Mã ngành 1030-Mã ngành nghề chế biến, bảo quản rau quả là bao nhiêu? Rau, trái cây, củ là thực vật sống, rất dễ hư hỏng do ánh nắng mặt trời, do vi sinh vật, do chính các men trong cơ thể nó. Muốn cho chúng không biến chất, giảm chất lượng phải tuân thủ rất nghiêm ngặt các quy trình. Bảo quản rau, trái cây, củ đúng cách đồng thời cũng là cách chế biến: biến chúng từ dạng khó tiêu thành dạng dễ tiêu, dạng thô thành dạng tinh. Điều này đã dẫn đến việc làm giảm năng suất và chất lượng rau quả thu hoạch được. Hiện nay do chất lượng cuộc sống của người dân càng ngày tăng cao, nhu cầu sử dụng rau quả chất lượng khiến nhiều doanh nghiệp nhận thấy được tiềm năng, lợi nhuận từ việc kinh doanh chế biến, bảo quản rau quả đã bắt đầu thành lập công ty. Đối với các doanh nghiệp nào muốn thực hiện kinh doanh ngành nghề này chỉ cần thực hiện bổ sung thêm mã ngành nghề chế biến, bảo quản rau quả để xin giấy phép kinh doanh.
Sau đây công ty Nam Việt Luật xin chia sẻ một số thông tin thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh được áp dụng theo luật hiện hành mới mới nhất!
103 – 1030: Chế biến và bảo quản rau quả
10301: Sản xuất nước ép từ rau quả
Nhóm này gồm:
Sản xuất nước ép không cô đặc từ các loại rau và quả, không lên men và không chứa cồn.
– Sản xuất nước ép hỗn hợp từ rau và quả.
10309: Chế biến và bảo quản rau quả khác
Nhóm này gồm:
– Chế biến thực phẩm chủ yếu là rau quả, trừ các thức ăn đã chế biến sẵn để lạnh;
– Bảo quản rau, quả, hạt bằng phương pháp đông lạnh, sấy khô, ngâm dầu,…
– Chế biến thức ăn từ rau quả;
– Chế biến mứt rau quả;
– Chế biến mứt sệt, mứt đóng khuôn và mứt dạng nước (thạch hoa quả);
– Chế biến và bảo quản khoai tây như: chế biến khoai tây làm lạnh; chế biến khoai tây nghiền làm khô; chế biến khoai tây rán; chế biến khoai tây giòn và chế biến bột khoai tây;
– Rang các loại hạt;
– Chế biến thức ăn từ hạt và thức ăn sệt.
Nhóm này cũng gồm:
– Bóc vỏ khoai tây;
– Bóc vỏ hạt điều, bóc vỏ đậu phộng;
– Sản xuất giá sống;
– Chế biến các thực phẩm cô đặc từ rau quả tươi;
– Sản xuất thực phẩm từ rau quả dễ hỏng làm sẵn như: sa lát, rau đã cắt hoặc gọt, đậu để đông.
Loại trừ:
– Chế biến bột hoặc thức ăn từ hạt khô được phân vào nhóm 1061 (Xay xát và sản xuất bột thô);
– Bảo quản quả và hạt trong đường được phân vào nhóm 10730 (Sản xuất ca cao, sôcôla và mứt kẹo);
– Sản xuất các phần ăn sẵn từ rau được phân vào nhóm 10759 (Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn khác);
– Sản xuất các thực phẩm cô đặc nhân tạo được phân vào nhóm 10790 (Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu).
Quy trình thực hiện thủ tục bổ sung thêm mã ngành nghề chế biến, bảo quản rau quả:
Bước 1: Chuẩn bị, soạn thảo hồ sơ bổ sung thêm mã ngành nghề chế biến, bảo quản rau quả:
Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Thông báo thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh
+ Biên bản họp và Bản sao hợp lệ của Đại hội đồng cổ đông công ty Cổ phần/ Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên/ Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên về việc thay đổi, bổ sung thêm mã ngành nghề chế biến , bảo quản rau quả
+ Quyết định của Đại hội đồng cổ đông công ty Cổ phần/ Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên/ Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên về việc thay đổi, bổ sung thêm mã ngành nghề chế biến, bảo quản rau quả
+ Giấy ủy quyền và CMND/CCCD của người nộp hồ sơ (đối với trường hợp người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không tự mình thực hiện hồ sơ)
Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ bổ sung thêm mã ngành nghề chế biến, bảo quản rau quả tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
+ Thời gian tiếp nhận hồ sơ thay đổi đăng ký, bổ sung ngành nghề tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần( Riêng thứ Bảy chỉ làm việc vào buổi sáng)
+ Trường hợp hồ sơ thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc
+ Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ hoặc đăng ký nhận kết quả tại địa chỉ thông qua doanh nghiệp trả kết quả qua Bưu điện.
Bước 3: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp bổ sung thêm mã ngành nghề chế biến, bảo quản rau quả
Doanh nghiệp sau khi hoàn tất thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề hoạt động dịch vụ lâm nghiệp thì phải công bố thông tin thay đổi của doanh nghiệp trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Hiện nay khi doanh nghiệp nộp hồ sơ, để thuận tiện Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thu lệ phí đăng bố cáo và sẽ công bố thông tin thay đổi của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sau khi thông tin được thay đổi. Doanh nghiệp không cần thiết đăng thông tin trên báo giấy như trước nữa.

NVL Legal – Chuyên gia pháp lý biên tập bài viết website nhằm giúp độc giả có thể tiếp cận, tham khảo thông tin ở mức độ cơ bản. Tuy nhiên, quy định pháp luật thường xuyên thay đổi, tại thời điểm đăng tải bài viết không tránh khỏi việc cập nhật chưa kịp thời, do đó thông tin chỉ có giá trị tham khảo, chưa là căn cứ đầy đủ để áp dụng trong thực tế. Nếu cần thêm thông tin chính xác, bạn vui lòng liên hệ NVL để được hỗ trợ.