Một công ty hay doanh nghiệp muốn hoạt động hợp pháp trên thực tế thì cần phải có có giấy phép kinh doanh hay còn gọi là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Chỉ khi có Giấy phép kinh doanh thì nhà đầu tư mới có tư cách pháp lý để thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Quý khách hàng đang có nhu cầu đầu tư và thành lập công ty tại quận 8 thành phố Hồ Chí Minh nhưng không biết nên chọn loại hình kinh doanh nào, trình tự thủ tục thành lập ra sao. Nam Việt Luật sẽ tận tình tư vấn thủ tục làm giấy phép kinh doanh, cung cấp đến các bạn giải pháp tối ưu nhất, đáp ứng được mọi yêu cầu bạn đặt ra. Tham khảo bài viết về dịch vụ làm Giấy phép kinh doanh tại quận 8 để biết chi tiết nhé.
Quận 8 TpHCM đang đẩy nhanh việc xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển
Hiểu được điều này, Nam Việt Luật xin chia sẻ với khách hàng các nội dung chính yếu như sau:
- Điều kiện xin giấy phép kinh doanh tại quận 8;
- Quy trình sử dụng dịch vụ làm giấy phép kinh doanh tại quận 8 ở Nam Việt Luật;
- Kinh nghiệm làm giấy phép kinh doanh tại quận 8;
- Dịch vụ làm giấy phép kinh doanh tại quận 8 tại Nam Việt Luật;
Để biết rõ hơn về các nội dung trên, bạn có thể dõi theo phần tư vấn chi tiết cùng Bộ phận pháp lý Nam Việt Luật dưới bài viết sau đây nhé!
Bộ phận pháp lý Nam Việt Luật trả lời:
Điều kiện làm giấy phép kinh doanh tại quận 8
Thứ nhất, điều kiện về chủ sở hữu
Để thành lập doanh nghiệp, chủ sở hữu cũng cần phải đáp ứng những điều kiện nhất định.
Cụ thể, theo quy định tại Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020, tổ chức và cá nhân được thành lập và quản lý doanh nghiệp, trừ một số trường hợp sau:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
- Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
- Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Như vậy, nếu tổ chức, cá nhân không thuộc các trường hợp trên thì đã đủ điều kiện để thực hiện thủ tục thành lập công ty.
Thứ hai, điều kiện về đặt tên doanh nghiệp
Việc đặt tên cho doanh nghiệp cũng cần đáp ứng một số điều kiện nhất định.
Pháp luật cũng quy định chi tiết về tên doanh nghiệp, đảm bảo hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam, tránh nhầm lần với các công ty khác.
Vì tên doanh nghiệp còn có thể thể hiện những đặc trưng của công ty; ngành nghề, loại hình kinh doanh,..
Cụ thể, tên của doanh nghiệp được quy định tại Điều 37 Luật Doanh nghiệp như sau:
Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
- Loại hình doanh nghiệp: Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;
- Tên riêng: Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp:
- Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 Luật Doanh nghiệp.
- Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
- Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Tham khảo: Đặt tên doanh nghiệp
Thứ ba, Điều kiện về ngành nghề khi đăng ký
Theo quy định hiện hành, pháp luật cũng quy định rõ ràng những ngành nghề kinh doanh bị cấm và phải đáp ứng những điều kiện để kinh doanh.
Thứ nhất, theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm.
Như vậy, khi thành lập công ty, các chủ thể đầu tư có thể tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp với điều kiện kinh tế, thế mạnh của mình, miễn là không thuộc các trường hợp ngành nghề thuộc danh mục cấm của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 6, Luật Đầu tư 2020, những ngành nghề sau đây sẽ bị cấm kinh doanh:
a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
d) Kinh doanh mại dâm;
đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
g) Kinh doanh pháo nổ;
h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ
Các ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ Lục 4, Luật Đầu tư 2020.
Như vậy, doanh nghiệp sẽ bị cấm kinh doanh các ngành nghề trên.
Nếu kinh doanh các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp cần xin các Giấy phép kinh doanh đối với các ngành nghề đó, để việc kinh doanh được thuận lợi, đúng pháp luật.
Tham khảo: Danh mục ngành nghề kinh doanh
Tại quận 8 nhà đầu tư có thể lựa chọn các ngành nghề sau để kinh doanh:
- Thương mại và dịch vụ
- Công nghiệp và công nghệ cao.
- Tiểu thủ công nghiệp.
- Du lịch bất động sản.
- Tài chính ngân hàng.
- Thương mại điện tử.
- Thiết kế nội thất.
Thứ tư, Điều kiện về địa điểm kinh doanh
Địa chỉ công ty là nơi tiến hành hoạt động kinh doanh. Địa chỉ kinh doanh của công ty còn quyết định đến việc cơ quan thuế nào sẽ trực tiếp quản lý.
Do vậy việc chọn địa chỉ công ty vô cùng quan trọng đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Địa chỉ đó là nơi giao dịch, nơi làm việc của cán bộ, công nhân viên trong công ty.
Luật doanh nghiệp 2020 cũng quy định cụ thể về địa chỉ công ty như sau:
Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Theo Điều 3, Điều 6 Luật nhà ở năm 2014 và Công văn số 2544/BXD-QLN của Bộ xây dựng về việc quản lý sử dụng nhà chung cư ban hành ngày 19/11/2009 thì doanh nghiệp không được đặt địa chỉ tại chung cư, nhà tập thể.
Nhà đầu tư có thể sử dụng dịch vụ văn phòng ảo tại quận 8 để tiết kiệm thời gian và chi phí khi kinh doanh.
Tham khảo: Cách đặt địa chỉ doanh nghiệp
Thứ năm, Điều kiện về vốn điều lệ và vốn pháp định khi thành lập công ty
Vốn điều lệ là một mức vốn nhất định khi công ty tiến hành việc đăng ký doanh nghiệp. Cụ thể, vốn điều lệ được quy định như sau:
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
(Theo Khoản 34, Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2020)
Tuy nhiên, vốn điều lệ được quy định theo pháp luật doanh nghiệp tương đối đa dạng và phức tạp.
Pháp luật cũng chưa có quy định nào về việc số vốn tối thiếu, tối đa phải góp.
Tuy nhiên, sau 90 ngày kể từ thời điểm cam kết góp vốn, khi không đủ số vốn thực góp, doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục giảm vốn điều lệ.
Do vậy, các bạn nên chọn thật kỹ mức vốn điều lệ hợp lý để bảo đảm không phát sinh những rủi ro.
Tham khảo thêm: Thành lập công ty cần vốn tối thiểu là bao nhiêu
Tiềm năng phát triển nhiều lĩnh vực tại quận 8, TPHCM
Quy trình sử dụng dịch vụ làm giấy phép kinh doanh tại quận 8 ở Nam Việt Luật
Nam Việt Luật xin giới thiệu quy trình thành lập công ty tại quận 8 để Quý khách hàng tham khảo. Quy trình sử dụng dịch vụ của chúng tôi gồm các bước sau:
Bước 1: Khách hàng có nhu cầu tư vấn và sử dụng dịch vụ thành lập công ty tại quận 8 của Nam Việt Luật sẽ liên hệ qua số Hotline hoặc đến trực tiếp văn phòng công ty chúng tôi.
Bước 2: Sau khi tiếp nhận yêu cầu tư vấn của khách hàng. Đội ngũ chuyên viên tư vấn pháp lý của Nam Việt Luật sẽ tư vấn các thông tin cần chuẩn bị trước khi thành lập doanh nghiệp sau đây:
Thứ nhất, lựa chọn loại hình doanh nghiệp khi thành lập công ty tại quận 8
Có 4 loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất tại Việt Nam bao gồm:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn (gồm công ty TNHH một thành viên, và công ty TNHH 2 thành viên trở lên)
- Công ty/doanh nghiệp tư nhân
- Công ty cổ phần
- Công ty hợp danh
Quý khách hàng có thể tham khảo bài viết sau để biết ưu và nhược của từng loại hình doanh nghiệp: Ưu điểm và nhược điểm các loại hình doanh nghiệp
Thứ hai, đối tượng được thành lập, góp vốn hay mua phần vốn góp khi thành lập doanh nghiệp.
Theo khoản 1 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 thì tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp.
Tham khảo thêm: Quy định về người đại diện theo pháp luật
Thứ ba, tên công ty
Mỗi công ty bắt buộc phải có một tên riêng nhằm để nhận dạng, định danh công ty của mình. Việc đặt tên công ty phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 42 Luật doanh nghiệp như: không được trùng, không được nhầm lẫn,…
Tham khảo chi tiết hơn: Cách đặt tên công ty
Thứ tư, địa chỉ trụ sở chính công ty
Công ty phải có địa chỉ cụ thể, có thể là chung địa chỉ cùng với công ty khác nhưng phải ghi rõ số tầng của tòa nhà.
Công ty có thể thuê địa chỉ của các tòa nhà chung cư để đăng ký kinh doanh. Quý khách có thể tham khảo dịch vụ Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo quận 8 TPHCM 500.000đ/tháng của chúng tôi.
Thứ năm, kê khai và chuẩn bị vốn
Dựa vào tài chính của nhà đầu tư mà khi đăng ký thành lập công ty tại quận 8 doanh nghiệp tự kê khai và tự chịu trách nhiệm về năng lực tài chính (không cần chứng minh).
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ của công ty mình sao cho phù hợp với tình hình kinh doanh của công ty.
Tham khảo ngay: Vốn tối thiểu khi thành lập công ty là bao nhiêu?
Thứ sáu, ngành nghề kinh doanh khi thành lập công ty tại quận 8
Hiện nay, pháp luật quy định cá nhân/ tổ chức có quyền tự do kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm.
Luật Doanh nghiệp 2020 quy định doanh nghiệp được quyền tự do kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm.
Đối với quận 8 là quận có thế mạnh về giao thông vận tải, dân cư đông đúc thì nhà đầu tư có thể tham khảo một số ngành nghề sau:
- Kinh nghiệm thành lập công ty kinh doanh thương mại thành công
- Thành lập công ty ăn uống
- Kinh nghiệm thành lập công ty cho thuê lại lao động
- Thành lập doanh nghiệp sản xuất thành công 99%
- Thành lập công ty logistics – Quy trình chi tiết
- Thành lập công ty đa ngành nghề
- Kinh nghiệm thành lập công ty kinh doanh siêu thị thành công
- Thành lập văn phòng du lịch & kinh doanh dịch vụ lữ hành
Thứ bảy, những thông tin và giấy tờ mà khách hàng cần cung cấp
- Giấy tờ tùy thân của cá nhân/ tổ chức
- Địa chỉ cụ thể về trụ sở chính: số nhà, phường/ quận, thị xã…
- Giấy tờ khác như như lý lịch tư pháp, bằng cấp, chứng chỉ của người đại diện theo pháp luật công ty đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Soạn hồ sơ
Dựa vào những thông tin mà khách hàng cung cấp và mong muốn thành lập loại hình nào, Nam Việt Luật sẽ chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập công ty tại quận 8 bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên/ cổ đông theo khách hàng cung cấp;
- Giấy tờ pháp lý cá nhân kèm theo;
- Hợp đồng ủy quyền giữa khách hàng và Nam Việt Luật.
Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh
Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh ( địa chỉ: 32 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1)
Hẹn khách hàng 3-5 ngày bàn giao kết quả.
Bước 5: Bàn giao Giấy phép kinh doanh và hướng dẫn các thủ tục sau đó.
- Đối với những doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề không yêu cầu điều kiện thì có thể tiến hành hoạt động, nhưng đối với các ngành nghề có điều kiện như nhà hàng, quán ăn, hay karaoke thì phải đáp ứng các Giấy phép con theo quy định pháp luật. Quý khách có thể tham khảo quy trình xin cấp các Giấy phép con đó dưới đây:
- Giấy phép kinh doanh khu vui chơi trẻ em
- Giấy phép kinh doanh cho spa
- Điều kiện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Định hướng phát triển sắp tới, nhiều doanh nghiệp đang hướng về quận 8
Kinh nghiệm sau khi làm giấy phép kinh doanh tại quận 8
Thứ nhất, thủ tục bắt buộc cần làm sau khi thành lập công ty
Sau khi tiến hành thủ tục thành lập công ty, quý khách cần thực hiện đúng và đủ các thủ tục sau đây:
● Mở tài khoản ngân hàng
● Mua phần mềm chữ ký số điện tử khai thuế
● Đăng ký nộp thuế điện tử cho công ty
● Đóng loại thuế nào sau khi thành lập
● Phát hành hóa đơn và sử dụng hóa đơn điện tử
● Đặt làm biển hiệu công ty
● Báo cáo thuế định kỳ
Thứ hai, Kế hoạch kinh doanh sau khi thành lập công ty
1. Chuẩn bị nguồn vốn kinh doanh từ đâu?
Nếu gia đình có điều kiện có sẵn vốn thì không phải bàn nhiều, còn những người khởi nghiệp không có đủ vốn thì có thể thấy có nhiều nguồn có thể huy động vốn cho doanh nghiệp mình như:
- Kêu gọi thành viên/cổ đông góp vốn chung để cùng kinh doanh.
- Vay mượn người thân bạn bè.
- Vay vốn từ ngân hàng.
- Lưu ý việc vay mượn mà doanh nghiệp phải chịu lãi suất cho khoản vốn này cũng cần phải tính toán kỹ để sử dụng nguồn vốn hiệu quả trong kinh doanh. Sau này trả đủ cả vốn lẫn lãi khi đến hạn để xây dựng uy tín ban đầu cho doanh nghiệp mình.
2. Tìm kiếm khách hàng sau khi thành lập công ty:
- Ở thời đại 4.0 như hiện nay ngoài việc kết hợp với hình thức kinh doanh truyền thống là thuê những địa điểm mặt bằng đẹp với mức chi phí cao thì bạn cần phải nắm bắt được các quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp mình trên không gian mạng Online để chiếm lĩnh lượng khách hàng vô cùng lớn và dồi dào này.
- Một số kênh mạng truyền thông phổ biến và kiếm khách hàng tốt hiện nay nổi bật đó là: Google, Facebook, Zalo..v.v. và một số kênh báo lớn trên mạng khác. Ngoài ra bạn cũng có thể quảng cáo bằng nhiều phương thức khác như trên các phương tiện thông tin đại chúng: Tivi, Đài, Báo..v.v..để giúp cho việc quảng bá thương hiệu của mình tới khách hàng sau khi thành lập doanh nghiệp đạt được hiệu quả.
3. Marketing sau khi thành lập doanh nghiệp
- Người điều hành doanh nghiệp phải xác định được kênh Marketing chủ đạo cho doanh nghiệp mình làm sao để hiệu quả nhất mà ít tốn kém chi phí nhất cho doanh nghiệp. Muốn gia tăng lợi nhuận bắt buộc người điều hành phải gia tăng doanh số tối đa và giảm tối thiểu chi phí phát sinh.
4. Chăm sóc khách hàng ra sao?
Chăm sóc bằng cách nào để khách hàng không lãng quên doanh nghiệp mình? Có nhiều cách! Định kỳ hãy gửi thông tin liên hệ hoặc quà tặng cho khách hàng vào những sự kiện như:
- Sinh nhật khách hàng.
- Khai trương trụ sở kinh doanh của khách hàng.
- hoặc
- Định kỳ gửi email cung cấp thông tin chương trình khuyến mãi giảm giá tới khách hàng..v.v.v.
5. Sắp xếp quy trình làm việc sau khi thành lập công ty
- Sau khi thành lập công ty thì tìm kiếm khách hàng đã khó rồi, đến khi tìm được khách hàng thì bạn phải tiếp tục đi giải bài toán về việc bố trí sắp xếp quy trình làm việc cho công ty. Quy trình làm việc xây dựng thế nào để vận hành trơn tru giải quyết tốt công việc phục vụ cho khách hàng. Ở đây kể cả lĩnh vực kinh doanh là sản xuất, thương mại, hoặc dịch vụ thì bạn cũng phải xây dựng quy trình chuẩn để thống nhất cách thức làm việc cho nhanh chóng hiệu quả.
Dịch vụ làm Giấy phép kinh doanh quận 8 của Nam Việt Luật.
Dịch vụ làm giấy phép kinh doanh tại quận 8 tại Nam Việt Luật được khách hàng đánh giá là một trong những dịch vụ pháp luật chất lượng, được sự tin tưởng của nhiều khách hàng trong nhiều năm liền. Đến với Nam Việt Luật Quý khách hàng sẽ được:
- Tư vấn khách hàng cung cấp các giấy tờ và thông tin cần thiết;
- Tư vấn cho khách hàng lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp, mang doanh thu, lợi nhuận cao;
- Tư vấn cho khách hàng về vấn đề đặt tên công ty bao gồm cả tên tiếng việt và tên nước ngoài;
- Tư vấn khách hàng lựa chọn địa điểm đặt trụ sở chính;
- Tư vấn khách hàng lựa chọn quy mô góp vốn, hình thức góp vốn và cơ cấu tổ chức quản lý công ty ra sao.
Đơn vị tư vấn thủ tục xin giấy phép kinh doanh tại quận 8
Xem thêm tổng quan về tình hình kinh tế – xã hội tại quận 8
Quận 8 là một trong những quận nội thành TPHCM. Toàn Quận 8 có 83 cơ sở kho hàng lớn nhỏ với diện tích 278.640 m2, bao gồm 30 cơ sở kho hàng do Trung ương quản lý, 33 cơ sở kho hàng do Thành phố quản lý và 20 cơ sở kho hàng thuộc Quận. Tất cả tạo nên một Quận 8 là “Trạm trung chuyển quy mô” ở phía Tây – Nam Thành phố, đưa Quận 8 trở thành một trong những quận có cảng quan trọng của Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là khu vực có nền kinh tế phát triển bán nông bán thị, kinh tế có cả nông nghiệp, cả công nghiệp, tiểu thủ công, dịch vụ và thương mại, … Kết cấu kinh tế độc đáo ấy thích hợp với vị trí vùng đệm của Quận 8 và trước hết nó là sản phẩm của sự kết hợp lại những tầng lớp dân cư hội tụ về đây. Chính vì thế, đây là nơi vẫn có tiềm năng cho các doanh nghiệp kinh doanh và khi muốn kinh doanh ở khu vực này, chủ kinh doanh, đầu tư phải thành lập doanh nghiệp.
Trong thời gian tới, quận 8 nỗ lực huy động các nguồn lực xã hội nhằm đẩy nhanh việc xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lưới giao thông thuận tiện kết nối với các khu vực và tỉnh thành lân cận. Tóm lại, quận 8 đang hướng tới mục tiêu phát huy lợi thế vị trí địa lý và bất động sản để quận sớm trở thành khu đô thị hiện đại cao cấp nhất cả nước.
——————————————————————————————————–
Chúng tôi hiểu rằng trong giới hạn bài viết trên sẽ không thể đáp ứng được hết những nhu cầu, thắc mắc của người xem về thủ tục làm giấy phép kinh doanh tại 8 thành phố Hồ Chí Minh để được tư vấn trực tiếp hơn hoặc có nhu cầu thực hiện thủ tục, hãy liên hệ Nam Việt Luật để chuyên viên pháp lý chúng tôi tư vấn những thắc mắc của các bạn nhé.
NVL Legal – Chuyên gia pháp lý biên tập bài viết website nhằm giúp độc giả có thể tiếp cận, tham khảo thông tin ở mức độ cơ bản. Tuy nhiên, quy định pháp luật thường xuyên thay đổi, tại thời điểm đăng tải bài viết không tránh khỏi việc cập nhật chưa kịp thời, do đó thông tin chỉ có giá trị tham khảo, chưa là căn cứ đầy đủ để áp dụng trong thực tế. Nếu cần thêm thông tin chính xác, bạn vui lòng liên hệ NVL để được hỗ trợ.