kinh doanh ngay sau khi có giấy phép đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong trường hợp này, doanh nghiệp nhập khẩu mỹ phẩm cần đáp ứng đầy đủ những điều kiện liên quan mới được đi vào kinh doanh. Bởi vì nhập khẩu mỹ phẩm có những quy định riêng cần tuân thủ. (Tham khảo ngay: Danh mục ngành nghề kinh doanh yêu cầu điều kiện).
(2) Thủ tục cần hoàn tất sau khi thành lập công ty nhập khẩu mỹ phẩm
Sau khi thành lập công ty nhập khẩu mỹ phẩm thành công, tức là đã được cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp hợp lệ, thì doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục sau:
- Xin giấy phép nhập khẩu mỹ phẩm:
– Doanh nghiệp cần tiến hành soạn thảo hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu mỹ phẩm trước khi tiến hành nhập khẩu. Lưu ý đảm bảo các điều kiện liên quan đến quá trình nhập khẩu cũng như chất lượng mỹ phẩm được nhập khẩu.
- Tiến hành góp vốn vào công ty nhập khẩu mỹ phẩm:
– Thời hạn cụ thể để các thành viên công ty có thể thực hiện góp vốn vào công ty đó là trong vòng 90 ngày kể từ ngày có giấy phép kinh doanh.
– Trong đúng khoảng thời gian này, doanh nghiệp phải góp đúng và đủ số vốn đã cam kết. Tài sản góp vốn có thể là tiền hoặc tài sản được định giá theo biểu quyết chung của thành viên công ty.
– Mỗi thành viên sẽ chịu trách nhiệm đối với số vốn mình góp vào công ty nhập khẩu mỹ phẩm theo đúng quy định của pháp luật.
>>> Tham khảo ngay: Quy định về việc góp vốn trong doanh nghiệp
- Thực hiện đăng ký mua chữ ký số:
– Để thuận tiện cho việc đóng thuế và nộp tờ khai thuế online, doanh nghiệp nhập khẩu mỹ phẩm cần phải đăng ký mua chữ ký số.
– Ngoài ra, doanh nghiệp cần yêu cầu ngân hàng cài đặt chức năng đóng thuế cho tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp. Như vậy, kế toán công ty mới có thể dùng chữ ký số này để đóng thuế trực tuyến thuận lợi.
- Đăng ký tài khoản ngân hàng và báo lên Sở KH &ĐT:
– Chủ công ty ty nhập khẩu mỹ phẩm hoặc người đại diện pháp luật của công ty mang theo con dấu công ty, CMND, giấy phép đăng ký doanh nghiệp đến ngân hàng để mở tài khoản giao dịch cho công ty. Sau đó, tiến hành báo số tài khoản lên cho Sở kế hoạch và đầu tư.
- Khắc con dấu riêng cho công ty nhập khẩu mỹ phẩm:
– Khắc con dấu là việc doanh nghiệp phải thực hiện sau khi có mã số thuế. Số lượng và hình thức con dấu sẽ do doanh nghiệp quyết định, tuy nhiên, cần đảm bảo đầy đủ thông tin công ty như tên và mã số doanh nghiệp.
– Sau khi đặt khắc con dấu thành công, doanh nghiệp thực hiện công bố mẫu dấu công khai trên cổng thông tin điện tử quốc gia.
- Thuê kế toán viên hoặc sử dụng dịch vụ kế toán để tiết kiệm chi phí
– Công ty nhập khẩu mỹ phẩm cần thuê một kế toán để có thê quyết toán sổ sách, thuế ban đầu, nộp tờ khai thuế đúng quy định. Tuy nhiên, để tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ kế toán thuế trọn gói của Nam Việt Luật.(Tham khảo thêm: Dịch vụ kế toán trọn gói của Nam Việt Luật).
- Công ty nhập khẩu mỹ phẩm cần đóng thuế theo quy định
– Bên cạnh các loại thuế cần phải đóng khi thành lập mới doanh nghiệp như thuế gía trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài (mức đóng thuế môn bài tùy thuộc vào mức vốn điều lệ công ty đăng ký), thì doanh nghiệp nhập khẩu mỹ phẩm cần phải đóng thêm thuế nhập khẩu.
- Tiến hành công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp đúng thời hạn
– Trong vòng 30 ngày kể từ ngày đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp nhập khẩu mỹ phẩm cần tiến hành làm thủ tục công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lên cổng thông tin điện tử quốc gia theo quy định và đóng đủ lệ phí.
Trường hợp không tuân thủ quy định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành xử phạt hành chính tùy theo mức độ vi phạm của doanh nghiệp. Mức xử phạt từ 1 triệu VNĐ – 2 triệu VNĐ.
Dịch vụ thành lập công ty nhập khẩu mỹ phẩm tại Nam Việt Luật
Là đơn vị quy tụ đội ngũ Luật sư, chuyên viên Luật vững chuyên môn, giàu kinh nghiệm, am hiểu về thủ tục, hồ sơ, trình tự thành lập công ty, Nam Việt Luật có khả năng tư vấn chi tiết và toàn diện mọi vấn đề khi mở công ty cho bạn. Đặc biệt, để bạn nắm rõ những quy định trước khi thành lập công ty nhập khẩu mỹ phẩm, Nam Việt Luật chuyên tư vấn những vấn đề liên quan như:
- Tư vấn trước khi thành lập công ty: Chọn tên công ty, ngành nghề kinh doanh, loại hình, chọn địa điểm, người đại diện theo pháp luật…;
- Tư vấn chi tiết về điều kiện thành lập công ty nhập khẩu mỹ phẩm và các điều kiện cần đến giấy phép con có liên quan trước khi công ty đi vào hoạt động;
- Tư vấn về điều kiện, thủ tục công bố sản phẩm mỹ phẩm mà công ty kinh doanh;
- Tư vấn và Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép con cần thiết;
- Tư vấn và hỗ trợ soạn thảo hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm công ty kinh doanh;
- Tư vấn các bước làm thủ tục thành lập công ty nhập khẩu mỹ phẩm; thủ tục công bố sản phẩm mỹ phẩm;
- Các vấn đề cần quan tâm sau khi thành lập công ty: Tư vấn pháp luật về thuế; dịch vụ kế toán cũng như các vấn đề phát sinh khác…
Đơn vị tư vấn thủ tục thành lập công ty nhập khẩu mỹ phẩm
—————————————————–
Trên đây là tư vấn của công ty Nam Việt Luật về điều kiện thành lập công ty nhập khẩu mỹ phẩm, thủ tục đăng ký thành lập công ty nhập khẩu mỹ phẩm dựa trên quy định pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, chúng tôi hiểu rằng, trong phạm vi của bài viết này có thể chưa làm rõ, giải đáp được một cách toàn diện các nhu cầu, thắc mắc của người xem – do đây là một lĩnh vực khá rộng. Do vậy, để được tư vấn chi tiết, trực tiếp hơn hoặc có nhu cầu thực hiện thủ tục, bạn hãy liên hệ Nam Việt Luật để được đội ngũ nhân viên giải đáp thắc mắc, gỡ rối những vấn đề bạn đang gặp phải nhé.
NVL Legal – Chuyên gia pháp lý biên tập bài viết website nhằm giúp độc giả có thể tiếp cận, tham khảo thông tin ở mức độ cơ bản. Tuy nhiên, quy định pháp luật thường xuyên thay đổi, tại thời điểm đăng tải bài viết không tránh khỏi việc cập nhật chưa kịp thời, do đó thông tin chỉ có giá trị tham khảo, chưa là căn cứ đầy đủ để áp dụng trong thực tế. Nếu cần thêm thông tin chính xác, bạn vui lòng liên hệ NVL để được hỗ trợ.