• Kinh nghiệm mở cửa hàng organic

    • Hộ kinh doanh cá thể
    • 4 /5 của 2 đánh giá

    Nếu bạn muốn thành công mở cửa hàng organic để phát triển kinh doanh, thì đừng bỏ qua những kinh nghiệm hữu ích được chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!

    Kinh nghiệm đăng ký kinh doanh cho cửa hàng organic

    Cửa hàng organic còn được gọi là cửa hàng thực phẩm hữu cơ. Khi mở cửa hàng organic, thì việc đăng ký kinh doanh là không thể bỏ qua. Trường hợp này, bạn có thể tiến hành đăng ký hộ kinh doanh hộ cá thể, đây là cách mở cửa hàng đơn giản, dễ thực hiện, thủ tục đơn giản nhất hiện nay.  Để đăng ký hộ kinh doanh, mở cửa hàng, bạn chuẩn bị hồ sơ như sau:

    – Bản sao có công chứng chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh.

    – Bản hợp đồng thuê cửa hàng hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    – Giấy đề nghị được cấp giấy phép đăng ký hộ kinh doanh cá thể, mở cửa hàng kinh doanh organic. Nội dung cần trình bày rõ:

    + Ngành nghề kinh doanh:  Để kinh doanh, buôn bán đồ organic, bạn cần đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp khi đăng ký kinh doanh. Cụ thể, trường hợp này phải đăng ký ngành nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, buôn bán sản phẩm, máy móc, như vậy mới có thể kinh doanh. Nếu không tuân thủ yêu cầu, bạn sẽ không được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh.

    + Thông tin về số vốn và địa chỉ cửa hàng: Ngoài ra, bạn phải chuẩn bị thông tin về địa chỉ cửa hàng cũng như số vốn kinh doanh. Cần ghi rõ địa chỉ, địa chỉ phải xác định, chính xác, không sử dụng địa chỉ giả.

    + Tên cửa hàng: Cửa hàng organic khi đăng ký kinh doanh thì bắt buộc phải có tên riêng. Tên riêng cửa hàng không được trùng lặp hay không được đặt giống với cửa hàng khác đã đăng ký kinh doanh tối thiểu trong phạm vi cấp huyện/ quận. Có thể đặt tên cửa hàng bằng tiếng anh hay tên viết tắt. Hơn nữa, khi đặt tên, bạn không được sử dụng các từ ngữ, ký tự thiếu văn hóa, trái thuần phong mỹ tục để làm tên. Lưu ý là tên phải có đủ cấu trúc về loại hình và tên riêng. Khi tên cửa hàng đạt yêu cầu, bạn mới được cấp giấy phép kinh doanh, do đó cần hết sức lưu ý.

    + Thông tin chủ cửa hàng: Bạn cần chuẩn bị đủ tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân, ngày cấp của chủ cửa hàng để ghi vào hồ sơ đăng ký kinh doanh.

    >>> Sau khi soạn thảo hoàn thành hồ sơ, bạn mang hồ sơ lên nộp tại Ủy ban nhân dân huyện hoặc quận, nơi mà cửa hàng đặt địa chỉ. Nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ, chủ hộ kinh doanh, chủ cửa hàng sẽ được cấp giấy phép kinh doanh sau khoảng 5 ngày làm việc.

    Kinh nghiệm thuê cửa hàng, thuê mặt bằng

    – Việc chuẩn bị địa điểm kinh doanh cũng rất quan trọng. Bởi vì muốn mở cửa hàng thì chắc chắn bạn phải chuẩn bị mặt bằng. Bạn cần tiến hành chọn và thuê địa điểm làm cửa hàng. Hãy chọn khu vực trung tâm, có mặt tiền, đông người qua lại, như vậy, việc kinh doanh của cửa hàng mới thuận lợi.

    Kinh nghiệm lập kế hoạch kinh doanh

    – Bạn cần chuẩn bị phương án, kế hoạch kinh doanh. Việc lập ra một kế hoạch kinh doanh là vô cùng cần thiết, bởi vì nó giúp quá trình mở cửa hàng của bạn không bị xáo trộn hay vướng mắc những vấn đề liên quan khi bắt đầu kinh doanh.

    – Nói về kế hoạch, phương án kinh doanh, bạn chỉ cần lập ra 1 kế hoạch đơn giản, trình bày rõ danh sách các mặt hàng organic muốn kinh doanh, nguồn hàng organic, chi phí, kinh phí dự trù là được.

    Kinh nghiệm đóng thuế cho cửa hàng

    Cửa hàng kinh doanh organic sau khi đăng ký kinh doanh sẽ phải đóng đầy đủ các loại thuế sau:

    – Thuế giá trị gia tăng;

    – Thuế thu nhập cá nhân

    – Thuế môn bài

    Bậc thuế Thu nhập 1 năm Mức thuế cả năm
    1 Từ 100 triệu – 300 triệu/ năm 300.000
    2 Từ 300 triệu – 500 triệu/ năm 500.000
    3 Từ 500 triệu – 1 tỷ/ năm 1.000.000

    >> Theo quy định mới nhất thì nếu doanh thu của cửa hàng dưới 100 triệu/ năm thì sẽ không phải nộp các loại thuế trên.

    Kinh nghiệm chuẩn bị vốn kinh doanh

    – Để mở 1 cửa hàng bán đồ organic thì vấn đề được nhiều người quan tâm nhất thường là kinh doanh organic cần bao nhiêu vốn. Bởi vì kinh phí luôn là điều quan trọng khi bạn muốn đầu tư.

    – Trên thực tế thì mở cửa hàng organic cần bao nhiêu vốn sẽ còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như quy mô cửa hàng, điều kiện sẵn có của bạn hay sản phẩm, hàng hóa kinh doanh… Do đó, thực sự rất khó để nêu ra một con số chính xác. Tuy nhiên, nếu căn cứ theo mức giá đồ organic hiện nay thì bạn sẽ cần tối thiểu từ 50 – 100 triệu VNĐ khi kinh doanh organic.

    Kinh nghiệm tuân thủ những quy định chung

    – Cửa hàng của bạn nếu có thuê nhân viên thì số nhân viên tối đa được thuê là 10 người.

    – Khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể, bạn chỉ có thể mở 1 cửa hàng organic. Nếu bạn muốn mở cửa hàng thứ 2 hay chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch hữu cơ, thì lúc này phải thay đổi hình thức kinh doanh. Tức là phải đăng ký thành lập công ty theo quy định của Luật doanh nghiệp.

    – Chủ hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh phải là đối tượng có đủ năng lực hành vi dân sự và đủ 18 tuổi trở lên.

    Kinh nghiệm mở cửa hàng organic thành công khi đăng ký tại Nam Việt Luật

    Để không mất nhiều thời gian tìm hiểu hay chuẩn bị thủ tục, hồ sơ giấy phép kinh doanh, khi mở cửa hàng organic, bạn có thể ủy quyền cho các chuyên viên của Nam Việt Luật thực hiện xin giấy phép kinh doanh cho bạn.

    – Các chuyên viên, Luật sư giàu kinh nghiệm của Nam Việt Luật sẽ tư vấn, hướng dẫn bạn cách chuẩn bị những thủ tục liên quan hay đăng ký ngành nghề phù hợp.

    – Hơn nữa, Nam Việt Luật sẽ thay bạn chuẩn bị hồ sơ cũng như mọi thủ tục liên quan để giúp bạn hoàn thành thủ tục xin giấy phép kinh doanh cửa hàng và xin giấy phép thành công.

    – Sau khi nộp hồ sơ, lấy giấy phép cho khách hàng. Nam Việt Luật sẽ trả cho bạn giấy phép kinh doanh và giúp bạn thực hiện thủ tục kê khai thuế ban đầu. Hướng dẫn chủ cửa hàng hoàn tất những việc liên quan để không bị xử phạt hành chính.

    Hãy liên hệ đến Nam Việt Luật ngay nếu bạn cần tư vấn bất cứ vấn đề nào liên quan đến thủ tục mở cửa hàng organic nhé, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng tận tình nhất có thể.

Thông báo
Gọi điện thoại