Mã ngành 2610-Mã ngành sản xuất linh kiện điện tử là bao nhiêu? Bạn đang tìm kiếm mã ngành sản xuất linh kiện điện tử? Bạn không biết chi tiết mã ngành 2610 gồm những ngành nghề gì? Bạn muốn bổ sung ngành nghề kinh doanh nhưng lại không biết thủ tục đăng ký ra sao, chuẩn bị hồ sơ gì và nộp hồ sơ tại đâu? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ tục bổ sung ngành sản xuất linh kiện điện tử chi tiết và đơn giản nhất.
Hướng dẫn tra cứu mã ngành sản xuất kiện điện tử
Ngành sản xuất linh kiện điện tử có mã ngành là 2610. Cụ thể nhóm sản xuất linh kiện điện tử bao gồm:
Sản xuất chất bán dẫn và các linh kiện ứng dụng điện tử khác. Cụ thể:
- Sản xuất tụ điện, điện tử;
- Sản xuất điện trở, điện tử;
- Sản xuất bộ mạch vi xử lý;
- Sản xuất bo mạch điện tử;
- Sản xuất ống điện tử;
- Sản xuất liên kết điện tử;
- Sản xuất mạch điện tích hợp;
- Sản xuất ống hai cực, bóng bán dẫn, bộ chia liên quan;
- Sản xuất phần cảm điện (cuộn cảm kháng, cuộn dây, bộ chuyển), loại linh kiện điện tử;
- Sản xuất tinh thể điện tử và lắp ráp tinh thể;
- Sản xuất solenoit, bộ chuyển mạch và bộ chuyển đổi cho các bộ phận điện tử;
- Sản xuất chất bán dẫn, sản xuất chất tinh chế và bán tinh chế;
- Sản xuất thẻ giao diện (âm thanh, video, điều khiển, mạng lưới);
- Sản xuất cấu kiện hiển thị (plasma, polime, LCD);
- Sản xuất bóng đèn di-ot phát sáng (LED);
- Sản xuất cáp máy in, cáp màn hình, cáp USB…
Loại trừ:
- Sản xuất thẻ thông minh, được phân vào nhóm 18110 (In ấn);
- Sản xuất Modem (thiết bị truyền tải) được phân vào nhóm 26300 (Sản xuất thiết bị truyền thông);
- Sản xuất màn hình vi tính và vô tuyến được phân vào nhóm 26200 (Sản xuất máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính), 26400 (Sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng);
- Sản xuất ống tia X và phân chia bức xạ cùng loại được phân vào nhóm 26600 (Sản xuất thiết bị bức xạ, thiết bị điện tử trong y học, điện liệu pháp);
- Sản xuất thiết bị và dụng cụ quang học được phân vào nhóm 26700 (Sản xuất thiết bị và dụng cụ quang học);
- Sản xuất bộ chia tách cùng loại cho các ứng dụng điện tử được phân vào ngành 27 (Sản xuất thiết bị điện);
- Sản xuất đui bóng được phân vào nhóm 27101 (Sản xuất môtơ, máy phát);
- Sản xuất rơ le điện được phân vào nhóm 27101 (Sản xuất môtơ, máy phát);
- Sản xuất thiết bị dây dẫn điện được phân vào nhóm 27330 (Sản xuất thiết bị dây dẫn điện các loại);
- Sản xuất thiết bị hoàn chỉnh được phân chia dựa trên cơ sở phân loại thiết bị điện tử.
Trình tự thủ tục bổ sung mã ngành nghề sản xuất linh kiện điện tử
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bổ sung ngành nghề sản xuất linh kiện điện tử
Hồ sơ để thực hiện thủ tục bổ sung mã ngành sản xuất linh kiện điện tử cần chuẩn bị sẽ gồm các thành phần như sau :
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp về bổ sung thêm mã ngành nghề sản xuất linh kiện điện tử.
- Biên bản họp về việc bổ sung thêm mã ngành nghề sản xuất linh kiện điện tử. ( Của công ty TNNH 2 thành viên, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh).
- Quyết định về việc bổ sung ngành nghề sản xuất linh kiện điện tử
- Văn bản ủy quyền cho cá nhận thực hiện nộp và nhận kết quả hồ sơ.
Bước 2: Nộp hồ sơ và chờ nhận kết quả bổ sung mã ngành nghề sản xuất linh kiện điện tử
Doanh nghiệp nộp hồ sơ thay đổi, bổ sung thêm mã ngành nghề sản xuất linh kiện điện tử như trên đến Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Và nhận kết quả sau 3 ngày làm việc
Doanh nghiệp sẽ được Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Trong đó sẽ thể hiện các nội dung đăng ký kinh doanh mới nhất của doanh nghiệp bao gồm cả các ngành nghề kinh doanh mới bổ sung.
Bước 3 : Đăng bố cáo thông tin thay đổi của doanh nghiệp
Doanh nghiệp sau khi hoàn tất thủ tục thay đổi, bổ sung mã ngành nghề sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại thì phải công bố thông tin thay đổi của doanh nghiệp trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Hiện nay khi doanh nghiệp nộp hồ sơ, để thuận tiện Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thu lệ phí đăng bố cáo và sẽ công bố thông tin thay đổi của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sau khi thông tin được thay đổi. Doanh nghiệp không cần thiết đăng thông tin trên báo giấy như trước nữa.
Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh của Nam Việt Luật
Công ty Nam Việt Luật ngoại trừ có thể thực hiện bổ sung ngành nghề sản xuất linh kiện điện tử mà còn kể cả các ngành nghề kinh doanh khác. Hoặc thay đổi bất kỳ nội dung đăng ký kinh nào nào của doanh nghiệp như đổi đại diện pháp luật, tăng vốn hoặc thay đổi cơ cấu góp vốn, chuyển loại hinh doanh nghiệp, đổi tên công ty, đổi địa chỉ, thay đổi ngành nghề kinh doanh, thay đổi thành viên công ty, thay đổi chủ sở hữu…
Nếu các bạn cảm thấy việc thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề khá rắc rối, phức tạp thì vì sao không tìm đến công ty Nam Việt Luật. Chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh trọn gói giá rẻ cho quý khách hàng từ khâu tư vấn, soạn hồ sơ miễn phí, nhận viên chúng tôi sẽ đến gặp khách hàng ký hồ sơ và thay mặt khách hàng nộp hồ sơ, nhận kết quả và cuối cùng sẽ giao trả kết quả tới tận tay khách hàng.
Hy vọng những thông tin trên về thủ tục đăng ký kinh doanh mã ngành sản xuất linh kiện điện tử sẽ hữu ích cho bạn. Mọi thắc mắc cần giải đáp hoặc tư vấn miễn phí liên hệ hotline Nam Việt Luật. Chúc bạn thành công!
NVL Legal Team – Đội ngũ chuyên gia pháp lý biên tập bài viết trên website namvietluat.vn với tinh thần cố gắng biên tập bài viết dựa trên các quy định có hiệu lực tại thời điểm đăng tải nhằm giúp độc giả có thể tiếp cận, tham khảo thông tin cơ bản. Tuy nhiên quy định pháp luật thường xuyên thay đổi, bài viết không tránh khỏi việc cập nhật không kịp thời, do đó thông tin chỉ có giá trị tham khảo, không phải là tuyên bố chính thức để làm căn cứ cho bất kỳ mục đích áp dụng trong thực tế. Nếu cần thông tin chính xác, vui lòng liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp.