Việc thành lập văn phòng công chứng ngày nay đã trở nên không quá xa lạ. Tuy nhiên, việc thành lập văn phòng công chứng cần chuẩn bị khá nhiều loại giấy tờ khác nhau. Sau đây, Nam Việt Luật xin tư vấn cho bạn hồ sơ cần chuẩn bị nhé!
Hồ sơ thành lập văn phòng công chứng
Hồ sơ thành lập văn phòng công chứng gồm 3 thành phần sau:
- Đơn đề nghị thành lập Văn phòng công chứng theo mẫu quy định
- Bản sao quyết định bổ nhiệm công chứng viên có chứng thực;
- Đề án thành lập văn phòng công chứng.
Đề án thành lập văn phòng công chứng
Đề án thành lập văn phòng công chứng cần phải đầy đủ các vấn đề, nội dung sau:
* Sự cần thiết của việc thành lập văn phòng công chứng: chứng minh được sự cần thiết của văn phòng công chứng tại khu vực dự kiến đặt trụ sở Văn phòng công chứng, bên cạnh đó cần chứng minh khả năng đáp ứng nhu cầu công chứng của Văn phòng công chứng.
* Về tổ chức và nhân sự của Văn phòng Công chứng:
Cần phải làm rõ
– Loại hình của Văn phòng công chứng;
– Tên, số và quyết định bổ nhiệm công chứng viên, số thẻ và ngày cấp thẻ công chứng viên;
– Dự kiến kế hoạch chấm dứt hành nghề luật sư, thừa phát lại, trọng tài viên, đấu giá viên, giám định viên tư pháp, tư vấn viên pháp luật của công chứng viên hành nghề tại Văn phòng công chứng ;
– Các thành viên góp vốn, phần vốn góp và tiến độ góp vốn nếu có;
– Tên gọi và tên giao dịch dự kiến khi thành lập văn phòng công chứng;
– Dự kiến nhân sự của Văn phòng công chứng: số lượng, trình độ và kinh nghiệm…;
– Khả năng quản trị Văn phòng
* Về cơ sở vật chất khi thành lập văn phòng công chứng, cần nêu rõ:
– Trụ sở:
+ Vị trí dự kiến đặt Văn phòng công chứng;
+ Tổng diện tích sử dụng của Văn phòng công chứng;
+ Diện tích Văn phòng dành cho lưu trữ.
+ Diện tích Văn phòng dành cho tiếp dân.
– Cơ sở vật chất để phục vụ cho hoạt động của Văn phòng công chứng;
– Đề án phải nêu rõ điều kiện thực hiện các quy định về an ninh trật tự và an toàn giao thông.
– Phương hướng áp dụng công nghệ thông tin;
* Kế hoạch triển khai hoạt động Văn phòng công chứng:
– Tiến độ thực hiện các dự kiến về tổ chức, nhân sự và cơ sở vật chất khi thành lập văn phòng công chứng;
– Quy trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ công chứng;
– Tiến độ và các kế hoạch đưa Văn phòng công chứng;
– Điều kiện lưu trữ, kế hoạch thực hiện việc lưu trữ, quy trình lưu trữ hồ sơ;
– Các vấn đề khác liên quan khác.
Trên đây là tư vấn hồ sơ thành lập văn phòng công chứng. Hãy liên hệ với Nam Việt Luật – đơn vị luật uy tín số 1 hiện nay để được phục vụ tốt nhất nhé!
NVL Legal Team – Đội ngũ chuyên gia pháp lý biên tập bài viết trên website namvietluat.vn với tinh thần cố gắng biên tập bài viết dựa trên các quy định có hiệu lực tại thời điểm đăng tải nhằm giúp độc giả có thể tiếp cận, tham khảo thông tin cơ bản. Tuy nhiên quy định pháp luật thường xuyên thay đổi, bài viết không tránh khỏi việc cập nhật không kịp thời, do đó thông tin chỉ có giá trị tham khảo, không phải là tuyên bố chính thức để làm căn cứ cho bất kỳ mục đích áp dụng trong thực tế. Nếu cần thông tin chính xác, vui lòng liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp.