-
Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần được quy định như thế nào?
- Tin tức
-
-
-
-
-
-
-
-
Tác giả: Main Nguyen
Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông. Công ty cổ phần phải có ít nhất ba cổ đông và không giới hạn số lượng cổ đông tối đa. Do đó công ty cổ phần cần phải có cơ cấu tổ chức quản lý phù hợp với tính chất của mình. Một cơ cấu tổ chức quản lý phù hợp sẽ giúp cho công ty vận hành, hoạt động hiệu quả hơn và cũng đồng thời có cơ chế giám sát, kiểm tra hoạt động kinh doanh của công ty nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông. Cho nên công ty cổ phần. Vậy cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần được quy định cụ thể ra sao? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
I/ Quy định cụ thể về cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần
Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần được quy định ở Luật doanh nghiệp 2014 – Điều 134. Cụ thể như sau:
Điều 134. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần
1. Công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác:
a) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;
b) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty.
2. Trường hợp chỉ có một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty; trường hợp Điều lệ không có quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp có hơn một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần
>>> Như vậy:
– Công ty cổ phần có hai hình thức cơ cấu tổ chức quản lý trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác. Cả hai mô hình đều giống nhau là có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Tuy nhiên điểm khác nhau là một hình thức có Ban kiểm soát và một hình thức thì không.
– Hình thức có Ban kiểm soát được bắt buộc áp dụng trong trường hợp công ty cổ phần có từ 11 cổ đông trở lên. Nếu trường hợp ngược lại có ít hơn 11 cổ đồng và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát.
– Hình thức không có Ban kiểm soát áp dụng trong trường hợp có ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị.
– Đại diện pháp luật công ty cổ phần bắt buộc là Chủ tịch Hội đồng quản trị nếu công ty có một đại diện pháp luật, trường hợp Điều lệ công ty có thẻ quy định khác cho Giám đốc hoặc Tổng giám đốc làm đại diện pháp luật.
II/ Nhận tư vấn chi tiết hơn từ Nam Việt Luật
Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần thì có thể liên hệ đến Nam Việt Luật để nhận tư vấn chi tiết hơn. Nam Việt Luật cam kết:
– Tư vấn miễn phí, Hướng dẫn chi tiết về những vấn đề liên quan cho khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về cơ cấu tổ chức cho công ty cổ phần khi thành lập.
– Đội ngũ luật sư và chuyên viên giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn của Nam Việt Luật sẽ tư vấn chi tiết nhất mọi vấn đề được quy định cần thiết cho khách hàng hoàn toàn miễn phí.
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích với bạn khi có ý định thành lập công ty cổ phần. Vui lòng lên hệ đến Nam Việt Luật để được tư vấn chi tiết hơn nếu có bất cứ thắc mắc nào nhé! Nam Việt Luật luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 24/7.
Bài viết nên đọc
Bài viết cùng danh mục
-
Tăng cường chống thất thu thuế trong kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản 15/12/2021
17/12/2021
-
Quy định về trụ sở chính doanh nghiệp theo Luật mới nhất
02/07/2023
-
Thành lập công ty cần vốn tối thiểu là bao nhiêu?
02/07/2023
-
Thuế VAT là gì? Chi tiết khái niệm thuế GTGT và các quy định liên quan
21/06/2021
-
Cách tra cứu mã số thuế doanh nghiệp chính xác 100%
21/06/2021
-
Cách nộp thuế môn bài đơn giản nhanh chóng
21/06/2021
Bài viết liên quan
-
Danh sách người đại diện theo ủy quyền
21/06/2021
-
Vốn thành lập công ty xuất nhập khẩu
20/06/2021
-
Kê khai vốn điều lệ khi thành lập công ty
20/06/2021
-
Một người có thể thành lập được bao nhiêu công ty?
20/06/2021
-
Thành lập công ty có cần kế toán không?
20/06/2021
-
Thành lập công ty con ở nước ngoài
20/06/2021
-
Thành lập công ty khó hay dễ?
15/08/2021
-
Thành lập công ty không cần vốn điều lệ có được không?
20/06/2021
-
Thành lập công ty ở đâu uy tín?
20/06/2021
-
Thủ tục thay đổi tên viết tắt của công ty
14/07/2023
-
Thành lập công ty qua mạng – Hướng dẫn chi tiết
20/06/2021
-
Nam Việt Luật – Địa chỉ thành lập công ty siêu tốc
21/06/2021
-
Vốn điều lệ có vai trò gì? Đặc điểm như thế nào?
20/06/2021