Thực phẩm chức năng là sản phẩm ngày càng được ưa chuộng và sử dụng phổ biến, đặc biệt, trong bối cảnh thế giới đang dần phục hồi sau những ảnh hưởng nghiêm trọng từ thảm họa về y tế như dịch bệnh Covid 19, đậu mùa khỉ… Con người ngày càng quan tâm tới sức khỏe của mình và thực phẩm chức năng là một trong những nguồn cung cấp chất dinh dưỡng, bảo vệ sức khỏe được coi là lựa chọn tối ưu. Chính điều này đã thúc đẩy mạnh mẽ thị trường thực phẩm chức năng phát triển, được nhiều nhà đầu tư lựa chọn khi kinh doanh. Tuy nhiên, thủ tục thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng cũng là trăn trở của nhiều nhà đầu tư.
Các sản phẩm thực phẩm chức năng đa dạng tại Việt Nam
Hiểu được điều này, Nam Việt Luật xin chia sẻ với khách hàng các nội dung chính yếu như sau:
- Điều kiện thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng
- Thủ tục và Hồ sơ đăng ký thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng
- Kinh nghiệm khi thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng
- Dịch vụ thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng tại Nam Việt Luật
Để biết rõ hơn về các nội dung trên, bạn có thể dõi theo phần tư vấn chi tiết cùng Bộ phận pháp lý Nam Việt Luật dưới bài viết sau đây nhé!
Bộ phận pháp lý Nam Việt Luật trả lời:
Cơ sở pháp lý khi thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng
- Luật An toàn thực phẩm 2010, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2018
- Luật Doanh nghiệp 2020
- Nghị định số 67/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế, đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp
- Thông tư số 43/2014/TT-BYT ngày 24/11/2014 của Bộ Y tế quy định về quản lý thực phẩm chức năng, đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018
Điều kiện thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng
Thực phẩm chức năng là các sản phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế, được hiểu là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học. (định nghĩa cụ thể về thực phẩm chức năng được quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 2 Thông tư số 43/2014/TT-BYT). Vậy thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng cần những điều kiện gì?
Nhóm 1: Những quy định chung về An toàn vệ sinh thực phẩm
Là những thực phẩm có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người, cộng đồng, Nhà nước quy định nhiều điều kiện áp dụng đối với các thực phẩm chức năng. Cụ thể tại Điều 19, 20, 21, 22, 26 Luật An toàn thực phẩm và Điều 4 Nghị định số 67/2016/NĐ-CP về các nội dung như sau:
- Điều 19. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
- Điều 20. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm
- Điều 21. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm
- Điều 22. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ
- Điều 26. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vi chất dinh dưỡng dùng để chế biến thực phẩm
Bên cạnh đó, đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế còn cần đáp ứng các điều kiện tại điều 4 Nghị định số 67/2016/NĐ-CP, đã được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 155/2018/NĐ-CP như sau:
- Quy trình sản xuất thực phẩm được bố trí theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng;
- Tường, trần, nền nhà khu vực sản xuất, kinh doanh, kho sản phẩm không thấm nước, rạn nứt, ẩm mốc;
- Trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm dễ làm vệ sinh, không thôi nhiễm chất độc hại và không gây ô nhiễm đối với thực phẩm;
- Có ủng hoặc giầy, dép để sử dụng riêng trong khu vực sản xuất thực phẩm;
- Bảo đảm không có côn trùng và động vật gây hại xâm nhập vào khu vực sản xuất và kho chứa thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm; không sử dụng hóa chất diệt chuột, côn trùng và động vật gây hại trong khu vực sản xuất và kho chứa thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm;
- Không bày bán hóa chất dùng cho mục đích khác trong cơ sở kinh doanh phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.
- Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Nhóm 2: Những quy định cụ thể về đặc thù/ tính chất riêng của thực phẩm chức năng
Vì là nhóm sản phẩm được Bộ Y tế quản lý nên bên cạnh các điều kiện chung như trên, các đơn vị kinh doanh thực phẩm chức năng còn cần đáp ứng những quy định riêng biệt tại Điều 14, Điều 15 Thông tư số 43/2014/TT-BYT:
Điều 14. Điều kiện đối với sản xuất thực phẩm chức năng
(Khoản 1 và khoản 3 Điều này đã bị bãi bỏ bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP)
2. Cơ sở sản xuất dược phẩm đã được cấp chứng nhận Thực hành sản xuất tốt (GMP) khi sản xuất thực phẩm chức năng được miễn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Điều 15. Điều kiện đối với kinh doanh, bảo quản, vận chuyển thực phẩm chức năng
(Khoản 1 và khoản 3 Điều này đã bị bãi bỏ bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP)
2. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải được bày bán riêng biệt với khu vực bày bán các loại thực phẩm khác. Nhà thuốc phải có khu bày bán riêng cho sản phẩm thực phẩm chức năng.
Đối với các loại mặt hàng thực phẩm chức năng mà công ty kinh doanh, công ty cần thực hiện thủ tục công bố sản phẩm (giai đoạn 4) và đáp ứng các yêu cầu theo Điều 4, 5 Thông tư số 43/2014/TT-BYT:
Điều 4. Yêu cầu về báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng
1. Sản phẩm phải thử nghiệm hiệu quả về công dụng đối với sức khỏe con người bao gồm:
a) Sản phẩm công bố khuyến cáo có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh;
b) Sản phẩm công bố công dụng mới chưa được công nhận tại các quốc gia khác trên thế giới;
c) Sản phẩm có chứa hoạt chất mới chưa được cho phép sử dụng;
d) Sản phẩm bảo vệ sức khỏe có công thức khác với sản phẩm đã có bằng chứng khoa học chứng minh, lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường;
đ) Sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật, động vật lần đầu tiên đưa ra thị trường có thành phần cấu tạo khác với thành phần cấu tạo của các sản phẩm y học cổ truyền cổ phương, cổ phương gia giảm đã được đăng tải trên các tạp chí khoa học;
e) Thực phẩm dinh dưỡng y học và thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt chưa được cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan được ủy quyền hoặc pháp luật của nước xuất xứ cho phép, nước xuất khẩu xác nhận về công dụng, đối tượng sử dụng và cách dùng được phép ghi trên nhãn hàng hóa…
Điều 5. Yêu cầu kiểm nghiệm
Việc kiểm nghiệm thực phẩm chức năng để công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và kiểm nghiệm định kỳ phải tuân thủ các quy định… Bộ Y tế hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và các quy định sau đây:
1. Các hoạt chất có tác dụng chính tạo nên công dụng của sản phẩm, mà các đơn vị kiểm nghiệm trong nước thực hiện kiểm nghiệm được thì phải định lượng hoạt chất chính đó trong sản phẩm.
2. Hoạt chất chính mà các đơn vị kiểm nghiệm trong nước chưa có phương pháp thử, mẫu chuẩn để kiểm nghiệm định lượng được thì yêu cầu công bố hàm lượng thành phần có chứa hoạt chất chính trong hồ sơ công bố.
Khi ghi nhãn thực phẩm chức năng, công ty kinh doanh thực phẩm chức năng cần đặc biệt lưu ý phải có các nội dung sau:
- Công bố khuyến cáo về nguy cơ, nếu có.
- Tên sản phẩm và các nội dung trên nhãn phải phù hợp nội dung đã công bố và các tài liệu kèm theo trong hồ sơ công bố sản phẩm.
Ngoài ra, đối với từng loại thực phẩm chức năng (thực phẩm bổ sung & thực phẩm bảo vệ sức khỏe), công ty phải ghi nhãn theo đúng quy định tại điều 9, điều 11, Thông tư số 43/2014/TT-BYT.
Đáp ứng các điều kiện để thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng
Thủ tục & Hồ sơ đăng ký thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng
Để thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng (không bao gồm sản xuất thực phẩm chức năng), bạn cần tiến hành thủ tục tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, sau đó, tiến hành đăng ký bản công bố sản phẩm. Quy trình được thực hiện thông qua hai giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng tại Sở Kế hoạch và Đầu tư
Việc thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng tại Sở Kế hoạch và Đầu tư được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng bao gồm các thành phần sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty kinh doanh thực phẩm chức năng;
- Danh sách thành viên (trong trường hợp thành lập Công ty hợp danh, Công ty TNHH hai thành viên trở lên) hoặc Danh sách cổ đông sáng lập (trong trường hợp thành lập Công ty cổ phần);
- Bản sao chứng thực giấy tờ pháp lý cá nhân của người đại diện theo pháp luật, của thành viên hoặc cổ đông sáng lập; giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên/cổ đông là tổ chức;
- Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp có sự tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
- Văn bản ủy quyền cho Nam Việt Luật thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng (trong trường hợp sử dụng dịch vụ của Nam Việt Luật);
- Các giấy tờ khác tùy từng trường hợp cụ thể.
Lưu ý rằng, trường hợp bạn lựa chọn loại hình doanh nghiệp tư nhân, hồ sơ đăng ký chỉ bao gồm: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp và Bản sao chứng thực giấy tờ pháp lý cá nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân.
Bước 2: Nộp hồ sơ và Thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn cần nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty kinh doanh thực phẩm chức năng dự định đặt trụ sở chính. Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty.
Sau khi hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp được chấp thuận, thông tin về doanh nghiệp sẽ được công bố trong 30 ngày kể từ ngày được công khai. Nội dung công bố bao gồm:
- Ngành, nghề kinh doanh;
- Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có).
Bước 3: Công ty kinh doanh thực phẩm chức năng tiến hành khắc dấu cho doanh nghiệp
Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn liên hệ với đơn vị khắc dấu để khắc con dấu của công ty và được sử dụng theo Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020:
Điều 43. Dấu của doanh nghiệp
1. ,Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
2. Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
3. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.
Tham khảo dịch vụ tại Nam Việt Luật: Thủ tục thành lập công ty trọn gói
Thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Giai đoạn 2: Công ty kinh doanh thực phẩm chức năng xin cấp Giấy chứng nhận có liên quan
Như đã trình bày, theo khoản 2 Điều 14 Thông tư số 43/2014/TT-BYT “2. Cơ sở sản xuất dược phẩm đã được cấp chứng nhận Thực hành sản xuất tốt (GMP) khi sản xuất thực phẩm chức năng được miễn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.” Vì thế, tại giai đoạn 2 này, tuỳ thuộc vào điều kiện và tiềm lực của công ty, mà bạn có thể cân nhắc chọn 1 trong 2 loại giấy phép sau đây để hoàn tất hồ sơ.
(1) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bao gồm các giấy tờ theo khoản 1 Điều 36 Luật An toàn thực phẩm:
Điều 36. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
1. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
d) Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
đ) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ, hồ sơ được nộp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc tại Bộ Y tế.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thành lập đoàn thẩm định hoặc ủy quyền thẩm định và lập Biên bản thẩm định. Trường hợp kết quả thẩm định đạt yêu cầu, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho công ty kinh doanh thực phẩm chức năng.
(2) Giấy chứng nhận cơ sở đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Đây là thủ tục cần thiết đối với những công ty kinh doanh thực phẩm chức năng có hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Hồ sơ thực hiện thủ tục này bao gồm các thành phần sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe
- Sơ đồ các khu vực sản xuất và dây chuyền sản xuất (có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
- Danh mục các thiết bị chính được sử dụng tại cơ sở (có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc nộp qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến Bộ Y tế;
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền thành lập đoàn thẩm định và tiến hành đánh giá thực tế tại cơ sở và lập Biên bản thẩm định.
Trong trường hợp kết quả thẩm định đạt yêu cầu, công ty kinh doanh thực phẩm chức năng được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Thời gian thực hiện thủ tục không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Giai đoạn 3: Công ty kinh doanh thực phẩm chức năng thực hiện thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm
Công ty kinh doanh thực phẩm chức năng phải thực hiện thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm thực phẩm chức năng mà công ty kinh doanh.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm thực phẩm chức năng bao gồm các thành phần theo Điều 7 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP:
Điều 7. Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm
1. Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với sản phẩm nhập khẩu gồm:
a) Bản công bố sản phẩm…
b) Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/xuất khẩu cấp có nội dung bảo đảm an toàn cho người sử dụng hoặc được bán tự do tại thị trường của nước sản xuất/xuất khẩu (hợp pháp hóa lãnh sự);
c) Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực);
d) Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu;
đ) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc chứng nhận tương đương trong trường hợp sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
2. Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với sản phẩm sản xuất trong nước gồm:
a) Bản công bố sản phẩm…;
b) Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực);
c) Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu;
d) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong trường hợp cơ sở thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
đ) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) trong trường hợp sản phẩm sản xuất trong nước là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
Tùy loại thực phẩm chức năng công ty kinh doanh là thực phẩm chức năng được nhập khẩu hay được sản xuất trong nước, công ty kinh doanh thực phẩm chức năng chuẩn bị hồ sơ tương ứng.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị hồ sơ, bạn nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ tại:
- Bộ Y tế đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe…;
- Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với sản phẩm thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi và 21 ngày làm việc đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm cho công ty.
