Quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên

Trong công ty TNHH hai thành viên trở lên bắt buộc phải tổ chức Hội đồng thành viên để có thể điều hành, đưa ra những quyết định quan trọng liên quan đến chính sách, hướng đi phát triển của công ty. Và trong Hội đồng thành viên các thành viên phải bầu ra một Chủ tịch hội đồng thành viên.

Chủ tịch Hội đồng thành viên điều hành, quản lý, giám sát, tổ chức các hoạt động cụ thể của Hội đồng thành viên.

Vậy Chủ tịch Hội đồng thành viên có các quyền và nghĩa vụ cụ thể như thế nào ? Chủ tịch Hội đồng thành viên ngoài công việc trong Hội đồng thành viên thì có thể điều hành , tổ chức, quản lý công việc của công ty không ?

Để trả lời các câu hỏi trên trước tiên mời các bạn đọc qua quy định về quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên trong Luật doanh nghiệp 2014 Điều 57

chu-tich-hoi-dong-thanh-vien

 

 

Điều 57. Chủ tịch Hội đồng thành viên

1. Hội đồng thành viên bầu một thành viên làm Chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty.

2. Chủ tịch Hội đồng thành viên có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên;

b) Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng thành viên hoặc để lấy ý kiến các thành viên;

c) Triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên;

d) Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng thành viên;

đ) Thay mặt Hội đồng thành viên ký các nghị quyết của Hội đồng thành viên;

e) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

3. Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng thành viên không quá 05 năm. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

4. Trường hợp vắng mặt hoặc không đủ năng lực để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, thì Chủ tịch Hội đồng thành viên ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp không có thành viên được ủy quyền thì một trong số các thành viên Hội đồng thành viên triệu tập họp các thành viên còn lại bầu một người trong số các thành viên tạm thời thực hiện quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên theo nguyên tắc đa số quá bán.

thanh-lap-cong-ty-tnhh-hai-thanh-vien-1

Theo điều luật trên Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm nhiệm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty. Như vậy Chủ tịch Hội đồng thành viên vẫn có thể điều hành kinh doanh, quản lý, tổ chức hoạt động của công ty.

Trong Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên có quyền, nghĩa vụ cụ thể như: lên chương trình, chuẩn bị kế hoạch hoạt động; chuẩn bị nội dung, tài liệu họp; lấy ý kiến và tổ chức lấy ý kiến của các thành viên.

Sau khi Hội đồng thành viên họp, thống nhất ý kiến đưa ra các nghị quyết thì Chủ tịch Hội đồng thành viên sẽ thay mặt ký các nghị quyết đó. Và Chủ tịch Hội đồng thành viên có nghĩa vụ giám sát, tổ chức giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng thành viên.

Chủ tịch Hội đồng thành viên có nhiệm ký 5 năm. Sau 5 năm, Hội đồng thành viên sẽ tổ chức bầu chọn lại lần nữa. Nếu vị Chủ tịch Hội đồng thành viên cũ vẫn được trúng tuyển thì tiếp tục làm nhiệm kỳ mới. Số nhiệm kỳ không bị hạn chế tức là Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể đương nhiệm đến khi trong Hội đồng thành viên không bầu chọn cho người đó nữa.

Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể ủy quyền cho thành viên khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong trường hợp không thể tham gia họp Hội đồng thành viên hoặc mất năng lực hành vi dân sự, nếu không có ủy quyền thì Hội đồng thành viên bầu chọn một thành viên tạm thời thực hiện quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên theo nguyên tắc quá bán.

Việc Chủ tịch Hội đồng thành viên ủy quyền cho thành viên phải thực hiện bằng văn bản và nguyên tắc được quy định trong điều lệ công ty.

Bài viết liên quan khác
0778000555
0782222229
button