• Mở cửa hàng kinh doanh phải đóng thuế gì?

    • Hộ kinh doanh cá thể
    • 5 /5 của 7 đánh giá

    Mở cửa hàng kinh doanh phải đóng thuế gì? Đây có lẽ là thắc mắc của rất nhiều người đang có ý định mở cửa hàng kinh doanh. Nếu bạn cũng đang thắc mắc về vấn đề này thì bài viết dưới đây sẽ rất hữu ích với bạn đấy!

    I/ Mở cửa hàng kinh doanh phải đóng thuế gì? – 3 loại thuế cơ bản

    Khi mở cửa hàng kinh doanh, bạn sẽ phải nộp 3 loại thuế sau: thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, mức đóng và tỉ lệ thuế sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể như sau:

    1. Thuế môn bài khi mở cửa hàng kinh doanh

    –  Sau khi được cấp đầy đủ Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hayvà Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể.thì cần phải tiến hành kê khai và nộp thuế môn bài theo đúng quy định. Hộ kinh doanh mới thành lập được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong 06 tháng đầu năm thì nộp mức thuế môn bài cả năm. Nếu được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong 06 tháng cuối năm thì nộp 50% mức thuế môn bài cả năm. Cửa hàng mới mở thì nộp thuế môn bài ngay trong tháng được cấp đăng ký thuế.

    Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ kinh doanh như sau:

    – Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu từ 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.

    – Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu từ 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;

    – Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu từ 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;

    Các trường hợp được miễn thuế môn bài:

    –  Hộ kinh doanh cá thể hoạt động sản xuất có doanh thu một năm từ 100 triệu đồng trở xuống.

    –  Hộ kinh doanh sản xuất muối; Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định và tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.

    –  Cá nhân,nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất kinh doanh không thường xuyên, không có địa điểm cố định.

    Mở cửa hàng kinh doanh phải đóng thuế gì?

    Mở cửa hàng kinh doanh phải đóng thuế gì?

    2. Thuế giá trị gia tăng khi mở cửa hàng kinh doanh

    – Theo Điều 4 Luật Thuế giá trị gia tăng, các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và phải nộp thuế giá trị gia tăng.

    – Theo khoản 25 điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng, cửa hàng kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống không chịu thuế giá trị gia tăng. Hộ kinh doanh có mức doanh thu trên 100 triệu đồng/ năm thì phải nộp thuế giá trị gia tăng theo đúng quy định.

    – Số thuế giá trị gia tăng khi mở cửa hàng kinh doanh phải nộp tính được theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu cửa hàng; tỷ lệ % để tính thuế gia trị gia tăng trên doanh thu theo từng hoạt động được quy định như sau:

    + Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%

    + Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;

    + Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;

    + Hoạt động kinh doanh khác: 2%

    >>> Cách tính thuế GTGT: Với trường hợp hộ cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương thức khoán, việc tính thuế GTGT, căn cứ như sau:

    + Số thuế GTGT phải nộp = doanh thu tính thuế GTGT x tỷ lệ (%) thuế GTGT.

    Mở cửa hàng kinh doanh phải đóng thuế gì?

    Mở cửa hàng kinh doanh cần đóng thuế GTGT

    3. Thuế thu nhập cá nhân

    Mở cửa hàng kinh doanh phải đóng thuế gì? Chắc chắn không thể thiếu thuế thu nhập cá nhân. Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế được tính bằng tích doanh thu khoán trong kỳ tính thuế và Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định.

    – Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định tính trên doanh thu đối với cá nhân kinh doanh chưa thực hiện đúng pháp luật về hoá đơn, kế toán, chứng từ; cá nhân kinh doanh lưu động, cá nhân không kinh doanh:

    – Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 30%

    – Phân phối, cung cấp hàng hoá: 7%

    – Sản xuất, vận tải, dịch vụ gắn với hàng hoá, xây dựng bao thầu nguyên vật liệu: 15%

    – Hoạt động kinh doanh khác: 12%

    >>>Cách tính thuế GTGT: Với trường hợp hộ cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương thức khoán, việc tính thuế TNCN:

    + Số thuế TNCN phải nộp = doanh thu tính thuế TNCN x tỷ lệ (%) thuế TNCN.

    – Nếu cá nhân kinh doanh nhiều ngành nghề thì áp dụng theo tỷ lệ của hoạt động kinh doanh chính. Nếu cá nhân kinh doanh nhiều ngành nghề và không xác định được ngành nghề kinh doanh chính thì áp dụng tỷ lệ của “Hoạt động kinh doanh khác”.

    Mở cửa hàng kinh doanh phải đóng thuế gì? -2

    Cần đóng thuế thu nhập cá nhân đầy đủ khi kinh doanh cửa hàng

    Tổng kết:

    – Trên cơ sở mức doanh thu do hộ kinh doanh tự khai báo; mức doanh thu khoán của năm liền trước năm tính thuế; thông tin tại cơ sở dữ liệu riêng của từng địa bàn; dự báo tình hình tăng trưởng kinh tế và chỉ số giá… Chi cục Thuế sẽ duyệt mức doanh thu khoán ổn định, gửi cho cá nhân kinh doanh và công khai theo quy định.

    – Ngoài các loại thuế kể trên, cửa hàng kinh doanh còn có thể phải nộp thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên,… nếu kinh doanh mặt hàng thuộc đối tượng chịu thuế của các luật này.

    – Thực tế, đối với phương pháp tính thuế khoán của hộ kinh doanh cá thể, trong điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định cụ thể như sau:

    “ a) Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán (sau đây gọi là cá nhân nộp thuế khoán) là cá nhân kinh doanh có phát sinh doanh thu từ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh trừ cá nhân kinh doanh hướng dẫn tại Điều 3, Điều 4 và Điều 5 Thông tư này.

    b) Đối với cá nhân nộp thuế khoán thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của năm.”

    II/ Thời gian xác định doanh thu tính thuế và nộp thuế

    – Đối với doanh thu tính thuế khoán thì thời điểm cá nhân thực hiện việc xác định doanh thu là từ ngày 20/11 đến ngày 15/12 của năm trước năm tính thuế.

    – Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán mới ra kinh doanh(không hoạt động từ đầu năm) hoặc cá nhân thay đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh trong năm thì thời điểm thực hiện việc xác định doanh thu tính thuế khoán của năm là trong vòng 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh hoặc ngày thay đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh.

    – Đối với doanh thu theo hóa đơn thì thời hạn nộp thuế đối với doanh thu trên hoá đơn là ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

    III/ Nhận tư vấn MIỄN PHÍ tại Công ty tư vấn Nam Việt Luật

    Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về việc vấn đề mở cửa hàng kinh doanh phải đóng thuế gì hay phương pháp tính thuế thì hãy liên hệ ngay đến Nam Việt Luật để được hỗ trợ.

    – Nam Việt Luật quy tụ đội ngũ nhân viên, chuyên viên, luật sư giàu kinh nghiệm, am hiểu sâu về pháp luật, luôn sẵn sàng tư vấn, hướng dẫn chi tiết thủ tục xin giấy phép kinh doanh cửa hàng cũng như các loại thuế cần đóng khi kinh doanh cho mọi khách hàng.

    – Hơn nữa, Nam Việt Luật sẽ tư vấn miễn phí mọi vấn đề liên quan đến mở cửa hàng như tên cửa hàng, ngành nghề kinh doanh, số vốn kinh doanh, hồ sơ đăng ký kinh doanh, giúp bạn thuận lợi đăng ký kinh doanh cho cửa hàng. Đặc biệt, khi được khách hàng ủy quyền, Nam Việt Luật sẽ đại diện làm hồ sơ, nộp hồ sơ, sau đó lấy giấy phép và trả kết quả tận tay cho khách hàng trong thời gian ngắn nhất.

    Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề mở cửa hàng kinh doanh phải đóng thuế gì? Hy vọng những thông tin này là hữu ích với bạn! Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến Nam Việt Luật để được hỗ trợ tận tình hơn.

Thông báo
Gọi điện thoại