• Thành lập công ty kiến trúc có vốn đầu tư nước ngoài

    • Đầu tư nước ngoài
    • 5 /5 của 1 đánh giá

    Khi có ý định khởi nghiệp hay đầu tư để thành lập một công ty để kinh doanh lĩnh vực nào đó, nhà đầu tư cần được tư vấn kỹ càng về các thủ tục pháp lý để thành lập một công ty cũng như điều kiện bắt buộc phải đáp ứng khi kinh doanh ngành nghề thuộc danh mục có điều kiện. Ngành nghề kiến trúc là một trong những ngành nghề phát triển và thu hút được nguồn đầu tư nước ngoài lớn. Dịch vụ kiến trúc là loại hình kinh doanh dịch vụ tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng. Cũng chính vì vậy các công ty kiến trúc có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập với số lượng lớn. Là nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty kiến trúc tại Việt Nam cần phải chuẩn bị những hồ sơ, thủ tục nào để tránh những rủi ro pháp lý? Hãy cùng Nam Việt Luật tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé!

    Thành lập công ty kiến trúc có vốn đầu tư nước ngoài sẽ đơn giản hơn nếu được hướng dẫn cụ thể

    Hiểu được điều này, Nam Việt Luật xin chia sẻ với khách hàng các nội dung chính yếu như sau:

    • Điều kiện thành lập công ty công ty kiến trúc có vốn nước ngoài;
    • Thủ tục & hồ sơ đăng ký thành lập công ty kiến trúc có vốn nước ngoài;
    • Thủ tục & hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động của công ty kiến trúc có vốn nước ngoài;
    • Kinh nghiệm khi thực hiện thành lập công ty kiến trúc có vốn nước ngoài;
    • Dịch vụ thành lập công ty kiến trúc có vốn nước ngoài tại Nam Việt Luật.

    Để biết rõ hơn về các nội dung trên, bạn có thể dõi theo phần tư vấn chi tiết cùng Bộ phận pháp lý Nam Việt Luật dưới bài viết sau đây nhé!

    Bộ phận pháp lý Nam Việt Luật trả lời:

    Điều kiện thành lập công ty kiến trúc có vốn nước ngoài

    Đối với nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập công ty kiến trúc tại Việt Nam trước tiên phải đáp ứng các điều kiện chung của nhà đầu tư theo Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện riêng đối kinh doanh ngành nghề kiến trúc theo Luật kiến trúc 2019, cụ thể dưới đây:

    “Điều 31. Hành nghề kiến trúc của người nước ngoài tại Việt Nam

    1. Người nước ngoài được hành nghề kiến trúc tại Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

    a) Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc tại Việt Nam hoặc có chứng chỉ hành nghề kiến trúc đang có hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp và được Việt Nam công nhận, chuyển đổi;

    b) Tuân thủ pháp luật Việt Nam và Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề của Việt Nam.

    2. Việc công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc được quy định như sau:

    a) Người nước ngoài đã có chứng chỉ hành nghề kiến trúc đang có hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, tham gia dịch vụ kiến trúc ở Việt Nam dưới 06 tháng thì thực hiện thủ tục công nhận chứng chỉ hành nghề kiến trúc, từ 06 tháng trở lên thì thực hiện thủ tục chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc tại cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

    b) Việc công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc giữa Việt Nam với các quốc gia, vùng lãnh thổ được thực hiện theo quy định của thỏa thuận quốc tế hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”

    Theo đó, nếu nhà đầu tư nước ngoài chưa có chứng chỉ hành nghề kiến trúc tại Việt Nam thì họ phải làm thủ tục xin cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc. Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc được quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Kiến trúc 2019:

    “Điều 28. Điều kiện cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc

    1. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc được quy định như sau:

    a) Có trình độ từ đại học trở lên về lĩnh vực kiến trúc;

    b) Có kinh nghiệm tham gia thực hiện dịch vụ kiến trúc tối thiểu là 03 năm tại tổ chức hành nghề kiến trúc hoặc hợp tác với kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân;

    c) Đạt yêu cầu sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc.”

    Ngoài ra, muốn thành lập công ty kiến trúc tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện tại khoản 1 Điều 33 Luật Kiến trúc, bao gồm các điều kiện:

    “Điều 33. Điều kiện hoạt động và hình thức tổ chức hành nghề kiến trúc

    1. Điều kiện hoạt động của tổ chức hành nghề kiến trúc được quy định như sau:

    a) Được thành lập theo quy định của pháp luật;

    b) Có cá nhân chịu trách nhiệm chuyên môn về kiến trúc hoặc chủ trì thiết kế kiến trúc có chứng chỉ hành nghề kiến trúc;

    c) Thông báo thông tin quy định tại điểm a và điểm b khoản này cho cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức hành nghề kiến trúc có trụ sở hoạt động.”

    Nhà đầu tư nước ngoài có thể đăng ký thành lập công ty kiến trúc có vốn nước ngoài tại Việt Nam bằng hai hình thức là Đầu tư trực tiếp - Điều 22 Luật Đầu tư 2020 và đầu tư gián tiếp - Điều 24 Luật Đầu tư 2020.

    Xem thêm: Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện  

    Công ty xây dựng và kiến trúc tại Việt Nam đang rất được quan tâm

    Thủ tục và hồ sơ đăng ký thành lập công ty kiến trúc có vốn nước ngoài

    Để thực hiện đầu tư vào lĩnh vực kiến trúc tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài có hai sự lựa chọn:

    • Thành lập công ty kinh doanh kiến trúc có vốn nước ngoài;
    • Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế có kinh doanh dịch vụ kiến trúc.

    Mỗi hình thức đầu tư thì có quy trình thủ tục khác nhau mà nhà đầu tư phải thực hiện, dưới đây Nam Việt Luật xin khái quát sơ lược về hồ sơ cũng như trình tự thủ tục của từng trường hợp:

    Trường hợp 1: Thành lập công ty kiến trúc có vốn nước ngoài tại Việt Nam theo hình thức đầu tư trực tiếp

    Bước 1: Xin Giấy chứng nhận đầu tư

    Đối tượng phải xin Giấy chứng nhận đầu tư:

    • Công ty có từ 1% đến 100% vốn do nhà đầu tư nước ngoài góp ngay từ ban đầu;
    • Công ty có vốn nước ngoài (Công ty đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Việt Nam) tiếp tục thành lập thêm tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư: Thành lập mới hoặc góp vốn từ 1% đến 100% vốn điều lệ công ty;

    Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư:

    Nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký đầu tư:

    + Sở kế hoạch và đầu tư nơi dự kiến đặt trụ sở chính

    + Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

    Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.

    Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định tại Khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư 2020, bao gồm:

    • Đơn xin cấp giấy phép cho người nước ngoài được đầu tư vào Việt Nam.
    • Bản báo cáo khả năng tài chính tổ chức hay văn bản xác minh khả năng tài chính cá nhân.
    • Đề xuất về dự án đầu tư.
    • Các loại giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của chủ đầu tư ngoại quốc và tổ chức nước ngoài.
    • Hợp đồng sử dụng đất nếu có nhu cầu sử dụng đất ở Việt Nam cho dự án.

    Thời hạn giải quyết hồ sơ:

    Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

    Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư: Sở kế hoạch và đầu tư

    Bước 2: Thủ tục thành lập công ty kiến trúc sau khi có giấy chứng nhận đầu tư

    • Nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,
    • Khắc con dấu pháp nhân,
    • Thông báo sử dụng mẫu dấu của công ty
    • Thời hạn hoàn thành 3 bước nêu trên từ 05 -07 ngày.

    Bước 3: Nhà đầu tư nước ngoài xin chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc tại Việt Nam

    Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đã có chứng chỉ hành nghề kiến trúc ở nước sở tại thì nộp hồ sơ tại Việt Nam để xin chuyển đổi chứng chỉ hành nghề để hoạt động tại Việt Nam. Hồ sơ xin chuyển đổi được quy định tại Điều 30 Nghị định 85/2020/NĐ-CP:

    “Điều 30. Hồ sơ công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc của người nước ngoài hành nghề kiến trúc ở Việt Nam

    Hồ sơ đề nghị công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc của người nước ngoài ở Việt Nam gồm:

    1. Đơn đề nghị công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này kèm theo 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm có nền màu trang chân dung của cá nhân đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng.
    2. Bản sao văn bằng được đào tạo, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp, dịch ra tiếng Việt và được công chúng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
    3. Bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu giấy tờ hợp pháp về cư trú hoặc giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp theo quy định.”

    Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc trong thời hạn 10 ngày. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề phải thông báo một lần bằng văn bản tới cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị.

    Trường hợp 2: Thành lập công ty vốn nước ngoài kiến trúc bằng hình thức đầu tư gián tiếp

    Đối với phương thức này thì chủ đầu tư nước ngoài tiến hành mua cổ phần, vốn góp của công ty ở Việt Nam. Trong trường hợp này, bạn chỉ cần thực hiện theo 2 giai đoạn

    Giai đoạn 1: Nhà đầu tư nước ngoài đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp

    Hồ sơ để đăng ký góp, ,mua cổ phần, mua phần vốn góp được quy định tại khoản 2 Điều 66 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, hồ sơ bao gồm:

    “Điều 66. Thủ tục thực hiện hoạt động đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp đối với nhà đầu tư nước ngoài

    2. Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính. Hồ sơ gồm:

    a) Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về đăng ký doanh nghiệp của tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; ngành, nghề kinh doanh; danh sách chủ sở hữu, thành viên, cổ đông sáng lập, danh sách chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (nếu có); tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trước và sau khi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế; giá trị giao dịch dự kiến của hợp đồng góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; thông tin về dự án đầu tư của tổ chức kinh tế (nếu có);

    b) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân, tổ chức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp;

    c) Văn bản thỏa thuận nguyên tắc về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp giữa nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp hoặc giữa nhà đầu tư nước ngoài với cổ đông hoặc thành viên của tổ chức kinh tế đó;

    d) Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp (đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 65 Nghị định này).”

    Trình tự thủ tục:

    Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan đăng ký đầu tư xem xét việc đáp ứng điều kiện góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp quy định và thông báo cho nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.

    Giai đoạn 2: Hoàn thành thủ tục việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài

    Sau khi nhà đầu tư nước ngoài được chấp thuận góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông tại cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.

    Hồ sơ thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp gồm có:

    • Thông báo về việc đáp ứng đủ điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp đã được cấp;
    • Bản sao công chứng giấy tờ pháp lý cá nhân của thành viên, cổ đông góp vốn, chủ sở hữu, đại diện pháp luật của công ty. Trường hợp là tổ chức thì có bản sao công chứng giấy phép kinh doanh/giấy chứng nhận thành lập của tổ chức nước ngoài, kèm theo bản sao công chứng hộ chiếu của cá nhân người đại diện phần vốn góp của tổ chức đó;
    • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
    • Quyết định của công ty về những nội dung thay đổi;
    • Biên bản họp về nội dung thay đổi (nếu có);
    • Hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn góp;
    • Danh sách thành viên/danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (nếu có);
    • Điều lệ công ty, giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (tùy theo từng loại hình);
    • Danh sách thành viên/danh sách cổ đông (nếu có trong trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp).

    Trình tự thủ tục

    Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, khách hàng nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư tại trụ sở chính của doanh nghiệp.

    Nếu hồ sơ hợp lệ, trong thời gian 3 ngày sở kế hoạch và đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

    Xem thêm: Dịch vụ kế toán trọn gói của Nam Việt Luật

    Nhiều công ty kiến trúc đã được thành lập & ngày càng tăng qua các năm

    Kinh nghiệm khi thành lập công ty kiến trúc có vốn nước ngoài

    1. Những lưu ý trước khi nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty kiến trúc

    Lựa chọn tên công ty kiến trúc có vốn nước ngoài

    Khi đặt tên cho công ty kiến trúc, nhà đầu tư nước ngoài phải tuân thủ 3 không:

    • Không được đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó trên phạm vi toàn quốc;
    • Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc;
    • Không sử dụng cụm từ trong các cơ quan đoàn thể của nhà nước để đặt tên cho công ty mình.

    Lựa chọn ngành nghề kinh doanh

    – Trường hợp này, khi thành lập công ty kiến trúc, doanh nghiệp có thể đăng ký ngành nghề cụ thể như sau:

    • Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan: Mã ngành 7110. Trong đó bao gồm:
    • Hoạt động kiến trúc
    • Hoạt động đo đạc và bản đồ
    • Hoạt động thăm dò địa chất, nguồn nước
    • Hoạt động tư vấn kỹ thuật có liên quan khác
    • Kiểm tra và phân tích kỹ thuật: Mã ngành 7120

    Tham khảo: Danh mục ngành nghề kinh doanh yêu cầu điều kiện.

     Lựa chọn địa chỉ trụ sở chính

    Theo điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020 và điều 6 Luật Nhà ở 2014, trụ sở chính của doanh nghiệp phải thỏa mãn các điều kiện sau:

    • Trụ sở chính của doanh nghiệp phải đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có);
    • Địa chỉ cần phải xác định rõ số nhà, ngách, hẻm, ngõ, phố hoặc là thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
    • Không đặt trụ sở công ty tại địa chỉ là căn hộ chung cư hoặc nhà tập thể.

     Lựa chọn mức vốn điều lệ đăng ký

    – Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp vốn và được ghi vào điều lệ công ty. Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập công ty do pháp luật quy định đối với từng ngành, nghề.

    – Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần thực hiện kê khai vốn điều lệ phù hợp cho công ty kiểm toán. Mức vốn này cũng phụ thuộc vào điều kiện về vốn của doanh nghiệp và quy định từng ngành nghề doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. (Tham khảo thêm: Vốn điều lệ là gì?).

    Tham khảo thêm: Vốn điều lệ là gì?

    Lựa chọn đại diện pháp luật

    Người đại diện pháp luật của công ty là người đại diện doanh nghiệp để làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng như đại diện doanh nghiệp để ký kết các giấy tờ và hợp đồng theo quy định. Công ty nước ngoài chỉ có thể thuê người Việt Nam làm đại diện pháp luật cho công ty mình chứ không thể đứng ra làm đại diện tại Việt Nam.

     Tham khảo: Quy định về người đại diện pháp luật

     Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

    Tùy thuộc vào số lượng thành viên góp vốn cũng như quy mô của công ty vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh kiến trúc để lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật. Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp trước đó đều đăng ký loại hình công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.

    2. Các thủ tục sau khi thành lập công ty kiến trúc có vốn nước ngoài

    Sau khi làm thủ tục thành lập kiến trúc có vốn nước ngoài, chủ doanh nghiệp cần thực hiện các công việc sau:

    • Treo biển tại trụ sở doanh nghiệp;
    • Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế
    • Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp;
    • Đăng ký tài khoản với Sở Kế hoạch và Đầu tư;
    • Đăng ký chữ ký số điện tử cho thành lập doanh nghiệp
    • Đăng ký nộp thuế điện tử;
    • In và đặt in hóa đơn lần đầu cho doanh nghiệp
    • Kê khai và nộp thuế môn bài;
    • Ghi nhận và thực hiện góp vốn trong 90 ngày kể từ ngày cấp đăng ký kinh doanh thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp được mở tại Ngân hàng nhà nước.

    Dịch vụ thành lập công ty kiến trúc có vốn nước ngoài của Nam Việt Luật

    Với đội ngũ pháp lý chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm Nam Việt Luật tự tin là một đơn vị tư vấn pháp lý chất lượng mà Quý khách có thể lựa chọn. Đến với dịch vụ Nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty kiến trúc của Nam Việt Luật, Quý khách hàng sẽ được:

    • Tư vấn cho nhà đầu tư nước ngoài xin Chứng chỉ hành nghề hoặc chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc tại Việt Nam;
    • Tư vấn tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam;
    • Tư vấn lựa chọn loại hình công ty phù hợp cho nhà đầu tư: Công ty TNHH hay Công ty cổ phần, địa chỉ trụ sở, vốn, ngành nghề kinh doanh, mở tài khoản chuyển vốn, thời hạn góp vốn;
    • Tư vấn điều kiện, hướng dẫn nhà đầu tư chuẩn bị tài liệu cần thiết để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài;
    • Tư vấn, soạn thảo hồ sơ thành lập công ty cho nhà đầu tư;
    • Đại diện nhà đầu tư làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam trong quá trình thành lập doanh nghiệp cho nhà đầu tư (Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, làm dấu pháp nhân, công bố mẫu dấu, thủ tục sau thành lập công ty, dịch vụ tư vấn pháp luật thuế – kế toán, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, lao động – bảo hiểm, các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ…;
    • Tư vấn toàn diện các hoạt động phát sinh trong quá trình thực hiện kinh doanh tại Việt Nam cho nhà đầu tư.

    Đơn vị tư vấn thủ tục thành lập công ty kiến trúc có vốn nước ngoài - Nam Việt Luật

    --------------------------------------------

    Hy vọng những chia sẻ của bài viết trên đây phần nào giúp độc giả nắm rõ các điều kiện mở thành lập công ty kiến trúc có vốn nước ngoài để thuận lợi thành lập công ty theo mong muốn của mình. Nếu còn vướng mắc gì về quy trình thành lập thành lập công ty kiến trúc có vốn nước ngoài cần giải đáp, hãy liên hệ ngay cho Nam Việt Luật để được tư vấn cụ thể một cách tốt nhất.

Thông báo
Gọi điện thoại