Mã ngành 2420-Mã ngành nghề sản xuất kim loại là bao nhiêu? Nam Việt Luật sẽ hướng dẫn cách đăng ký bổ sung ngành nghề, thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh.Nước ta đang nỗ lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa để hội nhập với nền kinh tế thế giới. Do đó, nhu cầu về kim loại rất lớn. Chính vì lý do này mà cơ hội kinh doanh trong ngành sản xuất kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn càng trở nên rộng mở hơn bao giờ hết. Để thực hiện thủ tục bổ sung thêm mã ngành nghề sản xuất kim loại và sản phẩm đúc sẵn từ kim loại, quý khách hàng nắm rõ mã ngành nghề, chuẩn bị hồ sơ, thủ tục đầy đủ và tiến hành theo trình tự quy định.
I/ Nhóm mã ngành nghề sản xuất kim loại và và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn
Để bổ sung thêm mã ngành nghề sản xuất kim loại và và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn thì doanh nghiệp có thể đăng ký những mã ngành sau:
1. 242 – 2420: Sản xuất kim loại quý và kim loại màu
Ngành nghề | Mã ngành |
Sản xuất kim loại quý. Nhóm sản xuất kim loại quý gồm: – Sản xuất và tinh chế kim loại quý, chế tác hoặc không chế tác như: vàng, bạc, platinum… từ quặng hoặc kim loại vụn; – Sản xuất hợp kim quý; – Sản xuất sản phẩm sơ chế từ kim loại quý; – Sản xuất bạc được cán vào kim loại cơ bản; – Sản xuất vàng được cán vào kim loại cơ bản hoặc bạc; – Sản xuất platinum và kim loại nhóm platinum được cán vào vàng, bạc và kim loại cơ bản; – Sản xuất lá dát kim loại quý. – Sản xuất đồ trang sức bằng kim loại quý được phân vào nhóm 32110 (Sản xuất đồ kim hoàn và chi tiết liên quan). | 24201 |
Sản xuất kim loại màu. Nhóm sản xuất kim loại màu gồm: – Sản xuất nhôm từ alumin; – Sản xuất nhôm từ tinh chế điện phân chất thải nhôm và kim loại vụn; – Sản xuất hợp kim nhôm; – Sơ chế nhôm; – Sản xuất chì, kẽm, thiếc từ quặng; – Sản xuất chì, kẽm, thiếc từ tinh chế điện phân chất thải chì, kẽm, thiếc và kim loại vụn; – Sản xuất hợp kim chì, kẽm và thiếc; – Sơ chế chì, kẽm và thiếc; – Sản xuất đồng từ quặng; – Sản xuất đồng từ tinh chế điện phân chất thải đồng và kim loại vụn; – Sản xuất hợp kim đồng; – Sản xuất dây cầu chì; – Sơ chế đồng; – Sản xuất crôm, măng gan, ni ken… từ tinh chế điện phân và nhôm của chất thải crôm, măng gan, ni ken… và kim loại vụn; – Sản xuất hợp kim crôm, măng gan, niken… – Sơ chế crôm, măng gan, niken… – Sản xuất các chất từ niken… – Sản xuất kim loại uranium từ uranit và quặng khác; – Luyện và tinh chế uranium; Nhóm sản xuất kim loại màu cũng gồm: – Sản xuất dây của những kim loại trên bằng cách kéo; – Sản xuất ôxit nhôm (Alumina); – Sản xuất kim loại bọc nhôm; – Sản xuất lá dát nhôm (thiếc) được làm từ lá nhôm (thiếc) là vật liệu chính; Loại trừ: Đúc kim loại màu được phân vào nhóm 24320 (Đúc kim loại màu); | 24202 |
2. 243: Đúc kim loại
Nhóm đúc kim loại gồm: Sản xuất sản phẩm đúc sơ chế và sản phẩm đúc các loại theo những đặc điểm kỹ thuật của chúng.
Loại trừ: Sản xuất sản phẩm khuôn đúc thành phẩm như:
+ Nồi hơi và lò được phân vào nhóm 25120 (Sản xuất thùng, bể chứa và dụng cụ chứa đựng bằng kim loại),
+ Các chi tiết khuôn đúc gia dụng được phân vào nhóm 2599 (Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu).
Ngành nghề | Mã ngành |
Đúc sắt, thép. Nhóm đúc sắt, thép gồm: Các hoạt động của các xưởng đúc sắt và thép như: + Đúc sản phẩm sắt bán thành phẩm, + Đúc khuôn sắt, + Đúc khuôn sắt graphit hình cầu, + Đúc khuôn sắt dát mỏng, + Đúc khuôn thép bán thành phẩm, + Đúc khuôn thép, + Sản xuất ống, vòi và các đồ làm mối nối bằng sắt đúc, + Sản xuất ống thép không mối nối và ống thép qua đúc li tâm, + Sản xuất đồ làm mối nối ống, vòi bằng thép đúc. | 2431 – 24310 |
Đúc kim loại màu. Nhóm đúc kim loại màu gồm: – Khuôn sản phẩm sơ chế từ nhôm, magiê, titan, kẽm… – Đúc khuôn kim loại nhẹ, – Đúc khuôn kim loại nặng, – Đúc khuôn kim loại quý, – Đúc khuôn kim loại màu. | 2432 – 24320 |
3. 251: Sản xuất các cấu kiện kim loại, thùng, bể chứa và nồi hơi
Nhóm này gồm:
Sản xuất các cấu kiện kim loại (như khung kim loại hoặc các bộ phận của cấu trúc xây dựng), cũng như các đồ vật loại hòm, thùng bằng kim loại (như thùng, bể chứa, nồi hơi trung tâm) và lò hơi nước.
Ngành nghề | Mã ngành |
Sản xuất các cấu kiện kim loại. Nhóm này gồm: – Sản xuất khung hoặc sườn kim loại cho xây dựng và các bộ phận của chúng (tháp, cột, cầu treo…); – Sản xuất khung kim loại công nghiệp (khung cho là hơi, thiết bị nâng và cầm tay…); – Sản xuất nhà đúc sẵn bằng kim loại như: Nhà di chuyển và các bộ phận tháo rời… – Sản xuất cửa kim loại, cửa sổ và khung của chúng, cửa chớp, cổng; – Vách ngăn phòng bằng kim loại. Loại trừ: – Sản xuất các bộ phận của tàu thủy hoặc tàu chạy bằng sức nước được phân vào nhóm 25130 (Sản xuất nồi hơi (trừ nồi hơi trung tâm)); – Sản xuất các bộ phận của đường ray tàu hỏa được phân vào nhóm 2599 (Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu); – Sản xuất các bộ phận của tàu thủy được phân vào nhóm 30110 (Đóng tàu và cấu kiện nổi). | 2511 – 25110 |
Sản xuất thùng, bể chứa và dụng cụ chứa đựng bằng kim loại. Nhóm này gồm: – Sản xuất thùng, bể chứa và dụng cụ chứa tương tự bằng kim loại để chứa hoặc phục vụ sản xuất; – Sản xuất thùng chứa bằng kim loại cho nén và hoá lỏng khí đốt; – Sản xuất nồi hơi trung tâm và nồi cấp nhiệt. Loại trừ: – Sản xuất tôn, thùng hình trống, can, bình, bi đông, hộp… ở dạng thường được sử dụng để mang hoặc đóng gói hàng hóa (không liên quan đến kích cỡ), được phân vào nhóm 2599 (Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu); – Sản xuất thùng chứa cho vận tải được phân vào nhóm 29200 (Sản xuất thân xe ô tô và xe có động cơ khác, rơ moóc và bán rơ moóc); – Sản xuất xe tăng (xe bọc thép) được phân vào nhóm 30400 (Sản xuất xe cơ giới chiến đấu dùng trong quân đội). | 2512 – 25120 |
Sản xuất nồi hơi (trừ nồi hơi trung tâm). Nhóm này gồm: – Sản xuất lò hơi nước; – Sản xuất các thiết bị phụ gắn với lò hơi nước như: Bộ phận góp hơi và tích lũy hơi, bộ phận làm sạch cặn nước, bộ phận phục hồi khí và dụng cụ cạo cặn lò hơi; – Sản xuất lò phản ứng nguyên tử, trừ tách chất đồng vị; – Sản xuất các bộ phận cho tàu thủy chạy bằng sức nước. Loại trừ: – Sản xuất nồi hơi trung tâm và bức xạ được phân vào nhóm 25120 (Sản xuất thùng, bể chứa và dụng cụ chứa đựng bằng kim loại); – Sản xuất bộ tua bin hơi nước được phân vào nhóm 28110 (Sản xuất động cơ, tua bin (trừ động cơ máy bay, ô tô, mô tô và xe máy)); – Sản xuất tách chất đồng vị được phân vào nhóm 2829 (Sản xuất máy chuyên dụng khác). | 2513 – 25130 |
II/ Thủ tục, hồ sơ thực hiện bổ sung thêm mã ngành sản xuất kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn
Để bổ sung ngành nghề sản xuất kim loại, doanh nghiệp làm thủ tục bổ sung ngành nghề theo trình tự sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bổ sung thêm mã ngành nghề sản xuất kim loại và và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn
Thành phần hồ sơ bao gồm:
– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
– Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế);
– Ngành, nghề đăng ký bổ sung hoặc thay đổi;
– Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
– Quyết định của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh. Quyết định phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty.
– Biên bản họp và bản sao hợp lệ của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh. Biên bản họp và bản sao hợp lệ phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty.
Bước 2: Nộp hồ sơ bổ sung thêm mã ngành nghề đến Phòng đăng ký kinh doanh tại Sở kế hoạch và đầu tư
– Trường hợp hồ sơ thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc.
– Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, bổ sung, thay đổi thông tin về ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Bước 3: Doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nhận kết quả giải quyết hồ sơ bổ sung ngành nghề
– Nếu hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ nhận giấy xác nhận nội dung đăng ký doanh nghiệp và nếu hồ sơ sai sót thì sẽ nhận được văn bản trả lời lý do không hợp lệ.
– Theo quy định mới kể từ ngày 01/07/2015, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp sẽ không thể hiện nội dung ngành nghề, do đó khi thay đổi ngành nghề thì doanh nghiệp sẽ chỉ nhận kết quả là Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp mà không cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới.
Bước 4: Đăng bố cáo thông tin thay đổi của doanh nghiệp
– Doanh nghiệp sau khi hoàn tất thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề thì phải công bố thông tin thay đổi của doanh nghiệp trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
– Hiện nay khi doanh nghiệp nộp hồ sơ, để thuận tiện Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thu lệ phí đăng bố cáo và sẽ công bố thông tin thay đổi của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sau khi thông tin được thay đổi. Doanh nghiệp không cần thiết đăng thông tin trên báo giấy như trước nữa.
III/ Dịch vụ bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh của Nam Việt Luật
Hiện nay, công ty Nam Việt Luật chúng tôi không những cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh mà còn có các dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh khác cho doanh nghiệp. Do vậy, hãy liên hệ đăng ký sử dụng dịch vụ bổ sung ngành nghề, thay đổi đăng ký kinh doanh ngay nếu bạn gặp khó khăn khi làm thủ tục nhé!
– Nam Việt Luật quy tụ đội ngũ chuyên viên, luật sư được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, am hiểu về thủ tục thành lập công ty cũng như thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh nên có khả năng tư vấn chi tiết những vấn đề liên quan một cách chi tiết cho bạn. Không chỉ tư vấn miễn phí mọi thắc mắc liên quan, Nam Việt Luật còn hướng dẫn khách hàng cách chuẩn bị hồ sơ, thủ tục để thuận lợi thay đổi, bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh.
– Đặc biệt, khi nhận được ủy quyền, Nam Việt Luật sẽ thay khách hàng soạn thảo thủ tục, nộp hồ sơ và lấy kết quả để trả cho khách hàng một cách nhành chóng, để giúp công ty của bạn thuận lợi kinh doanh ngành nghề muốn bổ sung hay muốn thay đổi. Đến Nam Việt Luật, bạn sẽ được:
+ Tư vấn tận tình về ngành nghề, mã ngành kinh doanh
+ Nhân viên công ty Nam Việt Luật thực hiện toàn bộ thủ tục với cơ quan nhà nước liên quan tới thủ tục thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh
+ Thực hiện thủ tục công bố thông tin thay đổi đăng ký kinh doanh sau thay đổi, bổ sung ngành nghề cho khách hàng, thủ tục cần lưu ý sau thay đổi đăng ký kinh doanh cho khách hàng.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan về vấn đề bổ sung thêm mã ngành nghề sản xuất kim loại, vui lòng liên hệ đến Nam Việt Luật để được tư vấn chi tiết hơn.
NVL Legal Team – Đội ngũ chuyên gia pháp lý biên tập bài viết trên website namvietluat.vn với tinh thần cố gắng biên tập bài viết dựa trên các quy định có hiệu lực tại thời điểm đăng tải nhằm giúp độc giả có thể tiếp cận, tham khảo thông tin cơ bản. Tuy nhiên quy định pháp luật thường xuyên thay đổi, bài viết không tránh khỏi việc cập nhật không kịp thời, do đó thông tin chỉ có giá trị tham khảo, không phải là tuyên bố chính thức để làm căn cứ cho bất kỳ mục đích áp dụng trong thực tế. Nếu cần thông tin chính xác, vui lòng liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp.