Chi nhánh là một đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp. Tùy vào phạm vi đăng ký hoạt động của doanh nghiệp mà chi nhánh hoạt động toàn bộ hoặc một phần chức năng của công ty. Hiện nay các nhà đầu tư trong và ngoài nước tập trung đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh tại thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên các nhà đầu tư lại không muốn thành lập thêm công ty mới, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài rất ngại khi thành lập công ty tại Việt Nam. Vì thế họ chọn hình thức đầu tư là thành lập chi nhánh mở rộng thị trường hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh những ưu điểm của việc thành lập chi nhánh thì chủ doanh nghiệp vẫn chưa hiểu rõ một số rủi ro pháp lý khi mở thêm chi nhánh. Đặc biệt là lại chưa biết rõ về trình tự thủ tục thành lập chi nhánh, không có thời gian để thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Vậy mời Quý khách hàng có thể tham khảo nội dung bài viết thủ tục thành lập chi nhánh công ty tại TPHCM dưới đây của Nam Việt Luật để biết thêm chi tiết.
Thành lập chi nhánh công ty tại thành phố Hồ Chí Minh để mở rộng kinh doanh
Hiểu được điều này, Nam Việt Luật xin chia sẻ với khách hàng các nội dung chính yếu như sau:
- Cơ sở pháp lý thủ tục thành lập chi nhánh công ty tại TPHCM;
- Quy định liên quan về thủ tục thành lập chi nhánh công ty tại TPHCM;
- Quy trình & thông tin về dịch vụ thành lập chi nhánh công ty tại TPHCM tại Nam Việt Luật;
- Kinh nghiệm khi thành lập chi nhánh công ty tại TPHCM;
- Một số lưu ý thành lập chi nhánh công ty tại TPHCM;
Để biết rõ hơn về các nội dung trên, bạn có thể dõi theo phần tư vấn chi tiết cùng Bộ phận pháp lý Nam Việt Luật dưới bài viết sau đây nhé!
Bộ phận pháp lý Nam Việt Luật trả lời:
Quy định liên quan về thủ tục thành lập chi nhánh công ty tại TPHCM
Vì chi nhánh là đơn vị trực thuộc của một công ty/doanh nghiệp nên để thành lập được chi nhánh nhà đầu tư phải được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau đó dựa vào phạm vi ngành nghề kinh doanh mà chủ doanh nghiệp tiến hành thủ tục thành lập chi nhánh để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Các quy định điều kiện để thành lập chi nhánh cũng có một số điểm tương tự với thành lập công ty. Cụ thể dưới đây:
Điều kiện về tư cách hoạt động của chi nhánh
Nhà đầu tư phải thành lập công ty trước, không thể thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh cùng với thủ tục thành lập công ty.
Theo Điều 84 Bộ Luật Dân sự 2015, chi nhánh không có tư cách pháp nhân.
Điều kiện về tên chi nhánh
Tên của chi nhánh được quy định tại Điều 20 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, bao gồm:
“Điều 20. Đăng ký tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
- Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thực hiện theo quy định tại Điều 40 Luật Doanh nghiệp.
- Ngoài tên bằng tiếng Việt, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
- Phần tên riêng trong tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
- Đối với những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước khi chuyển thành đơn vị hạch toán phụ thuộc do yêu cầu tổ chức lại thì được phép giữ nguyên tên doanh nghiệp nhà nước trước khi tổ chức lại.”
Điều kiện trụ sở chính chi nhánh
- Trụ sở chính của chi nhánh là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
- Doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh tại một địa phương theo địa giới hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020.
Điều kiện về ngành, nghề kinh doanh chi nhánh
Căn cứ khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, thì quy định về ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh như sau:
“Điều 44. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
- Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.”
Điều kiện về người đứng đầu chi nhánh
Ai có quyền thành lập chi nhánh công ty?
- Căn cứ theo Luật Doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của chi nhánh cũng chính là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đã được quy định rõ trong điều lệ của pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định và người đứng đầu chi nhánh không phải là người đại diện theo pháp luật của chi nhánh, mà chỉ đại diện theo ủy quyền thực hiện những việc trong phạm vi đã được người đại diện theo pháp luật của pháp nhân ủy quyền thực hiện công việc
- Đối với người đứng đầu chi nhánh được giao các nhiệm vụ quản lý các công việc của chi nhánh đó mà không có quyền đại diện cho doanh nghiệp. Người Người đứng đầu chi nhánh phải chịu sự lãnh đạo của người đứng đầu Doanh nghiệp theo quy định của pháp luật doanh nghiệp, trong các trường hợp nếu Người đứng đầu chi nhánh được người đứng đầu doanh nghiệp giao làm đại diện trong một số trường hợp thì Người đứng đầu chi nhánh mới được thực hiện quyền hạn đó. Nên lưu ý giữa chức vụ và quyền hạn trong Doanh nghiệp của Người đứng đầu chi nhánh.
- Người đứng đầu chi nhánh không thuộc trường hợp người bị treo mã số thuế trên hệ thống đăng ký thuế và đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Lựa chọn loại hình hoạt động của chi nhánh
Doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức hạch toán chi nhánh độc lập hoặc phụ thuộc. Điểm chung của hai loại hình là cả hai hình thức chi nhánh này đều không có pháp nhân. Cả hai đều có quyền phát sinh hoạt động kinh doanh, được xuất hóa đơn VAT độc lập với công ty.
Nghĩa vụ thuế của chi nhánh
Theo khoản 5 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, Mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp được cấp cho chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế của chi nhánh của công ty tại thành phố Hồ Chí Minh.
Khi đăng ký hoạt động chi nhánh, doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức hạch toán, gồm: Hạch toán độc lập hoặc hạch toán phụ thuộc.
Hiểu đơn giản, hạch toán độc lập là mọi hoạt động tài chính (bao gồm nghĩa vụ thuế) phát sinh tại chi nhánh được ghi sổ kế toán tại đơn vị, tự kê khai và nộp hồ sơ quyết toán thuế.
Hạch toán phụ thuộc thì chi nhánh phải thống kê, tập hợp giấy tờ gửi về doanh nghiệp để doanh nghiệp kê khai và quyết toán thuế.
Tuỳ vào việc đăng ký hình thức hạch toán, chi nhánh có thể tự kê khai hoặc được doanh nghiệp kê khai các loại thuế.
Xem thêm: Thủ tục thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh
Quy trình & thông tin về dịch vụ thành lập chi nhánh công ty tại TPHCM tại Nam Việt Luật
Nam Việt Luật xin cung cấp quy trình về dịch vụ thành lập chi nhánh công ty tại thành phố Hồ Chí Minh gồm các bước dưới đây:
Bước 1: Tư vấn và tiếp nhận thông tin thành lập chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh
- Đội ngũ chuyên viên pháp lý của Nam Việt Luật sẽ chủ động liên hệ khách hàng để nắm bắt thông tin cũng như yêu cầu từ khách hàng.
- Dựa vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã có chúng tôi tư vấn những thủ tục, điều kiện cần có cũng như những hồ sơ mà khách hàng phải cung cấp để tiến hành thành lập chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Chuẩn bị đủ điều kiện thành lập chi nhánh (đối với trường hợp đã thành lập xong công ty)
Bước 2: Soạn hồ sơ thành lập chi nhánh
Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty được quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, bao gồm:
- Thông báo thành lập chi nhánh (do người đại diện theo pháp luật ký).
- Quyết định bằng văn bản về việc thành lập chi nhánh (Của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên; Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên; Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần; Quyết định của thành viên công ty hợp danh).
- Biên bản họp về việc thành lập chi nhánh (doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên không cần có loại biên bản này).
- Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh.
- Giấy tờ cá nhân chứng thực của người đứng đầu chi nhánh:
- Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;
- Cá nhân có quốc tịch nước ngoài: Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, Giấy phép lao động và Hộ chiếu;
- Văn bản ủy quyền cho Nam Việt Luật
- Đối với một số ngành nghề do pháp luật quy định, bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh (hoặc của cá nhân khác thuộc chi nhánh) sẽ được yêu cầu.
Bước 3: Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ thành lập chi nhánh công ty và lệ phí công bố thông tin
Sau khi khách hàng chuyển hồ sơ đã ký và đóng dấu cho Nam Việt Luật Thì chúng tôi thay mặt khách hàng nộp hồ sơ thành lập chi nhánh công ty và lệ phí công bố thông tin tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt trụ sở chi nhánh.
