Lưu ý khi thành lập công ty điện lực

Điện là sản phẩm thiết yếu, không thể thiếu trong đời sống sản xuất hiện nay. Tổng năng lượng điện tiêu thụ mỗi năm đều có xu hướng gia tăng cho thấy điện lực là ngành đang trong đà phát triển ở Việt Nam. Nhu cầu sử dụng điện tăng cao, thúc đẩy sự ra đời ngày càng nhiều các công ty điện lực. Vậy để thành lập công ty điện lực cần đáp ứng những điều kiện kinh doanh gì? Thủ tục thành lập công ty điện lực như thế nào? Hồ sơ thành lập công ty điện lực ra sao? Qua bài viết sau đây, Nam Việt Luật sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ trình tự thành lập công ty điện lực, cũng như những kinh nghiệm để thành lập công ty điện lực thành công, với các nội dung chính:

  • Cơ sở pháp lý khi thành lập công ty điện lực
  • Điều kiện thành lập công ty điện lực
  • Thủ tục và hồ sơ đăng ký thành lập công ty điện lực
  • Kinh nghiệm khi thành lập công ty điện lực
  • Dịch vụ thành lập công ty điện lực tại Nam Việt Luật

Để thành lập công ty điện lực thành công cần phải tìm hiểu kỹ các kinh nghiệm từ các đơn vị đi trước

Để biết rõ hơn về các nội dung trên, bạn có thể dõi theo phần tư vấn chi tiết cùng Bộ phận pháp lý Nam Việt Luật dưới bài viết sau đây nhé!

Bộ phận pháp lý Nam Việt Luật trả lời:

Cơ sở pháp lý khi thành lập công ty điện lực:

  • Luật Điện lực 2004;
  • Luật Điện lực sửa đổi 2012;
  • Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018;
  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Luật đầu tư 2020;
  • Nghị định 137/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật điện lực và Luật điện lực sửa đổi;
  • Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước
  • Nghị định 08/2018/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương;
  • Thông tư 21/2020/TT-BCT quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động điện lực.

Điều kiện thành lập công ty điện lực

Theo quy định của tại Phụ lục IV Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện Luật đầu tư 2020 thì hoạt động truyền tải, phân phối, bán buôn, bán lẻ điện lực là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vì vậy để tiến hành kinh doanh thì trước tiên, doanh nghiệp phải đáp ứng những điều kiện theo quy định của pháp luật. Cụ thể, theo quy định tại Điều 30, Điều 31, Điều 32 và Điều 33 Nghị định 137/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật điện lực và Luật điện lực sửa đổi khi công ty điện lực thực hiện hoạt động truyền tải điện, phân phối điện, bán buôn, bán lẻ điện thì doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau:

Điều 30. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động truyền tải điện

(Đã được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 3 Điều 6 Nghị định 08/2018/NĐ-CP và bởi Điểm a, điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2020/NĐ-CP)

Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động truyền tải điện phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Có trang thiết bị công nghệ, công trình đường dây và trạm biến áp được xây dựng, lắp đặt theo thiết kế kỹ thuật được duyệt; được kiểm tra, nghiệm thu đạt yêu cầu theo quy định.

2. Người trực tiếp quản lý kỹ thuật phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc nhóm ngành công nghệ kỹ thuật điện và có kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền tải điện ít nhất 05 năm.

Người trực tiếp vận hành phải được đào tạo chuyên ngành điện, được đào tạo về an toàn điện và có giấy chứng nhận vận hành theo quy định.

Điều 31. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động phân phối điện

(Nội dung này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 4 Điều 6 và Khoản 4 Điều 7 Nghị định 08/2018/NĐ-CP, cùng với Khoản 2 ĐIều 3 Nghị định 17/2020/NĐ-CP)

Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động phân phối điện phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Có trang thiết bị công nghệ, công trình đường dây và trạm biến áp được xây dựng, lắp đặt theo thiết kế kỹ thuật được duyệt; được kiểm tra, nghiệm thu đạt yêu cầu theo quy định.

2. Người trực tiếp quản lý kỹ thuật phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc nhóm ngành công nghệ kỹ thuật điện và có thời gian làm việc trong lĩnh vực phân phối điện ít nhất 03 năm.

Người trực tiếp vận hành phải được đào tạo chuyên ngành điện, được 15 đào tạo về an toàn điện và có giấy chứng nhận vận hành theo quy định.

Điều 32. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động bán buôn điện

(Nội dung đã được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 3 Nghị định 17/2020/NĐ-CP, đồng thời bị bãi bỏ các khoản 2, 3, 4 bởi Khoản 5 Điều 7 Nghị định 08/2018/NĐ-CP)

Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động bán buôn điện phải đáp ứng điều kiện:

1. Người trực tiếp quản lý kinh doanh bán buôn điện phải có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện, kinh tế, tài chính hoặc chuyên ngành tương tự và có thời gian làm việc trong lĩnh vực kinh doanh mua bán điện ít nhất 05 năm.

Các đơn vị đáp ứng được điều kiện về bán buôn điện được phép hoạt động xuất nhập khẩu điện

Điều 33. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động bán lẻ điện

(Nội dung đã được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 6 Điều 6 Nghị định 08/2018/NĐ-CP & Khoản 5 Điều 3 Nghị định 17/2020/NĐ-CP. Đồng thời, bị bãi bỏ các khoản 2, 3 bởi Khoản 6 Điều 7 Nghị định 08/2018/NĐ-CP)

Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật và cá nhân đăng ký hoạt động bán lẻ điện phải đáp ứng điều kiện sau:

1. Người trực tiếp quản lý kinh doanh bán lẻ điện phải có bằng trung cấp trở lên thuộc một trong các chuyên ngành điện, kỹ thuật, kinh tế, tài chính và có thời gian làm việc trong lĩnh vực kinh doanh mua bán điện ít nhất 03 năm.

Vì thế, sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp còn cần hoàn thiện các điều kiện về ngành nghề kinh doanh và tiến hành xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh phù hợp với từng hoạt động kinh doanh điện lực.

Nhiều hoạt động điện lực đang được khai thác, phục vụ nhu cầu của người dân

Thủ tục & Hồ sơ đăng ký thành lập công ty điện lực

Nếu đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề không phải đáp ứng điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật, thì chỉ cần đăng ký thành lập doanh nghiệp là có thể đưa vào vận hành. Tuy nhiên, điện lực là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vì vậy, sau khi thành lập doanh nghiệp, công ty điện lực cần phải xin Giấy phép đủ điều kiện hoạt động điện lực mới hoàn thiện thủ tục pháp lý để đi vào hoạt động. Lúc này, Thủ tục & Hồ sơ sẽ gồm 2 giai đoạn là: Thành lập công ty điện lực và Thủ tục xin giấy phép hoạt động điện lực.

Giai đoạn 1: Thành lập công ty điện lực

Việc đầu tiên bạn cần thực hiện là “khai sinh” cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Trình tự, thủ tục thành lập công ty điện lực bao gồm các bước thủ tục sau:

Bước 1: Xác định loại hình doanh nghiệp

  • Cần chọn loại hình doanh nghiệp sao cho phù hợp với mục tiêu kinh doanh của công ty mình. Hiện nay, pháp luật doanh nghiệp quy định có những loại hình doanh nghiệp phổ biến như sau: Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn (1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên), công ty hợp danh và công ty cổ phần.
  • Mỗi loại hình công ty có những đặc điểm riêng. Bạn hãy cân nhắc kỹ lưỡng và đưa ra lựa chọn loại hình công ty phù hợp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp mình.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ

Hồ sơ thành lập công ty điện lực gồm các tài liệu:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu);
  • Điều lệ công ty điện lực;
  • Danh sách thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức;
  • Bản sao hộ chiếu, chứng minh nhân dân, căn cước công dân đối với cá nhân. Hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập … đối với tổ chức.

Bước 3: Nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền

  • Doanh nghiệp nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp qua Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc nộp trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư nơi công ty đăng ký đặt trụ sở.
  • Thời gian hoàn thành 03 – 05 ngày làm việc sau khi nộp hồ sơ hợp lệ.
  • Trường hợp hồ sơ có sai sót, doanh nghiệp sẽ được cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo lý do hồ sơ không hợp lệ bằng văn bản.

Bước 4: Công bố thông tin đăng ký kinh doanh

  • Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải tiến hành thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và trả phí theo quy định.
  • Thời hạn công bố là 30 ngày kể từ ngày có được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nội dung công bố bao gồm: nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; ngành nghề kinh doanh; danh sách cổ đông/thành viên công ty …

Bước 5: Khắc dấu

  • Doanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp mình.

Lưu ý những thủ tục cần thiết sau khi thành lập công ty điện lực:

  • Đăng ký tài khoản ngân hàng để tiến hành giao dịch.
  • Thông báo phát hành hóa đơn điện tử.
  • Treo biển hiệu của công ty tại trụ sở.
  • Kê khai và thực hiện đóng thuế môn bài.
  • Đăng ký chữ ký số để có thể thực hiện kê khai và đóng thế online.

Thành lập công ty điện lực cần lưu ý chuẩn bị hồ sơ phù hợp vì sẽ có sự khác biệt tuỳ lĩnh vực hoạt động cụ thể

Giai đoạn 2: Thủ tục xin giấy phép hoạt động điện lực

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ sẽ có sự khác biệt đối với 2 nhóm lĩnh vực là nhóm công ty hoạt động trong lĩnh vực truyền tải điện, phân phối điện & nhóm hoạt động trong lĩnh vực bán buôn điện, bán lẻ điện. Cụ thể danh mục hồ sơ cần chuẩn bị sẽ được quy định tại điều 8, điều 9, Thông tư 21/2020/TT-BCT. Nội dung cụ thể như sau:

Điều 8. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép trong lĩnh vực truyền tải điện, phân phối điện

1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo Mẫu 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận thành lập (đối với các tổ chức không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

3. Danh sách trích ngang người trực tiếp quản lý kỹ thuật, đội ngũ trưởng ca vận hành theo Mẫu 3b quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; bản sao bằng tốt nghiệp của người trực tiếp quản lý kỹ thuật, đội ngũ trưởng ca vận hành; tài liệu về kết quả tập huấn sát hạch đạt yêu cầu về an toàn hoặc thẻ an toàn điện theo quy định tại Điều 64 Luật Điện lực, giấy chứng nhận vận hành được cấp điều độ có quyền điều khiển cấp theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành của đội ngũ trưởng ca vận hành.

4. Danh mục các hạng mục công trình lưới điện chính và phạm vi lưới điện do tổ chức đang quản lý. Trường hợp mua bán, sáp nhập, bàn giao không hoàn vốn tài sản lưới điện phải có Biên bản nghiệm thu theo quy định hoặc Biên bản bàn giao tài sản.

5. Bản sao Thỏa thuận đấu nối vào hệ thống điện quốc gia theo quy định; bản đồ ranh giới lưới điện và phạm vi hoạt động.

Điều 9. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép trong lĩnh vực bán buôn điện, bán lẻ điện

1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo Mẫu 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận thành lập (đối với các tổ chức không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

3. Danh sách trích ngang người trực tiếp quản lý kinh doanh theo Mẫu 3b quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; bản sao bằng tốt nghiệp của người có tên trong danh sách.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động điện lực được quy định tại điều 12, Thông tư 21/2020/TT-BCT. Nội dung cụ thể như sau:

Điều 12. Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động điện lực

1. Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động điện lực của Bộ Công Thương và Cục Điều tiết điện lực được quy định tại Khoản 19 Điều 3 Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp hoặc ủy quyền cho Sở Công Thương cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với các lĩnh vực sau:

a) Hoạt động phát điện đối với nhà máy điện có quy mô công suất dưới 03 MW đặt tại địa phương;

b) Hoạt động phân phối điện đến cấp điện áp 35 kV tại địa phương;

c) Hoạt động bán lẻ điện đến cấp điện áp 0,4 kV tại địa phương;

d) Tư vấn chuyên ngành điện lực, bao gồm:

– Tư vấn thiết kế công trình đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp đến 35 kV, đăng ký doanh nghiệp tại địa phương;

– Tư vấn giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp đến 35 kV, đăng ký doanh nghiệp tại địa phương.

