Quyền của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có chủ sở hữu là một tổ chức hoặc một cá nhân khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Vậy tổ chức làm chủ sở hữu có các quyền gì? Chủ sở hữu là cá nhân thì có các quyền gì? Sự khác nhau giữa các quyền của chủ sở hữu là tổ chức và cá nhân như thế nào? Tại sao lại có sự khác nhau như vậy? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên một cách chi tiết. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

I/ Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên có những quyền gì?

Chủ sở hữu công ty phải thực hiện đúng các nghĩa vụ của mình, chịu trách nhiệm nếu xảy ra thiệt hại công ty từ việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Chủ sở hữu sẽ có quyền quyết định các vấn đề quan trọng của công ty như thay đổi Điều lệ, chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh hằng năm, các dự án đầu tư hay các vấn đề quản trị nội bộ, công việc kinh doanh hằng ngày của công ty. Về cơ bản chủ sở hữu là tổ chức và chủ sở hữu là cá nhân đều có một số quyền giống nhau nhưng vẫn có sự khác biệt trong đó. Cụ thể, chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên có những quyền sau:

1 . Quyền của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên là tổ chức

Nếu chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổ chức thì quyền của chủ sở hữu theo khoản 1, điều 75, Luật doanh nghiệp 2014 sẽ bao gồm: 

– Khoản 1, Điều 75 Luật doanh nghiệp 2014: Chủ sở hữu công ty là tổ chức có các quyền sau đây:

a) Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

b) Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;

c) Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý công ty;

d) Quyết định dự án đầu tư phát triển;

đ) Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;

e) Thông qua hợp đồng vay, cho vay và các hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;

g) Quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;

h) Quyết định tăng vốn điều lệ của công ty; chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác;

i) Quyết định thành lập công ty con, góp vốn vào công ty khác;

k) Tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty;

l) Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty;

m) Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty;

n) Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản;

o) Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

2. Quyền của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên là cá nhân

Trường hợp chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân thì quyền của chủ sở hữu theo khoản 2, điều 75, Luật doanh nghiệp 2014 sẽ bao gồm: 

Khoản 2, Điều 75Luật doanh nghiệp 2014: Chủ sở hữu công ty là cá nhân có các quyền sau đây:

a) Quyết định, nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

b) Quyết định đầu tư, kinh doanh và quản trị nội bộ công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;

c) Quyết định tăng vốn điều lệ, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác;

d) Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty;

đ) Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty;

e) Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản;

g) Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Chủ sở hữu là tổ chức và cá nhân có các quyền giống nhau như sau:

+ Quyết định, nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.

+ Quyết định đầu tư, kinh doanh.

+ Quyết định tăng vốn điều lệ, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác.

+ Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty.

+ Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty.

+ Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản.

II/ Sự khác biệt về quyền của chủ sở hữu là tổ chức và cá nhân trong công ty TNHH

Chủ sở hữu là tổ chức có các quyền mà chủ sở hữu là cá nhân không có như sau:

+ Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty.

+ Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý công ty.

+ Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ.

+ Thông qua hợp đồng vay, cho vay và các hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty.

+ Quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty.

+ Quyết định thành lập công ty con, góp vốn vào công ty khác.

+ Tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty.

>>> Lý do có sự khác nhau như trên đó là khi công ty TNHH một thành viên có tổ chức là chủ sở hữu thì tổ chức đó không thể trực tiếp quản lý công việc, điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty được mà phải tổ chức cơ cấu quản lý công ty gồm người đại diện pháp luật, các trưởng phòng của các phòng ban khác nhau.

>>> Tổ chức là tập hợp các cá nhân, nhóm cá nhân với nhau có chung mục tiêu và lợi ích. Cho nên khi chủ sở hữu công ty là một tổ chức thì việc hoạt động của công ty đạt hiệu quả như thể nào sẽ tác động lợi ích của nhiều người. Cho nên các vấn đề quan trọng khác mang tính phương hướng phát triển chung, mang tính lâu dài của công ty phải được quyết định bởi chủ sở hữu, cũng tức là quyết định của các cá nhân, nhóm cá nhân trong tổ chức.

III/ Nhận tư vấn chi tiết hơn tại Nam Việt Luật

Để nhận tư vấn chi tiết, chuyên sâu hơn về các quy định liên quan đến quyền của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên bạn có thể liên hệ đến Nam Việt Luật.

– Nam Việt Luật quy tụ đội ngũ chuyên viên, luật sư được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, am hiểu về luật có khả năng tư vấn chi tiết những vấn đề liên quan một cách chi tiết cho bạn.

– Không chỉ tư vấn chi tiết mà Nam Việt Luật còn tư vấn tận tình miễn phí 100%, giúp doanh nghiệp năm rõ những quyền và nghĩa vụ của mình. Từ đó có thể quản lý công ty tốt nhất.

Hy vọng những chia sẻ về quy định cụ thể vềquyền của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên trên đây sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ đến Nam Việt Luật để nhận tư vấn chi tiết hơn. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng tận tình.

Bài viết liên quan khác
0778000555
0782222229
button