Bước 4: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận và công bố
Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh và công bố thông tin chi nhánh.
Trường hợp từ chối phải có thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 5: Khắc dấu cho chi nhánh
Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, chi nhánh thực hiện khắc dấu cho chi nhánh.
Khi khắc dấu cho chi nhánh nên bỏ thông tin địa chỉ quận, chỉ ghi thông tin địa chỉ tỉnh để khi có sự thay đổi trụ sở chi nhánh không cần khắc lại con dấu mới.
Bước 6: Bàn giao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh và con dấu chi nhánh nếu có
- Hẹn gặp khách hàng tới văn phòng công ty để ký biên bản bàn giao giấy phép kinh doanh và con dấu chi nhánh.
- Tư vấn các vấn đề pháp lý mà chủ doanh nghiệp cần thực hiện sau khi được cấp giấy phép kinh doanh.
Xem thêm tại: Lợi ích của việc thành lập chi nhánh công ty
Dịch vụ thành lập chi nhánh công ty tại TPHCM tại Nam Việt Luật
- Nam Việt Luật tư vấn miễn phí các vấn đề pháp lý có liên quan đến hoạt động đăng ký kinh doanh của các cá nhân, tổ chức;
- Chúng tôi tư vấn cách thức lựa chọn loại hình thành lập chi nhánh phù hợp đối với công ty chủ quản đã thành lập;
- Hỗ trợ khách hàng chuẩn bị hồ sơ pháp lý cho để thành lập chi nhánh;
- Nam Việt Luật thay mặt khách hàng soạn thảo hồ sơ, theo dõi, nhận kết quả;
- Hỗ trợ kê khai, hỗ trợ nộp các loại thuế liên quan, làm thủ tục in hóa đơn;
Xem thêm: Thành lập chi nhánh doanh nghiệp tư nhân
Đơn vị tư vấn thủ tục thành lập chi nhánh công ty tại TPHCM – Nam Việt Luật
Kinh nghiệm thành lập chi nhánh công ty tại TPHCM
Cũng giống như thành lập công ty, thì ngoài các điều kiện và hồ sơ cần chuẩn bị để thành lập chi nhánh hiệu quả thì chủ doanh nghiệp cần phải thực hiện các công việc sau khi thành lập chi nhánh công ty tại thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Nộp tờ khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài của chi nhánh
- Thuế môn bài của chi nhánh là 1.000.000 đồng/năm
- Nếu chi nhánh thành lập trước ngày 01/07 hàng năm thì nộp đủ thuế môn bài là: 1.000.000 đồng/năm. Nếu chi nhánh thành lập sau ngày 01/07 hàng năm thì nộp ½ thuế môn bài năm đầu thành lập: 500.000 đồng/năm.
- Chi nhánh kê khai và nộp thuế môn bài trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.
Làm biển và treo biển chi nhánh công ty tại trụ sở chính
Chi nhánh phải treo biển chi nhánh công ty tại trụ sở chi nhánh với các nội dung như sau: Tên cơ quan chủ quản (cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tức Sở Kế hoạch và Đầu tư), tên chi nhánh, địa chỉ trụ sở, số điện thoại hoặc email (nếu có).
Mua chữ ký số điện tử để thực hiện nộp thuế điện tử
- Chi nhánh phải thực hiện mua chữ ký số điện từ để thực hiện nộp thuế điện tử cho chi nhánh.
- Sau khi chi nhánh nhận được Giấy chứng nhận hoạt động, nhân viên công ty phải gửi thông tin đăng ký hoạt động chi nhánh cho cơ quan thuế, nộp hồ sơ khai thuế ban đầu nếu chi nhánh đặt ở tỉnh thành phố trực thuộc trung ương khác. Ngoài ra vào định kỳ tháng quý chi nhánh cũng phải thực hiện khai thuế Giá trị gia tăng về các khoản thu chi của chi nhánh.
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh trong thời hạn 10 ngày từ ngày có sự thay đổi.