Điều 11. Trình tự, thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực

1. Chậm nhất trước 15 ngày làm việc kể từ ngày dự kiến chính thức vận hành thương mại, tổ chức tham gia hoạt động phát điện phải nộp đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực.

2. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực gửi cho cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Chương II Thông tư này và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.

3. Hình thức nộp hồ sơ được quy định như sau:

a) Đối với hồ sơ thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Bộ Công Thương và Cục Điều tiết điện lực: Thực hiện trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến.

Trong trường hợp hồ sơ điện tử có dung lượng lớn hoặc các tài liệu theo quy định của pháp luật không được gửi qua mạng thông tin điện tử thì có thể gửi trực tiếp hoặc qua đường dịch vụ bưu chính.

b) Đối với hồ sơ thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Thực hiện gửi trực tiếp, qua đường dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến trên trang thông tin điện tử của cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực (nếu có)

Bước 3: Cấp giấy phép hoạt động điện lực

Giấy phép hoạt động điện lực theo khoản 6, điều 11, Thông tư 21/2020/TT-BCT quy định sẽ gồm 03 bản chính: 01 bản giao cho đơn vị được cấp giấy phép, 02 bản lưu tại cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực. Song song đó, tại khoản 7 điều này cũng cho biết thêm “Đối với trường hợp giấy phép bị mất hoặc bị hỏng, đơn vị điện lực phải có văn bản đề nghị theo Mẫu 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, trong đó nêu rõ lý do.”

Về trình tự, thủ tục cấp giấy phép sẽ có sự khác biệt phụ thuộc vào hình thức trực tuyến hay không trực tuyến. Cụ thể như sau:

Điều 11. Trình tự, thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực

4. Trình tự, thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực trực tuyến được thực hiện như sau:

a) Hồ sơ trực tuyến thực hiện theo hướng dẫn trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương, cụ thể như sau:

– Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép thực hiện đăng ký tài khoản trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương sử dụng tài khoản đã đăng ký để khai báo và gửi hồ sơ trực tuyến;

– Trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu và các thông tin liên quan của cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép phải bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu, các thông tin liên quan trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương. Hết thời hạn trên, tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền trả lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực;

– Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép hoạt động điện lực;

– Trường hợp sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương theo quy định tại Điều 10 Thông tư này, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép hoạt động điện lực.

b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn việc cấp giấy phép thuộc thẩm quyền theo hình thức trực tuyến (nếu có) phù hợp với quy định tại Thông tư này.

5. Trình tự, thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực không qua trực tuyến được thực hiện như sau:

a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nếu hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ. Trong văn bản thông báo, phải nêu rõ lý do và yêu cầu bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu và các thông tin liên quan để hoàn thiện hồ sơ;

b) Trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu và các thông tin liên quan của cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép phải bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu, các thông tin liên quan và trả lời bằng văn bản. Hết thời hạn trên, tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền trả lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực;

c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép hoạt động điện lực, trừ trường hợp quy định tại điểm d Khoản này;

d) Trường hợp sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 10 Thông tư này, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép hoạt động điện lực.

Kinh nghiệm khi thành lập công ty điện lực

Để thuận lợi hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực điện lực thì khi thành lập công ty, doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề sau:

Về ngành nghề đăng ký kinh doanh

  • Doanh nghiệp thực hiện đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp và áp mã ngành chính xác để tiến hành kinh doanh kinh doanh điện lực. (Tham khảo chi tiết: Danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh).
  • Để kinh doanh kinh doanh điện lực, doanh nghiệp có thể đăng ký một số ngành nghề kinh doanh như:
Ngành nghềMã ngành
Sản xuất, truyền  tải và phân phối điện3510
Bán lẻ điệnĐiều 33 Nghi định 137/2013/NĐ-CP
Bán buôn điệnĐiều 32 Nghi định 137/2013/NĐ-CP
Xuất, nhập khẩu điệnĐiều 34 Nghi định 137/2013/NĐ-CP
Tư vấn giám sát thi công công trình nhà máy thủy điệnĐiều 42 Nghi định 137/2013/NĐ-CP
Tư vấn giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến ápĐiều 44 Nghi định 137/2013/NĐ-CP
Phép tư vấn đầu tư xây dựng công trình đường dây và trạm biến ápĐIỀU 41 Nghi định 137/2013/NĐ-CP
Tư vấn đầu tư xây dựng công trình nhà máy thủy điệnĐiều 39 Nghi định 137/2013/NĐ-CP

Nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề không yêu cầu điều kiện thì có thể không cần chuẩn bị điều kiện ngành nghề và có thể đi vào kinh doanh ngay sau khi có giấy phép. Nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề yêu cầu điều kiện thì cần chuẩn bị đầy đủ điều kiện kinh doanh và xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh mới được đi vào hoạt động. (Tham khảo ngay: Danh mục ngành nghề kinh doanh yêu cầu điều kiện).

Về việc kê khai vốn điều lệ

  • Doanh nghiệp cần tiến hành kê khai vốn điều lệ phù hợp với  khả năng, điều kiện của công ty mình hoặc tùy theo quy định ngành nghề đăng ký kinh doanh.(Tham khảo thêm: Vốn điều lệ là gì?).
  • Nếu doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề không yêu cầu gì về vốn thì có thể đăng ký kê khai vốn điều lệ tùy thuộc vào mong muốn hay tài chính công ty. (Tham khảo ngay: Vốn tối thiểu khi thành lập công ty là bao nhiêu?).
  • Nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề yêu cầu điều kiện về vốn pháp định hay vốn ký quỹ thì cần đăng ký vốn điều lệ theo đúng quy định, tức là phải đăng ký vốn điều lệ tối thiểu ít nhất ngang bằng với vốn pháp định hoặc đăng ký nhiều hơn, chứ không được ít hơn so với mức vốn pháp định. (Tham khảo ngay: Danh sách ngành nghề yêu cầu vốn pháp định).

Về người đại diện pháp luật của công ty

  • Khi thành lập công ty kinh doanh điện lực, doanh nghiệp sẽ cần phải chọn người phù hợp, đủ năng lực để làm người đại diện theo pháp luật cho công ty. Đây sẽ là người có trách nhiệm về mặt pháp luật cũng như quyền lợi, nghĩa vụ đối với hoạt động của công ty. Người đại diện theo pháp luật có thể là giám đốc công ty, chủ tịch hội đồng quản trị, quản lý… Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam.
  • Nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phẩn thì có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật chứ không nhất thiết là một người. Doanh nghiệp phải chọn một người đủ năng lực, kinh nghiệm, có thể quyết định và giải quyết những công việc quan trọng của công ty. Sau khi công ty điện lực đi vào hoạt động, doanh nghiệp có thể làm thủ tục thay đổi người đại diện nếu không hài lòng với người đại diện hiện tại ở công ty.

>>> Tham khảo ngay: Quy định về người đại diện pháp luật

Về loại hình của công ty điện lực

  • Công ty điện lực cần chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với công ty mình. Ví dụ ít thành viên thì nên chọn công ty trách nhiệm hữu hạn, còn số thành viên vượt quá 50 người thì nên chọn công ty cổ phần, tuy nhiên, doanh nghiệp cũng có thể chọn loại hình công ty tư nhân hay công ty hợp danh để làm loại hình cho công ty của mình.
  • Hiện nay, có những loại hình doanh nghiệp phổ biến như sau: Công ty tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn (1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên), công ty hợp danh và công ty cổ phần.  Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những ưu điểm riêng, doanh nghiệp hãy căn cứ vào mong muốn, điều kiện kinh doanh của công ty mình và chọn loại hình phù hợp nhất. (Tham khảo thêm: Ưu điểm và nhược điểm các loại hình doanh nghiệp).

Về địa chỉ công ty điện lực

  • Công ty điện lực cần có địa chỉ kinh doanh thì mới được phép tiến hành đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp có thể sử dụng tiến hành thuê văn phòng để đặt địa chỉ công ty.
  • Địa chỉ công ty phải nằm trong lãnh thổ Việt Nam, có số nhà, hẻm, quận, huyện, thành phố…rõ ràng, chính xác. Không sử dụng địa chỉ giả để làm địa chỉ công ty điện lực. Địa chỉ của công ty điện lực phải đảm bảo những quy định chung, không lấy khu chung cư, tập thể làm địa chỉ công ty.

>>> Tham khảo thêm: Cách đặt địa chỉ công ty

Đặt tên công ty điện lực

  • Tên công ty điện lực có thể viết bằng tiếng anh hoặc viết tắt. Tên của công ty điện lực cấm sử dụng tên đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp… để tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
  • Tên của công ty điện lực phải đảm bảo những yêu cầu như không được trùng lặp, không được gây nhầm lẫn, không giống với bất cứ công ty nào đã đăng ký kinh doanh trước đó. Doanh nghiệp có thể tra cứu thông tin về tên trước để tránh tình trạng tên không hợp lệ khi đăng ký kinh doanh.

>>> Tham khảo thêm: Cách đặt tên công ty.

Những thủ tục phải hoàn tất sau khi thành lập công ty điện lực

Sau khi thành lập công ty điện lực, thì doanh nghiệp không được bỏ qua những thủ tục sau:

Tiến hành công bố thông tin đăng ký công ty điện lực

Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:  Ngành, nghề kinh doanh;  Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần. Thời hạn thông báo công khai các thông tin về doanh nghiệp là 30 ngày, kể từ ngày được công khai.

Đóng các loại thuế sau khi mở công ty điện lực

Doanh nghiệp cần tiến hành kê khai và đóng thuế đầy đủ sau khi mở công ty điện lực. Các loại thuế cụ thể bao gồm:

  • Thuế môn bài, công ty điện lực phải đóng thuế môn bài trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. (mức thuế môn bài sẽ tùy thuộc vào vốn điều lệ mà doanh nghiệp đăng ký, nếu vốn điều lệ trên 10 tỷ thì cần đóng 3 triệu VNĐ/ năm, nếu vốn điều lệ dưới 10 tỷ thì cần đóng 2 triệu VNĐ/ năm).
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp, đóng sau khi kết thúc năm tài chính.
  • Thuế giá trị gia tăng, đóng theo quý báo cáo của doanh nghiệp.

Lựa chọn nhân viên kế toán hoặc thuê dịch vụ kế toán

Công ty điện lực có thể tiến hành thuê một nhân viên kế toán riêng cho công ty để thực hiện việc báo cáo thuế, đóng thuế, làm sổ sách, xuất hóa đơn chứng từ. Hoặc để tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp có thể thuê dịch vụ kế toán tại Nam Việt Luật. (Tham khảo thêm: Dịch vụ kế toán trọn gói của Nam Việt Luật).

Tiến hành khắc con dấu doanh nghiệp

Công ty điện lực tiến hành khắc con dấu của riêng công ty sau khi có mã số thuế. Trên con dấu cần có tên công ty và mã số doanh nghiệp. Hình thức trên con dấu có thể theo ý doanh nghiệp. Sau khi hoàn tất việc khắc con dấu, doanh nghiệp phải tiến hành công khai mẫu dấu.

Đăng ký chữ ký số và dùng chữ ký số để nộp thuế

Doanh nghiệp cần mua chữ ký số để nộp báo cáo thuế và đóng thuế. Doanh nghiệp hãy yêu cầu ngân hàng kích hoạt chức năng đóng thuế cho tài khoản ngân hàng của công ty. Kế toán của công ty sẽ dùng tài khoản chữ ký số đã mua để thực hiện đóng thuế online cho doanh nghiệp theo đúng quy định.

Tiến hành góp vốn để mở công ty điện lực

  • Thành viên, cổ đông công ty phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.
  • Thành viên, cổ đông công ty có thể góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản đã cam kết. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp. Nếu không thực hiện góp vốn đầy đủ trong thời hạn 90 ngày thì doanh nghiệp sẽ phải làm thủ tục giảm vốn điều lệ.

>>> Tham khảo ngay: Quy định về việc góp vốn trong doanh nghiệp.

Treo bảng hiệu công ty và thông báo phát hành hóa đơn

  • Công ty điện lực cần làm bảng hiệu cho công ty và treo bảng hiệu công ty đúng với quy định để thuận tiện cho việc quản lý. Việc treo bảng hiệu công ty là bắt buộc, nên doanh nghiệp phải sớm tiến hành.
  • Hơn nữa cần tiến hành thông báo phát hành hóa đơn đúng với quy định. Sau đó in hoặc đặt in hóa đơn hay đăng ký mua hóa đơn từ cơ quan thuế để sử dụng đúng quy định. Hoặc doanh nghiệp có thể mua hóa đơn từ cơ quan thuế để sử dụng.

Đăng ký mở tài khoản ngân hàng và báo số tài khoản

Công ty điện lực sau khi đi vào hoạt động cần tiến hành đăng ký mở tài khoản ngân hàng giao dịch cho công ty.  Đại diện pháp luật hoặc chủ công ty mang CMND + Giấy chứng nhận doanh nghiệp + Con dấu doanh nghiệp ra ngân hàng mở tài khoản. Sau đó, doanh nghiệp cần làm thủ tục thông báo số tài khoản ngân hàng lên cho Sở KH & ĐT.

Dịch vụ thành lập công ty điện lực tại Nam Việt Luật

Nam Việt Luật là nơi quy tụ đội ngũ Luật sư, chuyên viên Luật vững chuyên môn, giàu kinh nghiệm, am hiểu về thủ tục, hồ sơ, trình tự thành lập công ty. Có khả năng tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ mọi vấn đề khi mở công ty cho bạn. Đặc biệt, nhằm giúp bạn nắm rõ những quy định trước khi thành lập doanh nghiệp điện lực, Nam Việt Luật tư vấn chi tiết những vấn đề liên quan như:

  • Tra cứu miễn phí & Tư vấn đặt tên công ty phù hợp với quy định của pháp luật Doanh nghiệp và pháp luật Sở hữu trí tuệ;
  • Tư vấn các thông tin ban đầu như: trụ sở đăng ký công ty, mức vốn phù hợp với hoạt động kinh doanh của công ty;
  • Tư vấn chi tiết về điều kiện thành lập & các điều kiện cần đến giấy phép con có liên quan trước khi công ty đi vào hoạt động;
  • Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp & giấy phép con cần thiết;
  • Tư vấn pháp luật về thuế, dịch vụ kế toán cũng như các vấn đề phát sinh sau thành lập & trong quá trình hoạt động của công ty;
  • Đại diện khách hàng thực hiện thủ tục thành lập công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nếu các bạn quan tâm đến bài tư vấn thành lập công ty điện lực, có thể xem các nội dung liên quan khác tại website của Nam Việt Luật :

  • Lưu ý khi thành lập công ty điện lực
  • Ưu điểm và nhược điểm các loại hình doanh nghiệp
  • Danh mục ngành nghề kinh doanh yêu cầu điều kiện

Đơn vị tư vấn thủ tục thành lập công ty điện lực

—————————————————–

Trên đây là nội dung tư vấn của công ty Nam Việt Luật về điều kiện thành lập công ty điện lực, thủ tục đăng ký thành lập công ty điện lực dựa trên quy định pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, chúng tôi cũng hiểu rằng, trong giới hạn bài viết này sẽ không thể đáp ứng được hết những yêu cầu, thắc mắc của người đọc – vì phạm vi lĩnh vực khá rộng, để được tư vấn trực tiếp và cụ thể hơn, hãy liên hệ Nam Việt Luật để được đội ngũ nhân viên giải đáp thắc mắc, gỡ rối những vấn đề bạn đang gặp phải nhé.

Bài viết liên quan khác
0778000555
0782222229
button