Luật Doanh nghiệp năm 2014 của Việt Nam hiện nay đang được thực thi quy định về việc thành lập, cũng như tổ chức quản lý và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam bao gồm các loại hình công ty như: Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, Công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân… Ngoài ra Luật này còn quy định về nhóm công ty khác. Cụ thể, trong Luật này có nội dung về điều kiện giải thể doanh nghiệp. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này thì hãy cùng Nam Việt Luật tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Điều kiện giải thể công ty
Vì sao doanh nghiệp phải giải thể?
Luật Doanh nghiệp 2014 không chỉ quy định về điều kiện giải thể doanh nghiệp hay những nội dung liên quan đến quản lý, tổ chức, hoạt động của các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam. Luật này còn có thể giúp bạn giải đáp câu hỏi vì sao doanh nghiệp phải giải thể. Nội dung này liên quan đến các trường hợp giải thể doanh nghiệp hiện nay. Cụ thể có các trường hợp sau:
Các trường hợp doanh nghiệp có quyền quyết định giải thể (tự nguyện giải thể):
– Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ doanh nghiệp mà không có quyết định gia hạn thêm. Doanh nghiệp khi thành lập sẽ có Điều lệ riêng, và trong đó có ghi về mục tiêu, thời hạn nhất định để hoàn thành mục tiêu đó. Nếu như quá thời gian đã ghi mà chủ doanh nghiệp (công ty tư nhân), hoặc Hội đồng thành viên (công ty TNHH, liên doanh), Đại hội cổ đông (Công ty Cổ phần)… không gia hạn thêm thì doanh nghiệp sẽ phải giải thể.
– Theo quyết định của chủ doanh nghiệp (công ty tư nhân), hoặc Hội đồng thành viên (công ty TNHH, liên doanh), Đại hội cổ đông (Công ty Cổ phần)… vì những lý do khác nhau, không còn phù hợp với mục đích kinh doanh đề ra ban đầu, chẳng hạn như thua lỗ kéo dài, lợi nhuận thấp, có mâu thuẫn nội bộ,… và nhiều yếu tố khác thì họ hoàn toàn có quyền quyết định việc giải thể doanh nghiệp. Đây là quyết định hoàn toàn mang tính tự nguyện và chủ động của chủ doanh nghiệp đó vì vậy bạn có thể chủ động đáp ứng điều kiện giải thể doanh nghiệp.
Các trường hợp doanh nghiệp bắt buộc phải giải thể:
– Doanh nghiệp không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu quy định trong Luật doanh nghiệp trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, thì doanh nghiệp đó phải tiến hành thủ tục giải thể.
– Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp đó đương nhiên phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty và tiến hành làm thủ tục giải thể càng nhanh càng tốt.
Điều kiện giải thể doanh nghiệp theo quy định
Khi bạn đã biết vì sao doanh nghiệp phải giải thể rồi thì điều kiện giải thể doanh nghiệp theo quy định của luật này cũng khá đơn giản. Chỉ cần các bạn nắm được ba điều kiện cơ bản dưới đây, là có thể biết được để được chấp nhận việc giải thể, doanh nghiệp bạn cần phải đáp ứng những gì.
– Đầu tiên là cần phải có sự nhất trí của chủ doanh nghiệp (công ty tư nhân), hoặc Hội đồng thành viên (công ty TNHH, liên doanh), Đại hội cổ đông (Công ty Cổ phần)… về việc đi đến quyết định giải thể doanh nghiệp đó.
– Doanh nghiệp muốn giải thể cần đảm bảo điều kiện thứ 2 là doanh nghiệp đó không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại các cơ quan trọng tài hoặc Tòa án.
– Điều kiện giải thể doanh nghiệp quan trọng nhất là Nội dung của Luật Doanh nghiệp tại Khoản 2 Điều 201 doanh nghiệp khi muốn giải thể cần phải bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ cũng như thực hiện nghĩa vụ tài sản khác. Như vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào, loại hình công ty gì muốn giải thể cần phải tiến hành thực hiện mọi nghĩa vụ hợp đồng, cũng như quyết toán các khoản công nợ, nợ ngân hàng, nợ thuế, nợ đối tác, hợp đồng cho các bên liên quan…
Lưu ý: Chỉ khi doanh nghiệp tiến hành thanh toán hết mọi khoản nợ thì lúc đó doanh nghiệp mới đảm bảo điều kiện giải thể. Còn nếu như doanh nghiệp không thanh toán hết khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác thì Cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ không tiếp nhận hồ sơ giải thể của doanh nghiệp bạn.
Tham khảo thêm: Giải thể công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Ngoài những nội dung về điều kiện giải thể doanh nghiệp kể trên, nếu Quý khách hàng vẫn còn thắc mắc về hồ sơ hay thủ tục liên quan đến giải thể doanh nghiệp, thành lập chi nhánh công ty, thay đổi đăng ký kinh doanh, thành lập công ty… Thì đừng ngần ngại mà hãy nhấc máy lên gọi ngay số Hotline của Nam Việt Luật để được các chuyên viên hỗ trợ tư vấn hoàn toàn miễn phí.

NVL Legal – Chuyên gia pháp lý biên tập bài viết website nhằm giúp độc giả có thể tiếp cận, tham khảo thông tin ở mức độ cơ bản. Tuy nhiên, quy định pháp luật thường xuyên thay đổi, tại thời điểm đăng tải bài viết không tránh khỏi việc cập nhật chưa kịp thời, do đó thông tin chỉ có giá trị tham khảo, chưa là căn cứ đầy đủ để áp dụng trong thực tế. Nếu cần thêm thông tin chính xác, bạn vui lòng liên hệ NVL để được hỗ trợ.