Mã ngành 9000-Mã ngành hoạt động sáng tác,nghệ thuật,giải trí

Công ty của bạn đang muốn bổ sung thêm mã ngành nghề hoạt động giải trí nhưng lại không biết mã ngành nghề hoạt động giải trí ra sao? Hay thủ tục bổ sung ngành nghề cụ thể thế nào? Đừng lo lắng! Bài viết sau sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

I/ Mã ngành nghề hoạt động giải trí đầy đủ

Hiện nay, lĩnh vực hoạt động giải trí đang ngày càng phát triển và là một phần quan trọng trong cuộc sống của người dân, nhằm giải tỏa căng thẳng và giúp con người tái tạo nguồn năng lượng. Có thể kể đến một số hoạt động giải trí phổ biến như hoạt động ca nhạc, biểu diễn; các trò chơi trong nhà, ngoài trời; xem phim; sáng tác, nghệ thuật. Đối với những doanh nghiệp muốn bổ sung thêm mã ngành nghề hoạt động giải trí thì có thể tham khảo mã ngành nghề sau:

Nhóm mã ngành nghề giải trí: 900 – 9000 – 90000: Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí

* Nhóm này gồm: Hoạt động của các cơ sở và việc cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu về thưởng thức văn hóa và giải trí cho khách hàng. Nó bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, tham dự, việc trình diễn trực tiếp, các sự kiện hoặc các các cuộc triển lãm dành cho công chúng; việc cung cấp các kỹ năng nghệ thuật, kỹ năng sáng tác hoặc kỹ thuật cho việc sản xuất các sản phẩm nghệ thuật và các buổi trình diễn trực tiếp.

* Nhóm này cũng gồm:

– Tổ chức các buổi trình diễn kịch trực tiếp, các buổi hoà nhạc và opera hoặc các tác phẩm khiêu vũ và các tác phẩm sân khấu khác:

+ Hoạt động của các nhóm, gánh xiếc, hoặc các công ty, ban nhạc, dàn nhạc,

+ Hoạt động của các nghệ sỹ đơn lẻ như các tác giả, diễn viên, đạo diễn, nhà sản xuất, nhạc sỹ, nhà diễn thuyết, hùng biện hoặc dẫn chương trình, người thiết kế sân khấu và các chủ thầu, v.v..

+ Hoạt động của các nhà hát các phòng hoà nhạc và các cơ sở nghệ thuật khác,

+ Hoạt động của các nhà điêu khắc, hoạ sỹ, người vẽ tranh biếm hoạ, thợ chạm khắc, thợ khắc axit v.v..

+ Hoạt động của các nhà văn, cho mọi đối tượng bao gồm cả viết hư cấu và viết về kỹ thuật v.v..

+ Hoạt động của các nhà báo độc lập,

+ Phục chế các tác phẩm nghệ thuật như vẽ lại v.v….

– Hoạt động của các nhà sản xuất hoặc các nhà thầu về các sự kiện trình diễn nghệ thuật trực tiếp, có hoặc không có cơ sở.

Loại trừ:

– Phục hồi cửa sổ kính bị đổi màu được phân vào nhóm 23101 (Sản xuất thủy tinh phẳng và sản phẩm từ thủy tinh phẳng);

– Làm tượng, không phải nguồn gốc từ nghệ thuật được phân vào nhóm 23960 (Cắt tạo dáng và hoàn thiện đá);

– Phục chế đàn organ và các nhạc cụ lâu đời khác được phân vào nhóm 33190 (Sửa chữa thiết bị khác);

– Phục hồi lại các di tích và các công trình lịch sử được phân vào nhóm 41020 (Xây dựng nhà không để ở);

– Hoạt động sản xuất phim điện ảnh và phim video được phân vào nhóm 5911 (Hoạt động sản xuất phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình) và 59120 (Hoạt động hậu kỳ);

– Hoạt động của các rạp chiếu bóng được phân vào nhóm 5914 (Hoạt động chiếu phim);

– Hoạt động của các tổ chức hoặc các đại lý nghệ thuật hoặc sân khấu cá nhân được phân vào nhóm 74909 (Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác còn lại chưa được phân vào đâu);

– Hoạt động về bố trí, sắp xếp được phân vào nhóm 78100 (Hoạt động của các trung tâm, đại lý tư vấn, giới thiệu và môi giới lao động, việc làm);

– Hoạt động của các tổ chức bán vé được phân vào nhóm 79900 (Dịch vụ đặt chỗ và các dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch);

– Hoạt động của mọi loại bảo tàng được phân vào nhóm 91020 (Hoạt động bảo tồn, bảo tàng);

– Hoạt động thể thao, các trò tiêu khiển và giải trí được phân vào nhóm 93 (Hoạt động thể thao, vui chơi và giải trí);

– Phục chế đồ đạc trong nhà (trừ phục chế ở bảo tàng) được phân vào nhóm 95240 (Sửa chữa giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự).

Bổ sung thêm mã ngành nghề hoạt động giải trí

Bổ sung ngành nghề hoạt động giải trí cần nắm rõ mã ngành.

II/ Trình tự thực hiện thủ tục bổ sung thêm ngành nghề hoạt động giải trí

Để bổ sung ngành nghề hoạt động giải trí, doanh nghiệp làm thủ tục bổ sung ngành nghề theo trình tự sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bổ sung thêm mã ngành nghề hoạt động giải trí

Hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh cần chuẩn bị sẽ gồm các thành phần như sau :

+ Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp về bổ sung thêm mã ngành nghề hoạt động giải trí.

+ Quyết định về việc bổ sung thêm mã ngành nghề hoạt động giải trí.

+ Biên bản họp về việc bổ sung thêm mã ngành nghề hoạt động giải trí, nghệ thuật.

+ Văn bản ủy quyền cho cá nhận thực hiện nộp và nhận kết quả hồ sơ.

Bước 2: Nộp hồ sơ và chờ nhận kết quả bổ sung thêm mã ngành nghề hoạt động giải trí

– Doanh nghiệp nộp hồ sơ thay đổi, bổ sung thêm mã ngành nghề giải trí như trên đến Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Và nhận kết quả sau 3 ngày làm việc

– Doanh nghiệp sẽ được Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Trong đó sẽ thể hiện các nội dung đăng ký kinh doanh mới nhất của doanh nghiệp bao gồm cả các ngành nghề kinh doanh mới bổ sung.

Bước 3 : Đăng bố cáo thông tin thay đổi của doanh nghiệp

– Doanh nghiệp sau khi hoàn tất thủ tục thay đổi, bổ sung thêm mã ngành nghề giải trí thì phải công bố thông tin thay đổi của doanh nghiệp trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

– Hiện nay khi doanh nghiệp nộp hồ sơ, để thuận tiện Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thu lệ phí đăng bố cáo và sẽ công bố thông tin thay đổi của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sau khi thông tin được thay đổi. Doanh nghiệp không cần thiết đăng thông tin trên báo giấy như trước nữa. 

III/ Quy định cụ thể về việc thông báo bổ sung ngành nghề kinh doanh

– Theo quy của Luật Doanh nghiệp thì khi thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục công bố công khai trên Cổng thông tin quốc gia. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới công ty phải thực hiện công bố nội dung đăng ký kinh doanh mới theo đúng quy định.

– Trừ việc thay đổi địa điểm kinh doanh, chi nhánh công ty, văn phòng đại diện của công ty thì không phải thực hiện thủ tục công bố thông tin trên Cổng thông tin quốc gia. Còn việc bổ sung ngành nghề kinh doanh chắc chắn phải thực hiện thủ tục này.

– Cụ thể về vấn đề này Điều 49 của nghị định 78/NĐ-CP/2015 hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp, quy định cụ thể như sau:

Điều 49. Thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh

– 1. Trường hợp bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh, doanh nghiệp gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký. Nội dung Thông báo bao gồm:

+ a) Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế);

+ b) Ngành, nghề đăng ký bổ sung hoặc thay đổi;

+ c) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp,

      Kèm theo Thông báo phải có Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh. Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty.

 – 2. Khi nhận Thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, bổ sung, thay đổi thông tin về ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

 – 3. Trường hợp hồ sơ thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc.

 – 4. Doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh với Phòng Đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có thay đổi. Trường hợp có thay đổi mà doanh nghiệp không thông báo thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

>>Chú ý:

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải gửi thông tin bổ sung ngành nghề kinh doanh cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý lao động, cơ quan thống kê, cơ quan bảo hiểm xã hội;

– Định kỳ Cơ quan đăng ký kinh doanh phải gửi thông tin đăng ký doanh nghiệp và thông tin bổ sung ngành nghề kinh doanh cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cùng cấp, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố – nơi công ty, doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

– Các tổ chức, cá nhân có quyền đề nghị Cơ quan đăng ký kinh doanh cung cấp các thông tin mà công ty phải công khai theo quy định của pháp luật.

IV/ Dịch vụ bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh của Nam Việt Luật

– Nam Việt Luật quy tụ đội ngũ chuyên viên, luật sư được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, am hiểu về thủ tục thành lập công ty cũng như thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh nên có khả năng tư vấn chi tiết những vấn đề liên quan một cách chi tiết cho bạn. Không chỉ tư vấn miễn phí mọi thắc mắc liên quan, Nam Việt Luật còn hướng dẫn khách hàng cách chuẩn bị hồ sơ, thủ tục để thuận lợi thay đổi, bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh.

– Đặc biệt, khi nhận được ủy quyền, Nam Việt Luật sẽ thay khách hàng soạn thảo thủ tục, nộp hồ sơ và lấy kết quả để trả cho khách hàng một cách nhành chóng, để giúp công ty của bạn thuận lợi kinh doanh ngành nghề muốn bổ sung hay muốn thay đổi. Đến Nam Việt Luật, bạn sẽ được:

+ Tư vấn tận tình về ngành nghề, mã ngành kinh doanh

+ Nhân viên công ty Nam Việt Luật thực hiện toàn bộ thủ tục với cơ quan nhà nước liên quan tới thủ tục thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh

+ Thực hiện thủ tục công bố thông tin thay đổi đăng ký kinh doanh sau thay đổi, bổ sung ngành nghề cho khách hàng, thủ tục cần lưu ý sau thay đổi đăng ký kinh doanh cho khách hàng

– Công ty Nam Việt Luật chúng tôi không những cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh mà còn có các dịch thay đổi đăng ký kinh doanh khác như thay đổi tên công ty, thay đổi địa chỉ trụ sở chính, thay đổi đại diện pháp luật, thay đổi chủ sở hữu, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, thay đổi thành viên hoặc cổ đông công ty, tăng vốn điều lệ, thay đổi cơ cấu ti lệ góp vốn… Nên để được tư vấn, hướng dẫn chi tiết hơn về thủ tục bổ sung ngành nghề bạn hãy liên hệ ngay đến Nam Việt Luật để được hỗ trợ.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về việc bổ sung ngành nghề hoạt động giải trí, vui lòng liên hệ đến Nam Việt Luật để nhận tư vấn chi tiết hơn.

Bài viết liên quan khác
0778000555
0782222229
button