Các sản phẩm từ gỗ như đồ gỗ nội thất, đồ gỗ mỹ nghệ và phục vụ xây dựng đang là các sản phẩm được tiêu thụ mạnh trên thị trường. Với nhu cầu cao như vậy, các doanh nghiệp đã lựa chọn ngành nghề chế biến và sản xuất gỗ là lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp mình. Do đó, nhu cầu thành lập các công ty chế biến gỗ tăng cao. Bên cạnh nguồn tiêu thụ lớn, Pháp luật Việt Nam không hạn chế hay quy định điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề này. Do vậy, nhà đầu tư nước ngoài thường lựa chọn kinh doanh ngành nghề này. Tuy nhiên, để nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư sản xuất đồ nội thất một cách hợp pháp thì phải thực hiện theo quy trình sau:
Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư thành lập một tổ chức kinh tế mới phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư
Hiểu được điều này, Nam Việt Luật xin chia sẻ với khách hàng các nội dung chính yếu như sau:
- Điều kiện thành lập công ty sản xuất gỗ có vốn nước ngoài;
- Thủ tục & hồ sơ đăng ký thành lập công ty sản xuất gỗ có vốn nước ngoài;
- Thủ tục & hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động của công ty sản xuất gỗ có vốn nước ngoài;
- Kinh nghiệm khi thực hiện thành lập công ty sản xuất gỗ có vốn nước ngoài;
- Dịch vụ thành lập công ty sản xuất gỗ có vốn nước ngoài tại Nam Việt Luật.
Để biết rõ hơn về các nội dung trên, bạn có thể dõi theo phần tư vấn chi tiết cùng Bộ phận pháp lý Nam Việt Luật dưới bài viết sau đây nhé!
Bộ phận pháp lý Nam Việt Luật trả lời:
Cơ sở pháp lý khi thành lập công ty sản xuất gỗ có vốn nước ngoài
- Luật Doanh nghiệp 2020;
- Luật Đầu tư 2020;
- Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
Điều kiện thành lập công ty sản xuất gỗ có vốn nước ngoài
Như đã đề cập, Pháp luật Việt Nam không hạn chế hay quy định điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề này đối với nhà đầu tư nước ngoài khi mới thành lập công ty sản xuất gỗ. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động công ty chế biến gỗ cần tuân thủ các quy định tại Điều 9, Điều 68 Luật Lâm nghiệp 2017 như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm khi hoạt động lâm nghiệp
“Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp
- Chặt, phá, khai thác, lấn, chiếm rừng trái quy định của pháp luật.
- Đưa chất thải, hóa chất độc, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy, công cụ, phương tiện vào rừng trái quy định của pháp luật; chăn, dắt, thả gia súc, vật nuôi vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng, rừng mới trồng.
- Săn, bắt, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng, thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng trái quy định của pháp luật.
- Hủy hoại tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng, công trình bảo vệ và phát triển rừng.
- Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; quản lý các loài ngoại lai xâm hại; dịch vụ môi trường rừng.
- Tàng trữ, mua bán, vận chuyển, chế biến, quảng cáo, trưng bày, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh lâm sản trái quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Khai thác tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên khoáng sản, môi trường rừng trái quy định của pháp luật; xây dựng, đào, bới, đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên và các hoạt động khác trái quy định của pháp luật làm thay đổi cấu trúc cảnh quan tự nhiên của hệ sinh thái rừng.
- Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng trái quy định của pháp luật; cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái quy định của pháp luật; chuyển đổi diện tích rừng, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng trái quy định của pháp luật; phân biệt đối xử về tôn giáo, tín ngưỡng và giới trong giao rừng, cho thuê rừng.
- Sử dụng nguyên liệu trong chế biến lâm sản trái quy định của pháp luật.”
Các quyền và nghĩa vụ khi chế biến lâm sản
“Điều 68. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở chế biến lâm sản
1. Cơ sở chế biến lâm sản có quyền sau đây:
a) Sản xuất những mặt hàng lâm sản Nhà nước không cấm;
b) Được Nhà nước bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp; hỗ trợ liên kết chuỗi sản xuất, chế biến; áp dụng chính sách quy định tại Điều 66 của Luật này và pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp trong khu vực nông thôn, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa.
2. Cơ sở chế biến lâm sản có nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, lao động, tài chính; quy định về hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản;
b) Chế biến mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng phải thực hiện theo quy định tại Điều 67 của Luật này;
c) Chấp hành sự quản lý, kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình sản xuất.”
Theo đó quy định cụ thể về quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài chính; quy định về hồ sơ lâm sản hợp pháp như sau:
- Nguồn tài chính trong lâm nghiệp quy định tại Điều 92, 93 Luật Lâm nghiệp 2017
“Điều 92. Nguồn tài chính trong lâm nghiệp
- Ngân sách nhà nước.
- Đầu tư, đóng góp, ủng hộ, tài trợ từ tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
- Thu từ khai thác lâm sản; cho thuê rừng, đất rừng.
- Thu từ thực hiện nghĩa vụ nộp tiền trồng rừng thay thế do chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
- Thu từ dịch vụ môi trường rừng và cho thuê môi trường rừng.
- Vốn tín dụng từ tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài.
- Nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Điều 93. Những hoạt động lâm nghiệp được sử dụng ngân sách nhà nước
- Căn cứ vào yêu cầu quản lý, phát triển lâm nghiệp và khả năng của ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ quy định những hoạt động được sử dụng ngân sách nhà nước.
- Việc lập, chấp hành, kiểm toán, quyết toán và giám sát ngân sách nhà nước cho lâm nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.”
- Quy định về hồ sơ lâm sản hợp pháp được quy định từ Điều 16 tới Điều 32 ( Ngoại trừ các Điều 17, Điều 26 đã bị bãi bỏ) tại Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT. Ví dụ, hồ sơ lâm sản hợp pháp đối với lâm sản khai thác trong nước:
“Điều 16. Hồ sơ lâm sản khai thác trong nước
1. Hồ sơ lâm sản khai thác từ rừng tự nhiên:
a) Gỗ khai thác tận dụng từ rừng tự nhiên:
Bản chính bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại.
Bản sao quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác hoặc bản sao dự án lâm sinh hoặc chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học được phê duyệt.
Bản chính báo cáo địa danh, diện tích, khối lượng lâm sản dự kiến khai thác theo Mẫu số 07 kèm theo Thông tư này;
b) Gỗ khai thác tận thu từ rừng tự nhiên:
Đối với gỗ loài thực vật thông thường: bản chính bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại và hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này.
Đối với gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Phụ lục CITES: bản chính bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại và bản sao phương án khai thác theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
c) Thực vật rừng ngoài gỗ và dẫn xuất của thực vật rừng khai thác từ rừng tự nhiên:
Đối với thực vật rừng thông thường: bản chính bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập và hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này.
Đối với thực vật rừng ngoài gỗ và dẫn xuất của thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Phụ lục CITES: bản chính bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại và bản sao phương án khai thác theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
d) Động vật rừng, bộ phận, dẫn xuất của chúng khai thác từ tự nhiên:
Đối với động vật rừng thông thường và bộ phận, dẫn xuất của chúng: bản chính bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại, bản sao phương án khai thác có phê duyệt theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.
Đối với động vật rừng, bộ phận, dẫn xuất của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Phụ lục CITES: bản chính bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại và bản sao phương án khai thác theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
2. Hồ sơ lâm sản khai thác từ rừng trồng:
a) Gỗ khai thác chính từ rừng trồng do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu: bản chính bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập và hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư này;
b) Gỗ khai thác tận dụng từ rừng trồng do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu: bản chính bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập và hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư này;
c) Gỗ khai thác tận thu từ rừng trồng do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu: bản chính bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập và hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư này;
d) Gỗ khai thác từ rừng trồng thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân: bản chính bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập.”
- Quy định về bảo vệ môi trường trong chế biến gỗ, thì theo quy định tại Điều 25 và Điều 30 của Luật Bảo vệ môi trường thì dựa theo hoạt động của dự án đầu tư mà chủ đầu tư phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược và đánh giá tác động môi trường tương ứng.
Các điều ước quốc tế hiện nay không hạn chế việc thành lập công ty có yếu tố nước ngoài trong dịch vụ này.
Nhà đầu tư nước ngoài có thể đăng ký thành lập công ty sản xuất gỗ có vốn nước ngoài tại Việt Nam bằng hai hình thức là Đầu tư trực tiếp – Điều 22 Luật Đầu tư 2020 và đầu tư gián tiếp – Điều 24 Luật Đầu tư 2020.
Xem thêm: Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Sự phong phú đa dạng về các lâm sản của Việt Nam
Thủ tục và hồ sơ đăng ký thành lập công ty sản xuất gỗ có vốn nước ngoài
Tùy vào từng hình thức đầu tư gián tiếp hoặc trực tiếp mà nhà đầu tư thực hiện trình tự thủ tục phù hợp. Dưới đây Nam Việt Luật nêu rõ hồ sơ cũng như trình tự thủ tục thành lập công ty sản xuất gỗ có vốn nước ngoài cho từng hình thức đầu tư:
Trường hợp 1: Thành lập công ty sản xuất gỗ có vốn nước ngoài tại Việt Nam theo hình thức đầu tư trực tiếp
Giai đoạn 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Trước khi làm thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thì nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo hướng dẫn tại Điều 63 Nghị định 31/2021/NĐ-CP:
“Điều 63. Thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài
1. Trừ trường hợp quy định tại Điều 67 Nghị định này, nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế và thực hiện dự án đầu tư theo thủ tục sau:
a) Trường hợp thực hiện dự án đầu tư mới, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư mới và thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế;
b) Trường hợp nhận chuyển nhượng dự án đầu tư và thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trong trường hợp dự án đó không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) hoặc điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trong trường hợp dự án đó đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) và thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.
2. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập tổ chức kinh tế thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.
3. Vốn điều lệ của tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện dự án đầu tư không nhất thiết phải bằng vốn đầu tư của dự án đầu tư. Tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập thực hiện góp vốn và huy động các nguồn vốn khác để thực hiện dự án đầu tư theo tiến độ quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.”
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Trước khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Nhà đầu tư kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kê khai hồ sơ trực tuyến. Nhà đầu tư nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư.
Sau khi Cơ quan đăng ký đầu tư tiếp nhận hồ sơ. Nhà đầu tư được cấp tài khoản truy cập Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để theo dõi tình hình xử lý hồ sơ. Cơ quan đăng ký đầu tư sử dụng Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để tiếp nhận. Xử lý, trả kết quả hồ sơ đăng ký đầu tư. Cập nhật tình hình xử lý hồ sơ và cấp mã số cho dự án đầu tư.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định tại Khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư 2020.
Giai đoạn 2: Hoàn tất thủ tục thành lập công ty sản xuất gỗ có vốn nước ngoài tại phòng Đăng ký kinh doanh
Cũng như các bước để thành lập công ty khác, để đăng ký thành lập công ty sản xuất gỗ có vốn nước ngoài, chủ doanh nghiệp có thể tham khảo bài viết: Thành lập công ty trong kinh doanh để biết rõ thêm hồ sơ cần chuẩn bị cũng như trình tự thủ tục cần thực hiện.
Trường hợp 2: Thành lập công ty sản xuất gỗ có vốn nước ngoài bằng hình thức đầu tư gián tiếp
Đối với phương thức này thì chủ đầu tư nước ngoài tiến hành mua cổ phần, vốn góp của công ty ở Việt Nam. Đây là cách thức đơn giản để một chủ đầu tư của nước ngoài có thể mở công ty tại Việt Nam. Bạn tiến hành qua 2 bước sau:
Bước 1: Nhà đầu tư nước ngoài đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
Hồ sơ để đăng ký góp, mua cổ phần, mua phần vốn góp được quy định tại khoản 2 Điều 66 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, hồ sơ bao gồm:
“…
a) Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về đăng ký doanh nghiệp của tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; ngành, nghề kinh doanh; danh sách chủ sở hữu, thành viên, cổ đông sáng lập, danh sách chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (nếu có); tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trước và sau khi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế; giá trị giao dịch dự kiến của hợp đồng góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; thông tin về dự án đầu tư của tổ chức kinh tế (nếu có);
b) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân, tổ chức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp;
c) Văn bản thỏa thuận nguyên tắc về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp giữa nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp hoặc giữa nhà đầu tư nước ngoài với cổ đông hoặc thành viên của tổ chức kinh tế đó;
d) Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp (đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 65 Nghị định này).”
Trình tự thủ tục:
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan đăng ký đầu tư xem xét việc đáp ứng điều kiện góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp quy định và thông báo cho nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
Giai đoạn 2: Hoàn thành thủ tục việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài
Hồ sơ thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp gồm có:
- Thông báo về việc đáp ứng đủ điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp đã được cấp;
- Bản sao công chứng giấy tờ pháp lý cá nhân của thành viên, cổ đông góp vốn, chủ sở hữu, đại diện pháp luật của công ty. Trường hợp là tổ chức thì có bản sao công chứng giấy phép kinh doanh/giấy chứng nhận thành lập của tổ chức nước ngoài, kèm theo bản sao công chứng hộ chiếu của cá nhân người đại diện phần vốn góp của tổ chức đó;
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
- Quyết định của công ty về những nội dung thay đổi;
- Biên bản họp về nội dung thay đổi (nếu có);
- Hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn góp;
- Danh sách thành viên/danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (nếu có);
- Điều lệ công ty, giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (tùy theo từng loại hình);
- Danh sách thành viên/danh sách cổ đông (nếu có trong trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp).
Trình tự thủ tục
Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, khách hàng nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư tại trụ sở chính của doanh nghiệp.
Nếu hồ sơ hợp lệ, trong thời gian 3 ngày sở kế hoạch và đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Xem thêm: Dịch vụ kế toán trọn gói của Nam Việt Luật
Công ty chế biến gỗ, gia công theo yêu cầu của khách hàng
Kinh nghiệm khi thành lập công ty sản xuất gỗ có vốn nước ngoài
Để thành lập công ty sản xuất gỗ có vốn nước ngoài người thành lập cần chuẩn bị các thông tin trước khi thành lập cẩn thận và có thể tham khảo kinh nghiệm thành lập công ty sản xuất gỗ có vốn nước ngoài trước đây.
Lựa chọn tên công ty công ty sản xuất gỗ có vốn nước ngoài
– Công ty kiểm toán cần có một tên riêng, khác biệt với những công ty khác, đặc biệt, tên công ty kế toán phải là duy nhất, không được giống hay trùng lặp với bất cứ tên của doanh nghiệp khắc đã đăng ký kinh doanh trước đó.
Lựa chọn ngành nghề kinh doanh
Khi thành lập công ty công ty chế biến gỗ thì doanh nghiệp cần đăng ký ngành nghề phù hợp. (Tham khảo chi tiết: Danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh).
Một số mã ngành nghề doanh nghiệp có thể đăng ký kinh doanh khi mở công ty công ty chế biến gỗ:
- Mã ngành 0220: Khai thác gỗ
- Mã ngành 1610: Cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ
- Mã ngành 1621: Sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác
- Mã ngành 1629: Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện
- Mã ngành 1622: Sản xuất đồ gỗ xây dựng
Tham khảo: Danh mục ngành nghề kinh doanh yêu cầu điều kiện.
Lựa chọn địa chỉ trụ sở chính
Người thành lập công ty vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh kế toán có thể lựa chọn và đăng ký địa chỉ trụ sở chính mà không cần cung cấp bất cứ giấy tờ chứng minh địa chỉ trụ sở. Tuy nhiên, công ty sản xuất gỗ có vốn nước ngoài không được đặt tại chung cư hoặc nhà tập thể.
Lựa chọn mức vốn điều lệ đăng ký
Việc kê khai vốn điều lệ là việc làm quan trọng khi thành lập một công ty mới. Bởi doanh nghiệp cần kê khai vốn điều lệ mới có thể đăng ký kinh doanh đúng quy định. (Tham khảo thêm: Vốn điều lệ là gì?).
Thông thường, đối với ngành nghề kinh doanh không có yêu cầu về vốn thì doanh nghiệp có thể kê khai vốn điều lệ tùy thuộc vào khả năng, điều kiện, mong muốn của mình. Nếu trường hợp doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh yêu cầu về vốn thì cần tiến hành kê khai vốn điều lệ tối thiểu bằng với vốn pháp định được quy định dựa theo ngành nghề. Trường hợp này quy không quy định về mức vốn điều lệ tối đa, nhưng lại có quy định về vốn điều lệ tối thiểu, do đó, doanh nghiệp cần hết sức lưu ý. (Tham khảo ngay: Danh sách ngành nghề yêu cầu vốn pháp định).
Lựa chọn đại diện pháp luật
Người đại diện pháp luật của công ty là người đại diện doanh nghiệp để làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng như đại diện doanh nghiệp để ký kết các giấy tờ và hợp đồng theo quy định. Công ty sản xuất gỗ có vốn nước ngoài có thể lựa chọn 1 hoặc nhiều người làm đại diện pháp luật của doanh nghiệp mình.
Tham khảo: Quy định về người đại diện pháp luật
Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Tùy thuộc vào số lượng thành viên góp vốn cũng như quy mô của công ty sản xuất gỗ có vốn nước ngoài để lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật. Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp trước đó đều đăng ký loại hình công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.
Dịch vụ nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty sản xuất gỗ có vốn nước ngoài của Nam Việt Luật
Với đội ngũ pháp lý chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm Nam Việt Luật tự tin là một đơn vị tư vấn pháp lý chất lượng mà Quý khách có thể lựa chọn. Đến với dịch vụ công ty sản xuất gỗ có vốn nước ngoài của Nam Việt Luật, Quý khách hàng sẽ được:
- Tư vấn tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
- Tư vấn lựa chọn loại hình công ty phù hợp cho nhà đầu tư: Công ty TNHH hay Công ty cổ phần, địa chỉ trụ sở, vốn, ngành nghề kinh doanh, mở tài khoản chuyển vốn, thời hạn góp vốn;
- Tư vấn điều kiện, hướng dẫn nhà đầu tư chuẩn bị tài liệu cần thiết để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài;
- Tư vấn, soạn thảo hồ sơ thành lập công ty cho nhà đầu tư;
- Đại diện nhà đầu tư làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam trong quá trình thành lập doanh nghiệp cho nhà đầu tư (Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, làm dấu pháp nhân, công bố mẫu dấu, thủ tục sau thành lập công ty, dịch vụ tư vấn pháp luật thuế – kế toán, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, lao động – bảo hiểm, các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ…;
- Tư vấn toàn diện các hoạt động phát sinh trong quá trình thực hiện kinh doanh tại Việt Nam cho nhà đầu tư.
Nam Việt Luật – Đơn vị tư vấn thủ tục thành lập công ty sản xuất gỗ có vốn nước ngoài
——————————————————–
Trên đây là tư vấn của Nam Việt Luật về điều kiện thành lập công ty sản xuất gỗ có vốn nước ngoài, thủ tục đăng ký thành lập thủ tục công ty sản xuất gỗ có vốn nước ngoài dựa trên quy định pháp luật hiện hành. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết giúp Quý bạn đọc có thể hiểu rõ hơn pháp luật về thành lập công ty sản xuất gỗ có vốn nước ngoài. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác về thủ tục này hoặc có nhu cầu về dịch vụ thành lập công ty của Nam Việt Luật hãy liên hệ với đội ngũ nhân viên chúng tôi nhé.

NVL Legal – Chuyên gia pháp lý biên tập bài viết website nhằm giúp độc giả có thể tiếp cận, tham khảo thông tin ở mức độ cơ bản. Tuy nhiên, quy định pháp luật thường xuyên thay đổi, tại thời điểm đăng tải bài viết không tránh khỏi việc cập nhật chưa kịp thời, do đó thông tin chỉ có giá trị tham khảo, chưa là căn cứ đầy đủ để áp dụng trong thực tế. Nếu cần thêm thông tin chính xác, bạn vui lòng liên hệ NVL để được hỗ trợ.