Sẽ có nhiều lợi ích khi thành lập chi nhánh công ty tại Thành phố HCM
Một số lưu ý thành lập chi nhánh công ty tại TPHCM
1. Tại sao nên sử dụng dịch vụ thành lập chi nhánh công ty tại TPHCM
Quý khách nên sử dụng dịch vụ thành lập chi nhánh công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh bởi vì một số lý do sau đây:
- Được đội ngũ chuyên viên của công ty dịch vụ tư vấn miễn phí các hồ sơ thủ tục trước và sau khi thành lập chi nhánh;
- Rút ngắn thời gian khi thành lập chi nhánh công ty tại thành phố Hồ Chí Minh chỉ từ 3 – 5 ngày bởi vì kinh nghiệm chuyên sâu trong việc chuẩn bị và soạn thảo hồ sơ thành lập chi nhánh.
- Khách hàng không phải đi lại: chuyên viên của công ty dịch vụ sẽ soạn hồ sơ và gửi đến khách hàng tận nơi để ký hồ sơ và đóng dấu.
- Khi sử dụng dịch vụ thành lập chi nhánh thay vì nhân viên nội bộ của công ty khách hàng thì chủ doanh nghiệp còn được tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan tới thủ tục thành lập chi nhánh một cách tận tâm nhất.
- Nhân viên của khách hàng sẽ có thời gian tập trung vào làm việc chuyên môn của mình, thay vì phải mất thời gian để tìm hiểu và tự thực hiện các thủ tục thành lập chi nhánh trong khi không có kiến thức pháp luật về lĩnh vực này.
2. Bối cảnh & tình hình kinh tế xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh
Năm 2023, mặc dù trong bối cảnh khó khăn chung của thế giới và hậu quả của đại dịch covid 19 nhưng tình hình kinh tế-xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đã phục hồi nhanh và khá toàn diện. Tính chung, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố đã tăng so với cùng kỳ năm 2022. Về tình hình đăng ký doanh nghiệp, 6 tháng đầu năm, trên địa bàn Thành phố tăng 7,7% về số lượng và giảm 19% về vốn đăng ký so với cùng kỳ.
Đối với việc thu hút người nước ngoài đầu tư thì thành phố Hồ Chí Minh luôn dẫn đầu so với các tỉnh khác trong cả nước. Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thành phố dưới hình thức cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và vốn thu hút được qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của doanh nghiệp với đa ngành nghề như: thương mại dịch vụ; sản xuất; bất động sản và du lịch,…
Với số lượng dân cư đông đúc, nguồn lao động dồi dào thì việc các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện để tiếp cận khách hàng, mở rộng thị trường kinh doanh là lựa chọn hợp lý.
3. Một số ngành nghề đáng cân nhắc khi khi muốn thành lập chi nhánh công ty tại TPHCM
Với các điều kiện kinh tế – xã hội có nhiều lợi thế vượt bậc so với các tỉnh thành khác thì tại thành phố Hồ Chí Minh nhà đầu nên có thể thành lập công ty và mở thêm chi nhánh để kinh doanh nhiều ngành nghề sẽ phát triển tại thành phố Hồ Chí Minh sau đây:
- Công ty kinh doanh thương mại thành công
- Thành lập doanh nghiệp sản xuất
- Thành lập công ty kinh doanh thủy sản
- Thành lập công ty sản xuất nông sản
- Thành lập công ty bất động sản
- Thành lập văn phòng du lịch & kinh doanh dịch vụ lữ hành
—————————————————————–
Với bài viết trên đây, chúng tôi đã trình bày những thông tin cơ bản về thủ tục thành lập chi nhánh công ty tại thành phố Hồ Chí Minh. Bạn sẽ không cần phải tốn nhiều thời gian, và công sức đi lại nhiều. Nếu quý khách hàng đang có nhu cầu hoặc có các thắc mắc về dịch vụ xin vui lòng liên hệ qua số điện thoại dưới chân website để được hỗ trợ tư vấn và làm thủ tục nhé.

NVL Legal – Chuyên gia pháp lý biên tập bài viết website nhằm giúp độc giả có thể tiếp cận, tham khảo thông tin ở mức độ cơ bản. Tuy nhiên, quy định pháp luật thường xuyên thay đổi, tại thời điểm đăng tải bài viết không tránh khỏi việc cập nhật chưa kịp thời, do đó thông tin chỉ có giá trị tham khảo, chưa là căn cứ đầy đủ để áp dụng trong thực tế. Nếu cần thêm thông tin chính xác, bạn vui lòng liên hệ NVL để được hỗ trợ.