• Hướng dẫn đăng ký tên doanh nghiệp

    • Tin tức
    • Main Nguyen Tác giả: Main Nguyen
      5 /5 của 1 đánh giá

    Bất cứ một doanh nghiệp nào khi thành lập cũng phải đặt tên theo đúng quy định của pháp luật. Bài viết này Nam Việt Luật xin hướng dẫn đăng ký tên doanh nghiệp một cách dễ hiểu nhất nhé!

    Cách đặt tên doanh nghiệp

    Tên doanh nghiệp gồm 3 loại sau:

    • Tên viết bằng tiếng việt:bao gồm tên loại hình doanh nghiệp (công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân) và tên riêng của doanh nghiệp
    • Tên viết bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp: được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh.
    • Tên viết tắt của doanh nghiệp: được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.

    Quy định đặt tên doanh nghiệp

    Khi được hướng dẫn đăng ký tên doanh nghiệp, chắc chắn bạn cần phải nắm rõ các quy định khi đặt tên doanh nghiệp như sau:

    • Không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký;
    • Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp nếu không có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
    • Tuyệt đối không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên cho doanh nghiệp

    Hướng dẫn tra cứu tên doanh nghiệp

    Để biết tên doanh nghiệp bạn dự định đặt có bị trùng hay không, bạn phải kiểm tra, tra cứu bằng cách sau:

    Bước 1: Truy cập vào cổng thông tin quốc gia về đăng kí doanh nghiệp

    Bước 2: Chỉ Gõ Tên Riêng của doanh nghiệp cần tra cứu – tên bạn dự định đặt

    Bước 3: Ấn “tra cứu tên doanh nghiệp”

    Bước 4: Danh sách Tên doanh nghiệp sẽ được hiển thị. Lúc này bạn sẽ biết được tên đó đã có doanh nghiệp nào đăng ký hay chưa. Nếu chưa, bạn có thể đăng ký, nếu rồi tất nhiên bạn phải chuyển sang tên khác.

    Tên trùng và tên gây nhầm lẫn như thế nào?

    Theo hướng dẫn đăng ký tên doanh nghiệp, tên doanh nghiệp không được trùng và gây nhầm lẫn. Vậy quy định này như thế nào?

    1. Tên trùng là trường hợp tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được viết và đọc bằng tiếng Việt hoàn toàn giống với tên của một doanh nghiệp khác đã đăng ký.
    2. Các trường hợp sau đây được coi là gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác:
    • Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký phải được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;
    • Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp dự định đăng ký chỉ khác tên doanh nghiệp đã đăng ký bởi ký hiệu “-” ; ký hiệu “&”; chữ “và”;
    • Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp khác;
    • Tên viết tắt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp khác;
    • Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi một hoặc một số số tự nhiên, số thứ tự hoặc một hoặc một số chữ cái tiếng Việt ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó, trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là doanh nghiệp con/chi nhánh của doanh nghiệp đã đăng ký;
    • Tên riêng chỉ khác tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi các từ “miền Bắc”, “miền Trung”, “miền Nam”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc các từ có ý nghĩa tương tự; trừ trường hợp là doanh nghiệp con của doanh nghiệp đã đăng ký;
    • Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi một chữ “tân” ngay trước, hoặc “mới” ngay sau tên của doanh nghiệp đã đăng ký;
    • Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.

    Hy vọng với những hướng dẫn đăng ký tên doanh nghiệp giúp bạn đăng ký tên doanh nghiệp nhanh chóng và đúng luật!

Thông báo
Gọi điện thoại