Bạn có ý định thành lập văn phòng dịch thuật nhưng lại vướng mắc về điều kiện kinh doanh cũng như hồ sơ, thủ tục thành lập văn phòng dịch thuật. Vậy thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé. Sẽ rất hữu ích với bạn đấy!
I/ Cơ sở pháp lý
Dịch thuật ngày càng trở nên quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp lớn thì việc dịch thuật càng có ý nghĩa hơn bảo ngôn ngữ trong hợp đồng hay khi giao dịch chính xác thì sẽ là một trong những yếu tố có quyết định không nhỏ đến sự thành công của doanh nghiệp. Thay vì phải tuyển nhân viên, đội ngũ dịch thuật thì các doanh nghiệp nên hợp tác với những đơn vị chuyên dịch thuật để được hỗ trợ nhanh chóng, chuyên nghiệp và chính xác nhất. Do nhu cầu sử dụng đến dịch thuật ngày càng nhiều vì thế việc thành lập văn phòng dịch thuật ngày nay cũng trở nên phổ biến hơn. Và những quy định, điều kiện, thủ tục mà chúng tôi trình bày trong bài viết dưới đây được dựa trên cơ sở:
– Thông tư số 20/2015/TT-BTP đã quy định và hướng dẫn thực hiện những một số điều trong Nghị định số 23/2015/NĐ-CP.
– Nghị định số 23/2015/NĐ-CP thuộc chính phủ trong việc cấp bản sao của sổ gốc, Chứng thực hợp đồng, giao dịch và chữ ký, công chứng bản sao từ bản chính.
II/ Những điều kiện cần tuân thủ khi thành lập văn phòng dịch thuật
Khi thành lập văn phòng dịch thuật, bạn cần lưu ý một số điều kiện sau:
1. Điều kiện và tiêu chuẩn đối với người dịch:
– Với những ngôn ngữ không sử dụng phổ biến khi người dịch mà không có bằng cấp về ngoại ngữ và bằng cấp tốt nghiệp ĐH theo như quy định thì cần thông thạo về những ngôn ngữ đó. Đối với những Ngôn ngữ sử dụng phổ biến có nghĩa là các ngôn ngữ được thực hiện ở trên nhiều loại văn bản, giấy tờ được sở dụng ở VN và có nhiều người VN thực hiện dịch những ngôn ngữ loại này thành Tiếng Việt hay ngược lại. Chẳng hạn như những ngôn ngữ hiện tại đang phổ biến ở Việt Nam là tiếng Pháp, Anh, tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Đức… Những ngôn ngữ không sử dụng phổ biến ở Việt Nam là tiếng nước Ả Rập, Mông Cổ…
– Cần có bằng cấp cử nhân của ngoại ngữ hoặc hơn về những thứ tiếng của nước ngoài phải thực hiện dịch hay có bằng cấp tốt nghiệp ĐH trở lên về những thứ tiếng của nước ngoài phải thực hiện dịch.
– Theo nội dung Thông tư số 20/2015/TT-BTP tại Điều số 09 hướng dẫn về những quy định này cụ thể như sau: Đối với người dịch cần phải có bằng cấp cử nhân của ngoại ngữ hoặc hơn về những thứ tiếng của nước ngoài phải thực hiện dịch hay có bằng cấp tốt nghiệp ĐH trở lên về những chuyên ngành khác đã được học bằng những thứ tiếng của nước ngoài phải thực hiện dịch.
– Có đầy đủ các năng lực hành vi dân sự theo đúng pháp luật đã quy định.
2. Điều kiện đối với cộng tác viên về dịch thuật:
– Khi người dịch là cộng tác viên thuộc Phòng Tư pháp cần phải thực hiện ký hợp đồng với cộng tác viên về dịch thuật của Phòng Tư pháp, nội dung trong đó cần xác định rõ rang về trách nhiệm của người dịch với chất lượng, nội dung của bản dịch.
+ Về người dịch cần có đầy đủ điều kiện, tiêu chuẩn đối với người dịch khi được chọn làm cộng tác viên về dịch thuật thuộc phồng tư pháp ở trong phạm vi toàn quốc.
3. Các trường hợp văn phòng dịch thuật không nên tiến hành dịch thuật:
– Văn bản, giấy tờ đã bị cũ nát, hư hỏng không xác định được những nội dung bên trong.
– Văn bản, giấy tờ đã bị sửa chữa, tẩy xóa hay thêm, bớt những nội dung không được hợp lệ.
– Văn bản, giấy tờ được tổ chức, cơ quan thẩm quyền từ nước ngoài cáp chứng nhận hay công chứng mà chưa được lãnh sự hợp pháp hóa.
– Văn bản, giấy tờ có những nội dung trái quy định pháp luật, xã hội, đạo đức, có nội dung kích động, tuyên truyền chiến tranh và chống đối XHCN Việt Nam, có nội dung xuyên tạc về lịch sử dân tộc VN, nội dung xúc phạm uy tín, nhân phẩm, danh dự của tổ chức, cá nhân và vi phạm đến quyền của công dân.
– Văn bản, giấy tờ có đóng con dấu mật của tổ chức, cơ quan thẩm quyền hay không có đóng dấu mật mà có ghi là không được dịch.
III/ Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ thành lập văn phòng dịch thuật
Để thành lập văn phòng dịch thuật, điều đầu tiên mà khách hàng cần phải làm đó chính là phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để làm thủ tục pháp lý cho văn phòng của mình. Việc thành lập văn phòng dịch thuật không khó, chỉ cần đáp ứng những quy định của pháp luật khi thành lập doanh nghiệp là được. Cụ thể để thành lập văn phòng dịch thuật, bạn cần phải chuẩn bị những giấy tờ dưới đây:
– Bản đề nghị thành lập văn phòng dịch thuật theo mẫu
– Danh sách các cổ đông, thành viên sáng lập
– Một trong các loại giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu công ty, người đại diện theo pháp luật và các thành viên/ cổ đông sáng lập.
– Tùy vào từng trường hợp, người thành lập văn phòng dịch thuật còn có thể phải nộp thêm các loại giấy tờ khác.
>>> Sau khi hoàn tất hồ sơ thì cần mang hồ sơ lên nộp cho Phòng đăng ký kinh doanh trực thuộc nơi mà doanh nghiệp đặt địa chỉ công ty. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, thì bạn sẽ được cấp giấy phép sau 3 – 5 ngày.
* Lưu ý: Trong hồ sơ thành lập văn phòng dịch thuật thì phải thể hiện được nội dung dưới đây:
+ Tên văn phòng phải không trùng hay làm nhầm lẫn với những văn phòng khác
+ Địa chỉ văn phòng dịch thuật phải chi tiết đến số nhà, thôn tổ,… và không được thành lập ở chung cư chỉ có chức năng ở
+ Phải đầy đủ các thông tin về người đại diện theo pháp luật, chủ sở hữu, các thành viên, cổ đông bao gồm họ và tên, ngày tháng năm sinh, số CMTND, thời gian và nơi cấp cùng địa chỉ thường trú, địa chỉ ở hiện tại
+ Phải đăng ký ngành nghề kinh doanh là dịch thuật.
IV/ Dịch vụ thành lập văn phòng dịch thuật trọn gói, uy tín tại Nam Việt Luật
Nếu bạn không có thời gian thực hiện thủ tục kinh doanh văn phòng dịch thuật, hãy liên hệ với Nam Việt Luật để sử dụng dịch vụ đăng ký kinh doanh trọn gói của chúng tôi. Nam Việt Luật cam kết:
+ Tư vấn các vấn đề cần thiết trước khi thành lập văn phòng dịch thuật
+ Thay mặt khách hàng soạn thảo hồ sơ
+ Thực hiện nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh dịch thuật tại cơ quan thẩm quyền
+ Theo dõi, nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng
+ Tư vấn sau đăng ký kinh doanh văn phòng dịch thuật cho khách hàng.
– Đến Nam Việt Luật bạn không chỉ được tư vấn miễn phí mà còn được hướng dẫn tận tình mọi thủ tục, vấn đề liên quan đến xin giấy phép. Việc tư vấn sẽ do những luật sư, chuyên viên giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản, am hiểu pháp lý trực tiếp tiến hành.
Nam Việt Luật cam kết làm việc uy tín, chuyên nghiệp, luôn đặt sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu. Nến nếu bạn muốn thành lập văn phòng dịch thuật với chi phí tốt và tiết kiệm thời gian thì hãy liên hệ đến Nam Việt Luật nhé!
NVL Legal – Chuyên gia pháp lý biên tập bài viết website nhằm giúp độc giả có thể tiếp cận, tham khảo thông tin ở mức độ cơ bản. Tuy nhiên, quy định pháp luật thường xuyên thay đổi, tại thời điểm đăng tải bài viết không tránh khỏi việc cập nhật chưa kịp thời, do đó thông tin chỉ có giá trị tham khảo, chưa là căn cứ đầy đủ để áp dụng trong thực tế. Nếu cần thêm thông tin chính xác, bạn vui lòng liên hệ NVL để được hỗ trợ.