-
Thành lập công ty kinh doanh hóa chất
- Thành lập công ty theo ngành nghề
-
-
-
-
-
-
-
-
Tác giả: Main Nguyen
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty kinh doanh hóa chất gồm những giấy tờ gì? Những điều kiện mở công ty kinh doanh hóa chất như thế nào? Bài viết dưới đây Nam Việt Luật sẻ trình bày chi tiết về điều kiện thành lập doanh nghiệp kinh doanh hóa chất cùng những kinh nghiệm mở công ty kinh doanh hóa chất hữu ích nhằm giúp các doanh nghiệp thuận lợi thành lập và đưa công ty nhanh chóng đi vào hoạt động.
I/ Hồ sơ đăng ký mở công ty kinh doanh hóa chất
Để thành lập công ty kinh doanh hóa chất đi vào hoạt động đúng pháp luật, thì doanh nghiệp phải soạn thảo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ chi tiết gồm những giấy tờ sau:
– Giấy đề nghị cơ quan có thẩm quyền về việc đăng ký kinh doanh cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp kinh doanh hóa chất.
– Điều lệ công ty kinh doanh hóa chất.
– Danh sách các cổ đông hoặc thanh viên trực thuộc công ty.
– Giấy tờ chứng minh tư cách cá nhân: Chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước đôi với cá nhân.
– Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân: Giấy phép đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập, giấy ủy quyền… đối với tổ chức.
>>> Hồ sơ nộp lên Sở KH & ĐT. Sau đó, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy phép sau 3 – 5 ngày.
II/ Những kinh nghiệm thành lập công ty kinh doanh hóa chất
Dưới đây là những kinh nghiệm mở công ty kinh doanh hóa chất được chúng tôi đúc kết sau khi thực hiện dịch vụ thành lập công ty lĩnh vực hóa chất cho nhiều đơn vị. Cụ thể, doanh nghiệm cần lưu ý một số vấn đề cụ thể như sau:
1/ Kinh nghiệm chọn tên của công ty
– Nếu doanh nghiệp đặt tên công ty bị trùng lặp với công ty khác thì sẽ không được phép đăng ký kinh doanh. Hơn nữa, tên công ty cũng không được gây nhầm lẫn hay chứa từ ngữ thiếu văn hóa, trái thuần phong mỹ tục.
– Tên công ty phải có đủ cấu trúc gồm cả loại hình và tên riêng. Trong đó, tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân và Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
>>> Tham khảo chi tiết hơn: Cách đặt tên công ty
3/ Kinh nghiệm chọn loại hình công ty kinh doanh hóa chất
– Doanh nghiệp kinh doanh hóa chất cần xác định xem loại hình doanh nghiệp nào thì phù hợp với công ty mình, rồi đưa ra sự lựa chọn đúng đắn. Bởi mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có những đặc điểm riêng, tùy thuộc vào điều kiện về vốn hay số lượng thành viên góp vốn cũng như mong muốn của từng doanh nghiệp… thì sẽ có những loại hình tương ứng.
– Hiện nay, có 5 loại hình doanh nghiệp phổ biến mà bạn có thể chọn, đó là: Công ty tư nhân, công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên và công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên. (Tham khảo thêm: Ưu điểm và nhược điểm các loại hình doanh nghiệp).
4/ Kinh nghiệm chọn địa chỉ công ty khi thành lập
– Doanh nghiệp kinh doanh hóa chất thì sẽ cần có địa điểm hoạt động kinh doanh, trụ sở, văn phòng chính của công ty theo quy định.
– Địa chỉ công ty không được đặt ở khu chung cư, nhà tập thể hay khu vực cấm làm địa chỉ kinh doanh.
– Nếu doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí thuê địa chỉ, văn phòng công ty thì có thể sử dụng nhà riêng độc lập, có địa chỉ rõ ràng, chính xác nằm trong lãnh thổ Việt Nam để làm địa chỉ doanh nghiệp.
>>> Tham khảo thêm: Cách đặt địa chỉ công ty
4/ Kinh nghiệm chọn ngành nghề đăng ký kinh doanh phải
– Để có thể kinh doanh lĩnh vực kinh doanh hóa chất, thì doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký kinh doanh ngành nghề liên quan, phù hợp đối với lĩnh vực dự định kinh doanh. Ví dụ kinh doanh kinh doanh hóa chất mỹ phẩm thì phải đăng ký ngành nghề liên quan đến mỹ phẩm, nếu kinh doanh hóa chất ô tô thì cần đăng ký ngành nghề kinh doanh liên quan đến ô tô.(Tham khảo chi tiết: Danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh).
– Một số ngành nghề kinh doanh có thể đăng ký kinh doanh hóa chất gồm:
Ngành nghề
Mã ngành
Sản xuất sản phẩm hoá chất khác chưa được phân vào đâu 2029 Sản xuất sơn, véc ni và các chất sơn, quét tương tự; sản xuất mực in và ma tít 2022 Sản xuất hoá chất cơ bản 2011 Sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh 2023 Sản xuất thuốc trừ sâu và sản phẩm hoá chất khác dùng trong nông nghiệp 2021 Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu Chi tiết:
Bán buôn phân bón, thuốc trừ sâu và hóa chất khác sử dụng trong nông nghiệp
Bán buôn hóa chất khác (trừ loại sử dụng trong nông nghiệp): Bán buôn hoá chất công nghiệp: anilin, mực in, tinh dầu, khí công nghiệp, keo hoá học, chất màu, nhựa tổng hợp, methanol, parafin, dầu thơm và hương liệu, sôđa, muối công nghiệp, axít và lưu huỳnh,…
4669 – Nếu doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh không có điều kiện thì có thể trực tiếp đi vào kinh doanh ngay sau khi có giấy phép đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu là ngành nghề yêu cầu điều kiện thì phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện liên quan mới được đi vào kinh doanh. Bởi vì kinh doanh hóa chất có những quy định riêng cần tuân thủ. (Tham khảo ngay: Danh mục ngành nghề kinh doanh yêu cầu điều kiện).
5/ Kinh nghiệm chọn người đại diện pháp luật cho công ty kinh doanh hóa chất
– Khi thành lập công ty kinh doanh hóa chất, doanh nghiệp sẽ cần phải chọn người phù hợp, đủ năng lực để làm người đại diện theo pháp luật cho công ty.
– Đây sẽ là người có trách nhiệm về mặt pháp luật cũng như quyền lợi, nghĩa vụ đối với hoạt động của công ty. Do đó, doanh nghiệp phải chọn một người đủ năng lực, kinh nghiệm, có thể quyết định và giải quyết những công việc quan trọng của công ty.
– Người đại diện theo pháp luật có thể là giám đốc công ty, chủ tịch hội đồng quản trị, quản lý… Nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phẩn thì có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật chứ không nhất thiết là một người.
– Sau khi công ty kinh doanh hóa chất đi vào hoạt động, doanh nghiệp có thể làm thủ tục thay đổi người đại diện nếu không hài lòng với người đại diện hiện tại ở công ty.
>>> Tham khảo thêm: Quy định về người đại diện theo pháp luật
6/ Kinh nghiệm chuẩn bị vốn và kê khai vốn điều lệ
– Thành lập công ty kinh doanh hóa chất, thì vấn đề quan trọng không thể không lưu ý đó chính là vốn tối thiểu. Trên thực tế, vốn cần thiết khi mở doanh nghiệp sẽ tùy thuộc vào khả năng tài chính, điều kiện kinh tế của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, có một số trường hợp đối với ngành nghề kinh doanh yêu cầu về vốn thì bạn cần chứng minh số vốn đó mới được đăng ký kinh doanh. (Tham khảo ngay: Vốn tối thiểu khi thành lập công ty là bao nhiêu?).
– Đặc biệt, khi mở công ty, bạn cần tiến hành kê khai vốn điều lệ phù hợp. Hiện nay, tuy pháp luật chưa có quy định cụ thể đối với vốn điều lệ của các ngành nghề kinh doanh, nhưng doanh nghiệp cũng phải hết sức lưu ý, bởi:
+ Đối với ngành nghề kinh doanh không yêu cầu về vốn thì mức vốn điều lệ cần kê khai đăng ký sẽ tùy thuộc vào mong muốn, ý định của doanh nghiệp. Tức là doanh nghiệp có thể kê khai vốn điều lệ là 5 triệu hay 5 trăm triệu, 5 tỷ… mà không phải chứng minh. (Tham khảo thêm: Vốn điều lệ là gì?).
+ Đối với ngành nghề kinh doanh yêu cầu điều kiện về vốn như vốn pháp định hoặc vốn ký quỹ, thì số vốn điều lệ tối thiểu doanh nghiệp cần kê khai trong trường hợp này cần tuân thu quy định ngành nghề. Tức là phải đăng ký vốn điều lệ ít nhất ngang bằng với vốn pháp định. Ví dụ, ngành nghề quy định cần có vốn pháp định là 500 triệu đồng thì doanh nghiệp cần thực hiện đăng ký vốn điều lệ tối thiểu phải là 500 triệu đồng. (Tham khảo ngay: Danh sách ngành nghề yêu cầu vốn pháp định).
III/ Điều kiện thành lập công ty kinh doanh hóa chất
Dưới đây là những điều kiện thành lập công ty kinh doanh hóa chất, mà doanh nghiệp cần phải đáp ứng, cụ thể như sau:
– Chủ công ty kinh doanh hóa chất phải có trinh độ từ trung cấp trở lên, tùy thuộc vào ngành nghề hóa chất đăng ký kinh doanh có thuộc danh mục hóa chất yêu cầu điều kiện hay không. Nếu là danh mục hóa chất có điều kiện thì cần có bằng đại học trở lên, còn nếu là hóa chất không có điều kiện thì chỉ cần có bằng trung cấp chuyên ngành hóa chất là có thể đi vào kinh doanh.
– Lao động trực tiếp làm việc với hóa chất cần được huấn luyện, đọa tạo chuyên môn.
– Trang thiết bị phục vụ kinh doanh hóa chất phải đảm bảo, cơ sở vật chất đầy đủ, an toàn.
– Trang thiết bị phòng chống cháy nổ đầy đủ, có thiết bị thu gom, kiểm tra chất thải độc hại.
– Doanh nghiệp kinh doanh hóa chất phải đưa ra được biện pháp ứng phó với sự cố hóa chất nếu có và kế hoạch phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
>>> Doanh nghiệp phải đảm bảo điều kiện và làm thủ tục xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh hóa chất mới được đi vào hoạt động kinhdoanh
IV/ Hoàn tất thủ tục sau khi công ty đi vào hoạt động
Sau khi thành lập công ty kinh doanh hóa chất thành công, tức là đã được cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp hợp lệ, thì doanh nghiệp phải:
1/ Doanh nghiệp hóa chất cần đăng ký mua chữ ký số
– Để thuận tiện cho việc đóng thuế và nộp tờ khai thuế online, doanh nghiệp kinh doanh hóa chất cần phải đăng ký mua chữ ký số.
– Ngoài ra, doanh nghiệp cần yêu cầu ngân hàng cài đặt chức năng đóng thuế cho tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp. Như vậy, kế toán công ty mới có thể dùng chữ ký số này để đóng thuế trực tuyến thuận lợi.
2/ Thực hiện góp vốn vào công ty kinh doanh hóa chất
– Thời hạn cụ thể để các thành viên công ty có thể thực hiện góp vốn vào công ty đó là trong vòng 90 ngày kể từ ngày có giấy phép kinh doanh.
– Trong đúng khoảng thời gian này, doanh nghiệp phải góp đúng và đủ số vốn đã cam kết. Tài sản góp vốn có thể là tiền hoặc tài sản được định giá theo biểu quyết chung của thành viên công ty.
– Mỗi thành viên sẽ chịu trách nhiệm đối với số vốn mình góp vào công ty kinh doanh hóa chất theo đúng quy định của pháp luật.
>>> Tham khảo ngay: Quy định về việc góp vốn trong doanh nghiệp
3/ Công ty kinh doanh hóa chất khắc con dấu riêng
– Khắc con dấu là việc doanh nghiệp phải thực hiện sau khi có mã số thuế. Số lượng và hình thức con dấu sẽ do doanh nghiệp quyết định, tuy nhiên, cần đảm bảo đầy đủ thông tin công ty như tên và mã số doanh nghiệp.
– Sau khi đặt khắc con dấu thành công, doanh nghiệp thực hiện công bố mẫu dấu công khai trên cổng thông tin điện tử quốc gia.
4/ Đăng ký tài khoản ngân hàng cho công ty
– Chủ công ty ty kinh doanh hóa chất hoặc người đại diện pháp luật của công ty mang theo con dấu công ty, CMND, giấy phép đăng ký doanh nghiệp đến ngân hàng để mở tài khoản giao dịch cho công ty. Sau đó, tiến hành báo số tài khoản lên cho Sở kế hoạch và đầu tư.
5/ Doanh nghiệp cần đóng thuế theo quy định
– Bên cạnh các loại thuế cần phải đóng khi thành lập mới doanh nghiệp như thuế gía trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài (mức đóng thuế môn bài tùy thuộc vào mức vốn điều lệ công ty đăng ký), thì doanh nghiệp kinh doanh hóa chất cần phải đóng thêm thuế kinh doanh hóa chất.
6/ Tiến hành công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
– Trong vòng 30 ngày kể từ ngày đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp kinh doanh hóa chất cần tiến hành làm thủ tục công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lên cổng thông tin điện tử quốc gia theo quy định và đóng đủ lệ phí.
Trường hợp không tuân thủ quy định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành xử phạt hành chính tùy theo mức độ vi phạm của doanh nghiệp. Mức xử phạt từ 1 triệu VNĐ – 2 triệu VNĐ.
7/ Thuê kế toán viên hoặc sử dụng dịch vụ kế toán để tiết kiệm chi phí
– Công ty kinh doanh hóa chất cần thuê một kế toán để có thê quyết toán sổ sách, thuế ban đầu, nộp tờ khai thuế đúng quy định. Tuy nhiên, để tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ kế toán thuế trọn gói của Nam Việt Luật.(Tham khảo thêm: Dịch vụ kế toán trọn gói của Nam Việt Luật).
Trên đây là phần chia sẻ về trình tự thực hiện và những kinh nghiệm thành lập công ty kinh doanh hóa chất. Hy vọng, thông qua bài viết sẽ giúp doanh nghiệp nắm rõ các điều kiện mở công ty kinh doanh hóa chất để thực hiện thủ tục thành lập công ty thành công. Nếu còn vấn đề gì vướng mắc cần giải đáp liên quan đến quy định thành lập doanh nghiệp kinh doanh hóa chất? Hãy liên hệ trực tiếp cho Nam Việt Luật để được tư vấn cụ thể.
Bài viết nên đọc
Bài viết cùng danh mục
-
Muốn thành lập phòng khám chuyên khoa cần làm những gì?
31/07/2022
-
Thủ tục thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ
22/06/2021
-
Thành lập công ty giáo dục mầm non cần những gì?
21/08/2022
-
Thành lập công ty đào tạo ngoại ngữ
21/08/2022
-
Kinh nghiệm thành lập công ty chế biến gỗ
04/12/2022
-
Kinh nghiệm thành lập công ty cho thuê lại lao động
21/08/2022
Bài viết liên quan
-
Kinh nghiệm thành lập công ty cho thuê tài chính thành công
20/06/2021
-
Kinh nghiệm thành lập công ty chuyển phát nhanh thành công
06/05/2023
-
Kinh nghiệm thành lập công ty cơ khí chế tạo
12/12/2022
-
Kinh nghiệm thành lập công ty kinh doanh ô tô thành công
06/05/2023
-
Kinh nghiệm thành lập công ty công nghệ thông tin
01/03/2023
-
Kinh nghiệm thành lập công ty sản xuất hàng thủy tinh
06/10/2022
-
Kinh nghiệm thành lập công ty khai thác khoáng sản
21/08/2022
-
Kinh nghiệm thành lập công ty cung ứng lao động thành công
20/06/2021
-
Kinh nghiệm thành lập công ty điện ảnh có vốn nước ngoài
20/06/2021
-
Kinh nghiệm thành lập công ty kinh doanh gốm sứ thành công
06/10/2022
-
Kinh nghiệm thành lập công ty kinh doanh máy nông nghiệp thành công
17/01/2023
-
Kinh nghiệm thành lập công ty kinh doanh máy tính
17/01/2023
-
Kinh nghiệm thành lập công ty kinh doanh phân bón thành công
06/10/2022