Tham khảo: Thủ tục công bố thực phẩm chức năng
Kinh nghiệm khi thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng
1. Những ngành nghề kinh doanh để thành lập công ty bán thực phẩm chức năng
– Doanh nghiệp cần xác định trước mình có kế hoạch kinh doanh thực phẩm chức năng ở ngành nghề gì để có thể đăng ký mã ngành với cơ quan pháp luật có thẩm quyền. Hiện nay, về lĩnh vực thực phẩm chức năng bạn có thể tham khảo 2 ngành sau: Sản xuất thực phầm chức năng (thuộc loại thực phẩm sản xuất chưa được phân loại cụ thể, chưa được chia nhóm) và Kinh doanh, buôn bán thực phẩm chức năng ( thuộc ngành buôn bán thực phẩm).
>> Tham khảo chi tiết: Danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh
– Để có thể thành lập công ty bán thực phẩm chức năng thì doanh nghiệp cần đăng ký ngành nghề kinh doanh cụ thể, một số mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng liên quan như sau:
Ngành nghề | Mã ngành |
Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh | 4772 |
Bán buôn thực phẩm. Chi tiết: Bán buôn thực phẩm | 4632
|
Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu Chi tiết: Sản xuất thực phẩm chức năng | 1079
|
– Doanh nghiệp cần phải đáp ứng các yêu cầu về ngành nghề nếu đó là ngành nghề kinh doanh yêu cầu điều kiện, như điều kiện về vốn hay điều kiện về chứng chỉ, giấy phép. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề không có điều kiện thì không cần đáp ứng điều kiện mà có thể đi vào hoạt động kinh doanh ngay khi có giấy phép.
>> Tham khảo ngay: Danh mục ngành nghề kinh doanh yêu cầu điều kiện
2. Những thủ tục sau khi mở công ty kinh doanh thực phẩm chức năng
Sau khi thành lập công ty bán thực phẩm chức năng thành công, thì doanh nghiệp cần tiến hành hoàn tất những thủ tục liên quan để tránh bị xử phạt hành chính do vi phạm Luật doanh nghiệp. Cụ thể, doanh nghiệp cần:
Treo bảng hiệu cho công ty bán thực phẩm chức năng
– Doanh nghiệp cần đặt làm bảng hiệu công ty có chứa đầy đủ những thông tin cần thiết. Như vậy sẽ giúp cơ quan có thẩm quyền thuận lợi cho việc quản lý. Việc treo bảng hiệu công ty là bắt buộc, nên doanh nghiệp phải sớm tiến hành.
Thực hiện góp vốn vào doanh nghiệp đúng thời hạn
– Doanh nghiệp cần tiến hành góp vốn vào công ty bán thực phẩm chức năng trong thời hạn tối đa 90 ngày kể từ ngày có giấy phép đăng ký doanh nghiệp. Theo điều 35 của Luật doanh nghiệp thì tài sản góp vốn có thể là:
+ Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
+ Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.
>>>Tham khảo ngay: Quy định về việc góp vốn trong doanh nghiệp
Tiến hành mua chữ ký số cho công ty
– Để có thể đóng thuế trực tuyến thì doanh nghiệp cần đăng ký mua chữ ký số theo quỵ định sau khi thành lập công ty bán thực phẩm chức năng. Sau đó, kế toán của doanh nghiệp sử dụng chữ ký số này để đóng thuế online cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp hãy yêu cầu ngân hàng kích hoạt chức năng đóng thuế trực tuyến cho tài khoản ngân hàng của công ty để có thể đóng thuế online thuận lợi.
Khắc con dấu và công khai mẫu dấu
– Số lượng cũng như hình thức con dấu có thể do doanh nghiệp quyết định. Tuy nhiên, con dấu phải đảm bảo thể hiện được tên công ty cũng như mã số doanh nghiệp. Sau khi khắc con dấu, doanh nghiệp cần làm thủ tục công bố mẫu dấu công khai lên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp.
Thuê kế toán riêng hoặc sử dụng dịch vụ kế toán
– Doanh nghiệp có thể thuê một kế toán thuế để thực hiện các vấn đề liên quan đến kê khai, nộp tờ kê khai thuế đúng thời hạn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ kế toán thuế của Nam Việt Luật. Việc kê khai và nộp tờ kê khai thuế rất quan trọng, bởi nếu không thực hiện đúng quy định về thời gian thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt thuế rất nặng, do đó doanh nghiệp cần lưu ý về vấn đề này.
>> Tham khảo thêm: Dịch vụ kế toán trọn gói của Nam Việt Luật
Đăng ký tài khoản ngân hàng giao dịch cho công ty
– Mở tài khoản ngân hàng là thủ tục doanh nghiệp cần hoàn thành sau khi đi vào kinh doanh, bởi doanh nghiệp cần tiến hành góp vốn cũng như sử dụng tiền thông qua tài khoản này.
– Chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện công ty cần mang theo giấy chứng minh nhân dân, con dấu và giấy phép đăng ký doanh nghiệp đến ngân hàng để đăng ký mở tài khoản cho công ty. Sau khi có tài khoản, doanh nghiệp hãy làm thủ tục báo số tài khoản ngân hàng lên cho Sở Kế hoạch và đầu tư.
Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
– Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây: Ngành, nghề kinh doanh; Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
– Trong vòng 30 ngày kể từ ngày có giấy phép đăng ký kinh doanh mà doanh nghiệp không làm thủ tục công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lên cổng thông tin điện tử quốc gia theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định thì tùy theo mức độ vi phạm, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính từ 1 cho đến 2 triệu VNĐ.
>>> Tham khảo cụ thể: Thủ tục công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Kê khai và đóng thuế đầy đủ sau khi mở công ty
– Sau khi thành lập, trong vòng 30 ngày, doanh nghiệp phải tiến hành làm và nộp tờ kê khai thuế môn bài. Hơn nữa, công ty cần đóng các loại thuế như:
+ Thuế môn bài. Mức thuế môn bài phải đóng sẽ phụ thuộc vào vốn điều lệ mà doanh nghiệp kê khai. Cụ thể là trên 10 tỷ VNĐ thì đóng 3 triệu VNĐ thuế môn bài mỗi năm, dưới 10 tỷ VNĐ thì đóng 2 triệu VNĐ thuế môn bài mỗi năm.
+ Thuế giá trị gia tăng và Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thông báo phát hành hóa đơn giá trị gia tăng
– Công ty bán thực phẩm chức năng nên ra thông báo phát hành hóa đơn giá trị gia tăng, sau đó tiến hành đặt in hóa đơn để sử dụng. Trường hợp không phát hành hóa đơn thì doanh nghiệp mua hóa đơn từ cơ quan thuế để sử dụng.
Dịch vụ thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng tại Nam Việt Luật
Nam Việt Luật là nơi quy tụ đội ngũ Luật sư, chuyên viên Luật vững chuyên môn, giàu kinh nghiệm, am hiểu về thủ tục, hồ sơ, trình tự thành lập công ty. Có khả năng tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ mọi vấn đề khi mở công ty cho bạn. Đặc biệt, nhằm giúp bạn nắm rõ những quy định trước khi thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng, Nam Việt Luật chuyên tư vấn những vấn đề liên quan như:
- Tư vấn trước khi thành lập công ty: Chọn tên công ty, ngành nghề kinh doanh, loại hình, chọn địa điểm, người đại diện theo pháp luật…;
- Tư vấn chi tiết về điều kiện thành lập và các điều kiện cần đến giấy phép con có liên quan trước khi công ty đi vào hoạt động;
- Tư vấn và Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép con cần thiết;
- Tư vấn các bước làm thủ tục thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng;
- Các vấn đề cần quan tâm sau khi thành lập công ty: Tư vấn pháp luật về thuế; dịch vụ kế toán cũng như các vấn đề phát sinh khác…
Đơn vị tư vấn thủ tục thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng
—————————————————
Trên đây là tư vấn của công ty Nam Việt Luật về điều kiện thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng, thủ tục đăng ký thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng dựa trên quy định pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, chúng tôi cũng hiểu rằng, trong giới hạn bài viết này sẽ không thể đáp ứng được hết những nhu cầu, thắc mắc của người xem – vì phạm vi lĩnh vực khá rộng, để được tư vấn trực tiếp hơn hoặc có nhu cầu thực hiện thủ tục, hãy liên hệ Nam Việt Luật để được đội ngũ nhân viên giải đáp thắc mắc, gỡ rối những vấn đề bạn đang gặp phải nhé.
NVL Legal Team – Đội ngũ chuyên gia pháp lý biên tập bài viết trên website namvietluat.vn với tinh thần cố gắng biên tập bài viết dựa trên các quy định có hiệu lực tại thời điểm đăng tải nhằm giúp độc giả có thể tiếp cận, tham khảo thông tin cơ bản. Tuy nhiên quy định pháp luật thường xuyên thay đổi, bài viết không tránh khỏi việc cập nhật không kịp thời, do đó thông tin chỉ có giá trị tham khảo, không phải là tuyên bố chính thức để làm căn cứ cho bất kỳ mục đích áp dụng trong thực tế. Nếu cần thông tin chính xác, vui lòng liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp.