-
Hướng dẫn mở cửa hàng dịch vụ cưới hỏi
- Hộ kinh doanh cá thể
-
-
-
-
-
-
-
-
Làm sao để mở cửa hàng dịch vụ cưới hỏi thành công? Hồ sơ, thủ tục đăng ký kinh doanh thế nào? Cần lưu ý những gì? Mời bạn tham khảo bài viết sau để tìm lời giải đáp cho những băn khoăn trên.
I/ Hồ sơ, thủ tục mở cửa hàng dịch vụ cưới hỏi – Hướng dẫn đăng ký kinh doanh
Bạn cần tiến hành đăng ký kinh doanh cho cửa hàng dịch vụ cưới hỏi trước khi đi vào hoạt động. Trong trường hợp này, nếu bạn muốn mở cửa hàng nhanh chóng, đơn giản thì có thể đăng ký hộ kinh doanh hộ cá thể. Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh gồm những giấy tờ sau:
– Bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh (có công chứng hợp lệ)
– Hợp đồng thuê cửa hàng hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
– Giấy đề nghị được UNND cấp giấy phép đăng ký hộ kinh doanh cá thể, mở cửa hàng kinh doanh dịch vụ cưới hỏi. Nội dung cần trình bày rõ tên, địa chỉ cư trú, số và ngày cấp chứng minh nhân dân của chủ cửa hàng, ngành nghề kinh doanh.tên, địa chỉ cửa hàng, số vốn kinh doanh.
>>> Sau khi hoàn thiện hồ sơ, bạn nộp lên Ủy ban nhân dân cấp huyện/ quận, nơi đặt địa chỉ cửa hàng. Trong vòng 5 ngày làm việc, bạn sẽ được cấp giấy phép kinh doanh nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, bạn cũng sẽ được thông báo lý do để sửa chữa lại hồ sơ trong vòng 5 ngày làm việc.
II/ Những vấn đề cần lưu ý khi mở cửa hàng dịch vụ cưới hỏi
Bên cạnh thủ tục đăng ký kinh doanh thì khi mở cửa hàng dịch vụ cưới hỏi bạn nên lưu ý thêm một số vấn đề sau:
Lưu ý về việc lập kế hoạch kinh doanh:
– Việc quan trọng khi kinh doanh dịch vụ cưới hỏi chính là việc lập kế hoạch kinh doanh. Dù là bạn kinh doanh bất cứ mặt hàng, sản phẩm, dịch vụ nào đi chăng nữa thì việc lập kế hoạch phát triển kinh doanh là vô cùng cần thiết.
– Bạn phải xác định rõ nhưng dịch vụ mà cửa hàng muốn kinh doanh gồm những gì. Thông thường đối với cửa hàng dịch vụ tiệc cưới người ta thường kinh doanh phông rạp đám cưới, cho thuê hàng rào đám cưới đẹp, kinh doanh cho thuê rạp riêng lẻ hay mở dịch vụ nấu ăn. Bạn cân nhắc xem cửa hàng của bạn có thể làm những dịch vụ nào và phải đảm bảo chất lượng của mỗi dịch vụ riêng. Bạn có thể tham khảo kinh nghiệm làm dịch vụ cưới hỏi từ những người đi trước để đưa ra được phương hướng kinh doanh của riêng mình.
Lưu ý về việc đặt tên cho cửa hàng
– Tên cửa hàng dịch vụ cưới hỏi phải có đầy đủ cấu trúc (gồm loại hình và tên riêng). Tên riêng cửa hàng không được trùng lặp, không được giống với các cửa hàng đã đăng ký kinh doanh trước đó trong phạm vi cấp huyện.
– Cấm sử dụng từ ngữ, ký hiệu trái thuần phong mỹ tục, thiếu văn hóa để đặt tên cho cửa hàng. Có thể đặt tên cho cửa hàng bằng tiếng anh hoặc tên viết tắt.
Lưu ý về việc chuẩn bị thông tin liên quan
– Địa chỉ cửa hàng: Ghi rõ địa chỉ cửa hàng, nơi bạn thuê mặt bằng làm địa chỉ kinh doanh. Không được sử dụng địa chỉ giả, địa chỉ không tồn tại khi đăng ký kinh doanh.
– Thông tin chủ cửa hàng: Trình bày rõ thông tin của chủ hộ kinh doanh như tên, số chứng minh thư nhân dân, ngày cấp và địa chỉ cư trú.
– Số vốn kinh doanh: Ghi rõ số vốn bạn chuẩn bị để mở cửa hàng kinh doanh dịch vụ cưới hỏi
Lưu ý về việc chuẩn bị vốn kinh doanh
– Vốn mở cửa hàng dịch vụ cưới hỏi là vấn đề luôn được quan tâm khi kinh doanh. Bởi vì ai cũng muốn biết mức vốn tối thiểu mình cần chuẩn bị khi kinh doanh là bao nhiêu. Vậy mở cửa hàng dịch vụ cưới hỏi cần bao nhiêu vốn? – Thực tế, thì vốn mở hàng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như điều kiện sẵn có cũng như quy mô cửa hàng, chi phí các loại đèn… Bởi vì nếu bạn không cần thuê cửa hàng hay chỉ mở cửa hàng nhỏ thì mức vốn tối thiểu khoảng từ 100 đến 200 triệu. Tuy nhiên, nếu bạn phải thuê cửa hàng hoặc mở cửa hàng có quy mô lớn thì mức vốn cũng sẽ cao hơn. Do đó, rất khó để đưa ra một con số chính xác về số vốn mở cửa hàng. Tuy nhiên, để biết mình cần chuẩn bị bao nhiêu, bạn có thể tìm hiểu chi phí thuê cửa hàng cũng như chi phí nhập nguồn hàng dịch vụ cưới hỏi trước khi đi vào kinh doanh.
Lưu ý về việc đăng ký ngành nghề kinh doanh
– Khi kinh doanh dịch vụ cưới hỏi, bạn cần tiến hành đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp. Như vậy mới có thể thuận lợi hoạt động kinh doanh. Nếu bạn đăng ký ngành nghề không đúng, có thể sẽ không được cấp giấy phép kinh doanh. Do đó, cần hết sức lưu ý.
Lưu ý về việc chuẩn bị địa điểm mở cửa hàng
– Một điều chắc chắn là bạn sẽ phải thuê cửa hàng, thuê mặt bằng để mở cửa hàng kinh doanh dịch vụ cưới hỏi nếu bạn không có sẵn mặt bằng rộng rãi. Bởi vì kinh doanh dịch vụ cưới hỏi sẽ đòi hỏi diện tích cửa hàng phải lớn, rộng, đủ để tổ chức tiệc cưới hay các tiệc liên hoan khác.
Lưu ý về việc đóng thuế sau khi mở cửa hàng
Sau khi mở cửa hàng và có giấy phép kinh doanh. Cửa hàng của bạn sẽ hoạt động dưới hình thức cơ sở kinh doanh. Do đó, theo quy định chung, bạn sẽ phải đóng những loại thuế như sau:
– Thuế giá trị gia tăng
– Thuế thu nhập cá nhân tùy theo mức thu nhập
– Thuế môn bài
Bậc thuế Thu nhập 1 năm Mức thuế cả năm 1 Từ 100 triệu – 300 triệu/ năm 300.000 2 Từ 300 triệu – 500 triệu/ năm 500.000 3 Từ 500 triệu – 1 tỷ/ năm 1.000.000 >> Theo quy định mới nhất thì nếu doanh thu của cửa hàng dưới 100 triệu/ năm thì sẽ không phải nộp các loại thuế trên.
III/ Tư vấn mở cửa hàng dịch vụ cưới hỏi MIỄN PHÍ tại Nam Việt Luật
Nếu bạn vẫn còn vướng mắc về thủ tục, hồ sơ hay những vấn đề liên quan đến mở cửa hàng về dịch vụ cưới hỏi thì hãy liên hệ ngay đến Nam Việt Luật để được tư vấn miễn phí.
– Nam Việt Luật quy tụ đội ngũ Luật sư và chuyên viên giàu kinh nghiệm, am hiểu về thủ tục mở cửa hàng cũng như những vấn đề liên quan đến tên của hàng, vốn cũng như ngành nghề kinh doanh. Luôn sẵn sàng tư vấn tận tình, hướng dẫn miễn phí cho khách hàng.
– Hơn nữa, Nam Việt Luật còn nhận ủy quyền của khách hàng để thay mặt khách hàng làm thủ tục xin giấy phép kinh doanh cửa hàng, soạn thảo hồ sơ, nộp hồ sơ và lấy giấy phép giúp chủ hộ kinh doanh nhanh chóng đi vào hoạt động đúng quy định.
– Với nhiều năm kinh nghiệm mở cửa hàng, đăng ký kinh doanh cho hàng ngàn hộ kinh doanh, chủ cửa hàng, chúng tôi tự tin sẽ mang lại sự hài lòng cho mọi khách hàng khi lựa chọn chúng tôi.
Mong rằng những chia sẻ về thủ tục mở cửa hàng dịch vụ cưới hỏi và những vấn đề cần lưu ý trong bài viết trên sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn điều gì thắc mắc liên quan cần tư vấn, hãy liên hệ ngay đến Nam Việt Luật để được hỗ trợ nhé!
Bài viết nên đọc
Bài viết cùng danh mục
-
Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại huyện Quốc Oai Hà Nội
22/09/2021
-
Đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại quận Hà Đông Hà Nội
21/09/2021
-
Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại huyện Hoài Đức Hà Nội
22/09/2021
-
Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại huyện Mê Linh Hà Nội
22/09/2021
-
Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại quận Nam Từ Liêm Hà Nội
22/09/2021
-
Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại quận Bắc Từ Liêm Hà Nội
22/09/2021
Bài viết liên quan
-
Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại huyện Phú Xuyên Hà Nội
22/09/2021
-
Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh tại quận Long Biên Hà Nội
22/09/2021
-
Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại huyện Mỹ Đức Hà Nội
22/09/2021
-
Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại huyện Gia Lâm Hà Nội
22/09/2021
-
Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại quận Ba Đình Hà Nội
23/09/2021
-
Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại quận Hai Bà Trưng Hà Nội
23/09/2021
-
Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại Hà Nội
11/08/2021
-
Hộ kinh doanh sử dụng bao nhiêu lao động phải thành lập công ty?
21/06/2021
-
Kinh nghiệm mở cửa hàng yến sào
20/06/2021
-
Có nên mở cửa hàng bán giày dép hay không?
20/06/2021
-
9 Bước mở cửa hàng tạp hóa siêu thị mini
20/06/2021
-
Những điều cần lưu ý khi có ý tưởng mở cửa hàng kinh doanh
20/06/2021
-
Có ý tưởng mở 1 cửa hàng photocopy thì phải làm thế nào?
20/06/2021