-
Đăng ký kinh doanh phụ gia thực phẩm
- Đăng ký kinh doanh
-
-
-
-
-
-
-
-
Bạn có ý tưởng kinh doanh phụ gia thực phẩm không thể thiếu trong nấu nướng. Và tất nhiên bạn cần phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh phụ gia thực phẩm. Vậy thủ tục này như thế nào?
Chất phụ gia thực phẩm là gì?
Các chất phụ gia thực phẩm là các chất được bổ sung thêm vào thực phẩm để bảo quản, cải thiện hương vị và bề ngoài của thực phẩm.
Các loại phụ gia thực phẩm điển hình thường dùng:
+ Các axít: Các axít thực phẩm được bổ sung vào để làm cho hương vị của thực phẩm “sắc hơn”, và có tác dụng như là các chất bảo quản và chống ôxi hóa.
+ Các chất điều chỉnh độ chua
+ Các chất chống vón
+ Các chất chống tạo bọt
+ Các chất chống ôxi hóa: Các chất chống ôxi hóa như vitamin C
+ Các chất tạo lượng: như tinh bột được bổ sung để tăng số /khối lượng của thực phẩm mà không làm ảnh hưởng tới giá trị dinh dưỡng của nó.
+ Các chất tạo màu thực phẩm
+ Chất giữ màu
+ Các chất chuyển thể
+ Các chất tạo vị
+ Các chất điều vị :Các chất điều vị làm tăng hương vị sẵn có của thực phẩm.
+ Các chất xử lý bột ngũ cốc : để cải thiện màu sắc của nó hay sử dụng khi nướng bánh.
+ Các chất giữ ẩm :Các chất giữ ẩm ngăn không cho thực phẩm bị khô đi.
+ Các chất bảo quản
+ Các chất đẩy
+ Các chất ổn định
+ Các chất làm ngọt
+ Các chất làm đặc
Trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh phụ gia thực phẩm
Với đăng ký kinh doanh phụ gia thực phẩm thì hình thức hộ kinh doanh cá thể là sự lựa chọn số 1. Thủ tục đăng ký kinh doanh phụ gia thực phẩm như sau:
- Cá nhân kinh doanh gửi Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh phụ gia thực phẩm dưới hình thức hộ kinh doanh đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh gồm:
- a) Tên hộ kinh doanh, địa điểm kinh doanh;
- b) Ngành, nghề kinh doanh: phụ gia thực phẩm
- c) Số vốn kinh doanh;
- d) Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của các cá nhân kinh doanh phụ gia thực phẩm.
Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao Giấy chứng minh nhân dân của các cá nhân tham gia kinh doanh và Biên bản họp nhóm về việc thành lập hộ kinh doanh.
- Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh phụ gia thực phẩm, cơ quan đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong năm ngày làm việc, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
- a) Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm;
- b) Tên hộ kinh doanh đăng ký phù hợp quy định;
- c) Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.
Nếu hồ sơ đăng ký kinh doanh phụ gia thực phẩm không hợp lệ, trong năm ngày làm việc, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người đăng ký kinh doanh.
Thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng phụ gia thực phẩm
Bên cạnh thủ tục đăng ký kinh doanh phụ gia thực phẩm, bạn cũng cần làm thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng phụ gia thực phẩm. Hồ sơ cần có:
– Đơn xin công bố và lập hồ sơ công bố phụ gia thực phẩm;
– Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh phụ gia thực phẩm
– Giấy Đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh phụ gia thực phẩm
– Phiếu kết quả kiểm nghiệm gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng và chỉ tiêu vệ sinh của thực phẩm.
– Mẫu có gắn nhãn và nhãn hoặc dự thảo nội dung ghi nhãn sản phẩm phù hợp với pháp luật về nhãn.
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Bản sao biên lai nộp phí thẩm định hồ sơ và lệ phí cấp số chứng nhận.
Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận ATTP
Thông tư 27/2012/TT-BYT hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ xin cấp chứng nhận an toàn thực phẩm gồm có:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo mẫu quy định
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký kinh doanh phụ gia thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).
– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm, bao gồm:
+ Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở kinh doanhvà khu vực xung quanh;
+ Sơ đồ quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở kinh doanh.
– Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm
– Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp kinh doanh thực phẩm;
Cục An toàn thực phẩm cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho Cơ sở sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi về việc đăng ký kinh doanh phụ gia thực phẩm sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của mình. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với dịch vụ đăng ký kinh doanh Nam Việt Luật chúng tôi để được giải đáp.
Bài viết nên đọc
Bài viết cùng danh mục
-
Mở cửa hàng nhỏ có cần đăng ký kinh doanh không?
20/06/2021
-
Đăng ký thay đổi giấy phép kinh doanh qua mạng mới nhất.
05/06/2023
-
Kinh nghiệm mở cửa hàng chăn ga gối đệm thành công
19/08/2021
-
Lệ phí đăng ký kinh doanh hộ cá thể? Các loại thuế cần nộp?
16/08/2021
-
Mẫu đề nghị đăng ký kinh doanh hộ cá thể và những điều cần lưu ý
20/06/2021
-
Thủ tục đăng ký kinh doanh thức ăn chăn nuôi
20/06/2021
Bài viết liên quan
-
Tại sao phải đăng ký kinh doanh?
20/06/2021
-
Không đăng ký kinh doanh bị phạt bao nhiêu tiền?
01/06/2022
-
Đăng ký kinh doanh xưởng sản xuất
20/06/2021
-
Đăng ký kinh doanh xử lý nước thải
20/06/2021
-
Đăng ký kinh doanh vận tải hộ cá thể
20/06/2021
-
Đăng ký kinh doanh văn phòng phẩm
20/06/2021
-
Hướng dẫn đăng ký kinh doanh và đăng ký mã số thuế
23/06/2021
-
Đăng ký kinh doanh quán ăn nhỏ
20/06/2021
-
Đăng ký kinh doanh phun xăm thẩm mỹ
20/06/2021
-
Đăng ký kinh doanh phụ gia thực phẩm
20/06/2021
-
Đăng ký kinh doanh phòng khám đa khoa
20/06/2021
-
Đăng ký kinh doanh nhưng không kinh doanh
20/06/2021
-
Thủ tục đăng ký kinh doanh nhiều ngành nghề
20/06/2021