Di chúc là văn bản pháp lý thể hiện ý chí cá nhân của mình do một người lập ra nhằm chuyển giao tài sản của người khác sau khi họ qua đời. Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp nào người chết cũng kịp lập di chúc hoặc có những trường hợp di chúc được lập không hợp pháp, không có hiệu lực. Nam Việt Luật hôm nay sẽ làm rõ hơn về vấn đề bố mẹ mất không để lại di chúc gửi đến bạn tìm hiểu.
Quyền thừa kế tài sản khi cha mất không có di chúc
Căn cứ theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, trường hợp người chết không để lại di chúc, di chúc không hợp pháp hoặc di chúc không có hiệu lực thì cách tính thừa kế không có di chúc được chia thừa kế theo pháp luật.
Thừa kế theo pháp luật là hình thức thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế đã được pháp luật quy định. Vấn đề này đã được chỉ ra rất rõ tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
- Những người được hưởng thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ và con người của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông/ bà nội, ông/ bà ngoại, anh ruột, anh/ chị/ em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông/ bà nội hoặc ông/ bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hay dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác/ chú/ cậu/ cô/ dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội hoặc cụ ngoại;
- Nếu người người thừa kế cùng hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau.
- Những người ở hàng thừa kế sau sẽ chỉ được hưởng nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế trong trường hợp không có di chúc
Theo luật chia tài sản thừa kế không có di chúc, hồ sơ khai nhận di sản thừa kế trong trường hợp này cần chuẩn bị những giấy tờ sau đây:
- Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu quy định;
- Giấy chứng tử hoặc giấy tờ chứng minh được người để lại di sản đã chết;
- Các giấy tờ chứng minh tài sản của người để lại di sản gồm: Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đai; Giấy đăng ký xe;…
- Giấy tờ về quan hệ giữa người thừa kế và người để lại di sản như: Sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, CMND/ CCCD, kết quả xét nghiệm ADN,…
Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ hồ sơ, người được thừa hưởng đến văn phòng công chứng để tiếp tục thực hiện khai nhận di sản theo quy định pháp luật về cách chia đất thừa kế không có di chúc.
Trình tự, thủ tục khai nhận di sản khi không có di chúc
Để giấy tờ khai nhận di sản được đảm bảo và thực hiện theo đúng quy định luật chia đất đai cho con khi bố mẹ mất không có di chúc, người thừa hưởng cần tiến hành công chứng trong trường hợp này.
- Bước 1: Người thừa hưởng chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và đem đến văn phòng công chứng nộp.
- Bước 2: Công chứng viên tiến hành kiểm tra, xem xét đầy đủ hồ sơ, giấy tờ. Họ sẽ lắng nghe và xem xét trường hợp của người yêu cầu để đưa ra quyết định tiếp nhận, thụ lý; từ chối công chứng hay yêu cầu bổ sung giấy tờ, tài liệu còn thiếu.
- Bước 3: Công chứng viên soạn thảo văn bản niêm yết công khai tại Uỷ ban nhân dân cấp xã/ phương nơi thường trú cuối cùng của người chết. Nếu nơi này và nơi có đất khác nhau, công chứng viên phải niêm yết tại UBND cấp xã/ phường nơi có đất. Việc niêm yết được thực hiện trong 15 ngày làm việc.
- Bước 4: Sau khi nhận kết quả niêm yết từ UBND, công chứng viên sẽ hướng dẫn người thừa kế ký vào một trong hai văn bản là Thỏa thuận phân chia di sản hoặc Khai nhận di sản nếu không có khiếu nại, tố cáo về nội dung chia thừa kế.
- Bước 5: Công chứng viên đối chiếu bản chính với bản sao giấy tờ người thừa hưởng đã nộp trước đó. Nếu hồ sơ đầy đủ thì ký xác nhận, đóng dấu vào từng trang của văn bản thừa kế. Thời gian thực hiện công chứng từ 2 – 10 ngày làm việc không kể thời gian xác minh, niêm yết và nhận kết quả niêm yết.
Một số vấn đề thường gặp khi người chết không để lại di chúc
Khi người chết không để lại di chúc có thể gây ra việc tranh chấp tài sản thừa kế không có di chúc đối với các thành viên trong gia đình. Ví dụ, con được cha mẹ tặng cho tài sản khi họ còn sống, nay cha mẹ chết đi nếu không có di chúc thì di sản vẫn sẽ được chia theo pháp luật. Như vậy, mỗi người con sẽ được một phần di sản bằng nhau và người con được tặng tài sản trước đó có nhiều tài sản hơn sẽ dẫn đến ganh ghét, đố kỵ.
Ngoài ra, nếu người chết không lập di chúc thì rất dễ dẫn đến việc di sản bị thất lạc. Ví dụ, người chết trước khi qua đời có sổ tiết kiệm. Thế nhưng chỉ một mình người đó viết và khi chết đi, phần di sản là sổ tiết kiệm có thể bị thất thoát mà người thân không hề viết và không nhận được di sản thừa kế.
Bài viết trên đây là thông tin về quyền thừa kế tài sản khi không có di chúc. Mong rằng những điều Nam Việt Luật chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này. Nếu bạn đang có bất kỳ thắc mắc nào về luật pháp, hãy kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp sớm nhất nhé.

NVL Legal – Chuyên gia pháp lý biên tập bài viết website nhằm giúp độc giả có thể tiếp cận, tham khảo thông tin ở mức độ cơ bản. Tuy nhiên, quy định pháp luật thường xuyên thay đổi, tại thời điểm đăng tải bài viết không tránh khỏi việc cập nhật chưa kịp thời, do đó thông tin chỉ có giá trị tham khảo, chưa là căn cứ đầy đủ để áp dụng trong thực tế. Nếu cần thêm thông tin chính xác, bạn vui lòng liên hệ NVL để được hỗ trợ.