Bạn muốn mở cửa hàng một giá nhưng lại không biết phải tiến hành như thế nào? Tham khảo ngay những kinh nghiệm hữu ích về việc nhập hàng, chuẩn bị thông tin, thủ tục, đăng ký kinh doanh trong bài viết sau để thuận lợi mở cửa hàng đồng giá cho riêng mình nhé!
I/ Một số kinh nghiệm mở cửa hàng một giá hữu ích
Để mở cửa hàng một giá, thông thường, bạn cần lưu ý những vấn đề về vốn, địa điểm cửa hàng, thủ tục đăng ký kinh doanh cũng như các quy định chung của pháp luật. Để hiểu hơn về những vấn đề này, bạn có thể tham khảo những kinh nghiệm sau:
Kinh nghiệm thuê cửa hàng:
– Vấn đề bạn cần quan tâm đó là việc thuê cửa hàng hoặc mặt bằng để làm cửa hàng, xây dựng địa điểm kinh doanh. Bởi vì địa điểm đặt cửa hàng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng buôn bán. Bạn nên thuê mặt bằng ở khu vực đông dân cư để tăng khả năng mua hàng.
Kinh nghiệm nhập hàng
– Bạn nên tìm các nguồn hàng đồng giá 5k, nguồn hàng đồng giá 7k hay hàng đồng giá 20 tùy vào mục đích kinh doanh khi cửa hàng đồng giá. Bạn nên tìm nhiều nguồn hàng khác nhau, sau đó đánh giá chất lượng cũng như giá cả để chọn được nguồn hàng phù hợp nhất cho cửa hàng.
Kinh nghiệm chuẩn bị vốn
– Mở cửa hàng một giá cần bao nhiêu vốn? Một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm khi kinh doanh đó là chi phí mở cửa hàng một giá. Trên thực tế thì pháp luật không hề có quy định cụ thể về số vốn bạn cần chuẩn bị khi mở cửa hàng một giá.
– Tuy nhiên, cũng rất khó để xác định một con số chính xác, bởi vì mức vốn này còn phụ thuộc vào quy mô cửa hàng, điều kiện sẵn có. Nhưng thông thường, nếu bạn muốn mở 1 cửa hàng có quy mô nhỏ, vừa thì bạn cần tối thiểu từ 40 – 100 triệu đồng.
Kinh nghiệm đặt tên cửa hàng:
– Cửa hàng một giá cần có tên mới có thể đăng ký kinh doanh. Tên của cửa hàng phải đủ loại hình và tên riêng. Tên riêng cửa hàng không được sử dụng những ký hiệu hay từ ngữ vi phạm văn hóa, không phù hợp thuần phong mỹ tục. Tên của cửa hàng cấm sử dụng từ doanh nghiệp hay công ty.
– Tên riêng của cửa hàng phải sử dụng các chữ cái thuộc bảng chữ cái Tiếng Việt, cũng có thể kèm theo ký hiệu, chữ số và các chữ cái F, J, Z, W và đảm bảo không giống hay trùng lặp với hộ kinh doanh khác thuộc phạm vi huyện.
Kinh nghiệm đăng ký kinh doanh
Khi mở cửa hàng một giá, bạn nên đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Bởi vì việc đăng ký hộ kinh doanh cá thể khá đơn giản, không mất nhiều thời gian hay chi phí như khi thành lập công ty. Hơn nữa, thủ tục pháp lý cũng đơn giản hơn rất nhiều. Cụ thể, để xin giấy phép mở cửa hàng, bạn cần chuẩn bị những tài liệu sau:
– Hợp đồng thuê cửa hàng, địa điểm kinh doanh hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu đất nếu bạn không thuê cửa hàng.
– Thẻ căn cước công dân bản sao, hộ chiếu bản sao hoặc chứng minh thư nhân dân bản sao có công chứng.
– Giấy đăng ký hộ kinh doanh hộ cá thể, đăng ký mở cửa hàng một giá. Nội dùng giấy đăng ký kinh doanh cần trình bày đầy đủ tên, địa chỉ cửa hàng kinh doanh, ngành nghề, số vốn kinh doanh, địa chỉ của người trực tiếp đăng ký kinh doanh, họ tên, ngày cấp chứng minh thư nhân dân và chữ ký của chủ hộ, chủ cửa hàng.
>>> Bạn mang hồ sơ lên nộp tại Phòng kinh tế của Ủy ban nhân dân cấp huyện/ quận trực thuộc nơi bạn đặt địa chỉ kinh doanh. Nếu hồ sơ xin giấy phép thành lập hộ kinh doanh cá thể kinh doanh cửa hàng một giá đầy đủ, hợp lệ, bạn sẽ được cấp giấy phép sau khoảng 5 ngày làm việc. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hay không hợp lệ, bạn cũng sẽ nhận được thông báo từ UBND cấp huyện/ quận trong vòng 5 ngày làm việc.
Kinh nghiệm đóng thuế
Sau khi mở cửa hàng bạn cần đóng những loại thuế như sau:
– Thuế giá trị gia tăng
– Thuế thu nhập cá nhân
– Thuế môn bài
Bậc thuế | Thu nhập 1 năm | Mức thuế cả năm |
1 | Từ 100 triệu – 300 triệu/ năm | 300.000 |
2 | Từ 300 triệu – 500 triệu/ năm | 500.000 |
3 | Từ 500 triệu – 1 tỷ/ năm | 1.000.000 |
>> Theo quy định mới nhất thì nếu doanh thu của cửa hàng dưới 100 triệu/ năm thì sẽ không phải nộp các loại thuế trên.
Kinh nghiệm đáp ứng những quy định chung
– Bạn chỉ được mở 1 cửa hàng một giá duy nhất: Bạn cần lưu ý rằng, nếu đăng ký hộ kinh doanh cá thể bạn chỉ được mở duy nhất 1 cửa hàng trong phạm vi toàn quốc. Nếu bạn muốn mở cửa hàng thứ 2 hoặc mở chuỗi cửa hàng bạn cần tiến hành thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp.
– Số lượng lao động được thuê: Nếu cửa hàng một giá của bạn có thuê nhân viên thì phải kê khai số lượng cụ thể trên giấy phép kinh doanh. Hơn nữa, không được thuê quá 10 nhân viên cho 1 cửa hàng.
– Quy định về người đăng ký kinh doanh: Chủ cửa hàng một giá, chủ hộ kinh doanh hay người đăng ký kinh doanh phải có độ tuổi trên 18 tuổi. Hơn nữa, phải có đủ năng lực hành vi dân sự theo đúng quy định của pháp luật.
II/ Đăng ký tư vấn mở cửa hàng một giá tại Nam Việt Luật
Để được tư vấn, hướng dẫn chi tiết hơn về cách mở cửa hàng một giá, bạn hãy liên hệ ngay đến Nam Việt Luật để được các chuyên gia và luật sư hỗ trợ chi tiết.
– Nam Việt Luật sẽ tư vấn cho khách hàng mọi vấn đề liên quan đến khi mở cửa hàng một giá như vốn cần chuẩn bị, tên cửa hàng, ngành nghề kinh doanh và thủ tục xin giấy phép kinh doanh cửa hàng…
– Ngoài ra, Nam Việt Luật sẽ thay khách hàng hoàn tất mọi thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể để xin giấy phép kinh doanh và giúp cửa hàng của bạn nhanh chóng kinh doanh đúng quy định của pháp luật. Đăng ký dịch vụ làm giấy phép kinh doanh trọn gói của Nam Việt Luật, khách hàng chỉ cần chờ và nhận kết quả, Nam Việt Luật sẽ trả giấy phép tận tay bạn trong thời gian nhanh nhất có thể.
Hy vọng những kinh nghiệm hữu ích về mở cửa hàng một giá trên đây sẽ hữu ích với bạn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến Nam Việt Luật để được giải đáp tận tình hơn.
NVL Legal – Chuyên gia pháp lý biên tập bài viết website nhằm giúp độc giả có thể tiếp cận, tham khảo thông tin ở mức độ cơ bản. Tuy nhiên, quy định pháp luật thường xuyên thay đổi, tại thời điểm đăng tải bài viết không tránh khỏi việc cập nhật chưa kịp thời, do đó thông tin chỉ có giá trị tham khảo, chưa là căn cứ đầy đủ để áp dụng trong thực tế. Nếu cần thêm thông tin chính xác, bạn vui lòng liên hệ NVL để được hỗ trợ.